Vay tiền tiêu dùng tín chấp có bị xử theo luật rừng?
Đăng lúc: Thứ năm - 11/10/2018 14:54 - Người đăng bài viết: Luật Bách Dương
Vay mượn tài sản là quan hệ phổ biến trong xã hội, có thể khi đến hạn trả nợ người vay nợ không có khả năng trả thì người cho vay cũng cần hành xử theo đúng quy định của pháp luật để tránh những hậu quả đáng tiếc
Vay tiền tiêu dùng tín chấp có bị xử theo luật rừng?
Xin chào luật sư! Hiện tại em trai tôi có vay một công ty tài chính khoản tiền là 30 triệu thời hạn vay 24 tháng, tính cả gốc cả lãi là 55 triệu đồng đã đóng được 13 tháng rồi mà tới tháng 14 thì gia đình có chuyện trễ 10 ngay mà bên Công ty tài chính đó gọi điện liên tục...rồi nhắn tin : "không trả tiền thì trả máu, không nói nhiều... chào thân ái" rồi yêu cầu có mặt tại nhà để công an bắt tạm giam và có thể bị ra tòa đi tù từ 3-7 năm.
Hiện tại em tôi rất hoang mang không biết có bị trả máu không xin lời tư vấn từ luật sư..
Xin cảm ơn
Trả lời
Theo thông tin bạn cung cấp thì rõ ràng đây là quan hệ về Hợp đồng vay tài sản – vay tiền với hình thức là vay tín chấp – vay không có tài sản thế chấp. Việc ký hợp đồng vay trong trường hợp này chủ yêu căn cứ thu nhập, khả năng trả nợ của người vay mà ngân hàng hoặc các công ty cho thuê tài chính sẽ quyết định số lượng tiền cho vay.
Đây là hợp đồng vay tài sản, ngân hàng đã giải ngân – đã cho bạn vay đủ số tiền 30 triệu theo nguyện vọng của em, thì em sẽ có nghĩa vụ trả nợ gốc và lãi theo thỏa thuận tại hợp đồng tín dụng. Nghĩa vụ của người vay được quy định tại Điều 466 Bộ luật Dân sự năm 2015 như sau:
“1. Bên vay tài sản là tiền thì phải trả đủ tiền khi đến hạn; nếu tài sản là vật thì phải trả vật cùng loại đúng số lượng, chất lượng, trừ trường hợp có thoả thuận khác.
2. Trường hợp bên vay không thể trả vật thì có thể trả bằng tiền theo trị giá của vật đã vay tại địa điểm và thời điểm trả nợ, nếu được bên cho vay đồng ý.
3. Địa điểm trả nợ là nơi cư trú hoặc nơi đặt trụ sở của bên cho vay, trừ trường hợp có thoả thuận khác.
4. Trường hợp vay không có lãi mà khi đến hạn bên vay không trả nợ hoặc trả không đầy đủ thì bên cho vay có quyền yêu cầu trả tiền lãi với mức lãi suất theo quy định tại khoản 2 Điều 468 của Bộ luật này trên số tiền chậm trả tương ứng với thời gian chậm trả, trừ trường hợp có thoả thuận khác hoặc luật có quy định khác.
5. Trường hợp vay có lãi mà khi đến hạn bên vay không trả hoặc trả không đầy đủ thì bên vay phải trả lãi như sau:
a) Lãi trên nợ gốc theo lãi suất thỏa thuận trong hợp đồng tương ứng với thời hạn vay mà đến hạn chưa trả; trường hợp chậm trả thì còn phải trả lãi theo mức lãi suất quy định tại khoản 2 Điều 468 của Bộ luật này;
b) Lãi trên nợ gốc quá hạn chưa trả bằng 150% lãi suất vay theo hợp đồng tương ứng với thời gian chậm trả, trừ trường hợp có thoả thuận khác”.
Do bạn đã không hoàn thành nghĩa vụ của mình – bởi bạn bị mất việc làm nên trước hết bạn và phía ngân hàng cần thương lượng bàn phương án giải quyết sự việc. trường hợp không thống nhất được phương án trả nợ thì phía Ngân hàng có quyền khởi kiện bạn tại tòa án có thẩm quyền để buộc bạn phải trả số nợ.
Đây là quan hệ vay tài sản – một trong các quan hệ dân sự phổ biến nên trước hết phải giải quyết theo thủ tục dân sự. Tuy nhiên nếu thuộc các trường hợp quy định tại Điều 175 Bộ luật Hình sự năm 2015 Về tội Lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản: “ a) Vay, mượn, thuê tài sản của người khác hoặc nhận được tài sản của người khác bằng hình thức hợp đồng rồi dùng thủ đoạn gian dối hoặc bỏ trốn để chiếm đoạt tài sản đó hoặc đến thời hạn trả lại tài sản mặc dù có điều kiện, khả năng nhưng cố tình không trả;
b) Vay, mượn, thuê tài sản của người khác hoặc nhận được tài sản của người khác bằng hình thức hợp đồng và đã sử dụng tài sản đó vào mục đích bất hợp pháp dẫn đến không có khả năng trả lại tài sản”.
Với số tiền từ 4 triệu đồng đến năm mươi triệu đồng thì khi bị kết luận là có tội án phạt sẽ được áp dụng theo khoản 1 với hình phạt có thể là cải tạo không giam giữ hoặc phạt tù đến 03 năm hoặc phạt tù từ 06 tháng đến 03 năm.
Bên cạnh đó khoản 2, Điều 175 quy định:
“Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 02 năm đến 07 năm:
a) Có tổ chức;
b) Có tính chất chuyên nghiệp;
c) Chiếm đoạt tài sản trị giá từ 50.000.000 đồng đến dưới 200.000.000 đồng;
d) Lợi dụng chức vụ, quyền hạn hoặc lợi dụng danh nghĩa cơ quan, tổ chức;
đ) Dùng thủ đoạn xảo quyệt;
e) Gây ảnh hưởng xấu đến an ninh, trật tự, an toàn xã hội;
g) Tái phạm nguy hiểm”.
Việc Công ty tài chính có tin nhắn và đe dọa cũng như các yêu cầu phải có mặt ở nhà để công an bắt.... là các hành vi vi phạm pháp luật, bạn và em mình có thể tố cáo sự việc đến cơ quan công an để buộc Công ty tài chính đó chấm dứt hành vi đe dọa.
Đó là nội dung chúng tôi có thể tư vấn cho bạn, nếu còn vướng mắc bạn có thể tiếp tục gửi thông tin cho chúng tôi hoặc liên hệ trực tiếp với chúng tôi để nhận được sự tư vấn chi tiết của luật sư.
Xin chào luật sư! Hiện tại em trai tôi có vay một công ty tài chính khoản tiền là 30 triệu thời hạn vay 24 tháng, tính cả gốc cả lãi là 55 triệu đồng đã đóng được 13 tháng rồi mà tới tháng 14 thì gia đình có chuyện trễ 10 ngay mà bên Công ty tài chính đó gọi điện liên tục...rồi nhắn tin : "không trả tiền thì trả máu, không nói nhiều... chào thân ái" rồi yêu cầu có mặt tại nhà để công an bắt tạm giam và có thể bị ra tòa đi tù từ 3-7 năm.
Hiện tại em tôi rất hoang mang không biết có bị trả máu không xin lời tư vấn từ luật sư..
Xin cảm ơn
Trả lời
Theo thông tin bạn cung cấp thì rõ ràng đây là quan hệ về Hợp đồng vay tài sản – vay tiền với hình thức là vay tín chấp – vay không có tài sản thế chấp. Việc ký hợp đồng vay trong trường hợp này chủ yêu căn cứ thu nhập, khả năng trả nợ của người vay mà ngân hàng hoặc các công ty cho thuê tài chính sẽ quyết định số lượng tiền cho vay.
Đây là hợp đồng vay tài sản, ngân hàng đã giải ngân – đã cho bạn vay đủ số tiền 30 triệu theo nguyện vọng của em, thì em sẽ có nghĩa vụ trả nợ gốc và lãi theo thỏa thuận tại hợp đồng tín dụng. Nghĩa vụ của người vay được quy định tại Điều 466 Bộ luật Dân sự năm 2015 như sau:
“1. Bên vay tài sản là tiền thì phải trả đủ tiền khi đến hạn; nếu tài sản là vật thì phải trả vật cùng loại đúng số lượng, chất lượng, trừ trường hợp có thoả thuận khác.
2. Trường hợp bên vay không thể trả vật thì có thể trả bằng tiền theo trị giá của vật đã vay tại địa điểm và thời điểm trả nợ, nếu được bên cho vay đồng ý.
3. Địa điểm trả nợ là nơi cư trú hoặc nơi đặt trụ sở của bên cho vay, trừ trường hợp có thoả thuận khác.
4. Trường hợp vay không có lãi mà khi đến hạn bên vay không trả nợ hoặc trả không đầy đủ thì bên cho vay có quyền yêu cầu trả tiền lãi với mức lãi suất theo quy định tại khoản 2 Điều 468 của Bộ luật này trên số tiền chậm trả tương ứng với thời gian chậm trả, trừ trường hợp có thoả thuận khác hoặc luật có quy định khác.
5. Trường hợp vay có lãi mà khi đến hạn bên vay không trả hoặc trả không đầy đủ thì bên vay phải trả lãi như sau:
a) Lãi trên nợ gốc theo lãi suất thỏa thuận trong hợp đồng tương ứng với thời hạn vay mà đến hạn chưa trả; trường hợp chậm trả thì còn phải trả lãi theo mức lãi suất quy định tại khoản 2 Điều 468 của Bộ luật này;
b) Lãi trên nợ gốc quá hạn chưa trả bằng 150% lãi suất vay theo hợp đồng tương ứng với thời gian chậm trả, trừ trường hợp có thoả thuận khác”.
Do bạn đã không hoàn thành nghĩa vụ của mình – bởi bạn bị mất việc làm nên trước hết bạn và phía ngân hàng cần thương lượng bàn phương án giải quyết sự việc. trường hợp không thống nhất được phương án trả nợ thì phía Ngân hàng có quyền khởi kiện bạn tại tòa án có thẩm quyền để buộc bạn phải trả số nợ.
Đây là quan hệ vay tài sản – một trong các quan hệ dân sự phổ biến nên trước hết phải giải quyết theo thủ tục dân sự. Tuy nhiên nếu thuộc các trường hợp quy định tại Điều 175 Bộ luật Hình sự năm 2015 Về tội Lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản: “ a) Vay, mượn, thuê tài sản của người khác hoặc nhận được tài sản của người khác bằng hình thức hợp đồng rồi dùng thủ đoạn gian dối hoặc bỏ trốn để chiếm đoạt tài sản đó hoặc đến thời hạn trả lại tài sản mặc dù có điều kiện, khả năng nhưng cố tình không trả;
b) Vay, mượn, thuê tài sản của người khác hoặc nhận được tài sản của người khác bằng hình thức hợp đồng và đã sử dụng tài sản đó vào mục đích bất hợp pháp dẫn đến không có khả năng trả lại tài sản”.
Với số tiền từ 4 triệu đồng đến năm mươi triệu đồng thì khi bị kết luận là có tội án phạt sẽ được áp dụng theo khoản 1 với hình phạt có thể là cải tạo không giam giữ hoặc phạt tù đến 03 năm hoặc phạt tù từ 06 tháng đến 03 năm.
Bên cạnh đó khoản 2, Điều 175 quy định:
“Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 02 năm đến 07 năm:
a) Có tổ chức;
b) Có tính chất chuyên nghiệp;
c) Chiếm đoạt tài sản trị giá từ 50.000.000 đồng đến dưới 200.000.000 đồng;
d) Lợi dụng chức vụ, quyền hạn hoặc lợi dụng danh nghĩa cơ quan, tổ chức;
đ) Dùng thủ đoạn xảo quyệt;
e) Gây ảnh hưởng xấu đến an ninh, trật tự, an toàn xã hội;
g) Tái phạm nguy hiểm”.
Việc Công ty tài chính có tin nhắn và đe dọa cũng như các yêu cầu phải có mặt ở nhà để công an bắt.... là các hành vi vi phạm pháp luật, bạn và em mình có thể tố cáo sự việc đến cơ quan công an để buộc Công ty tài chính đó chấm dứt hành vi đe dọa.
Đó là nội dung chúng tôi có thể tư vấn cho bạn, nếu còn vướng mắc bạn có thể tiếp tục gửi thông tin cho chúng tôi hoặc liên hệ trực tiếp với chúng tôi để nhận được sự tư vấn chi tiết của luật sư.
HÃY GỌI 1900 6280
ĐỂ NGHE LUẬT SƯ TƯ VẤN
Nội dung tư vấn trên website chỉ mang tính tham khảo, cần Luật sư tư vấn chi tiết quý khách vui lòng gọi 1900 6280
Những tin mới hơn
- Thủ tục thụ lý vụ án dân sự (28/04/2020)
- Luật sư tư vấn qua điện thoại 0969 829 782 (01/04/2020)
- Cách chuyển tên chính chủ căn hộ (15/12/2018)
- Mẹ chồng mượn tiền công ty tài chính con dâu có phải trả nợ không? (11/10/2018)
Những tin cũ hơn
- Người dưới 18 tuổi gây tai nạn giao thông và không gây hậu quả có bị xử lý không? (18/09/2018)
- Di chúc như thế nào được coi là có giá trị pháp lý và hợp pháp? (18/09/2018)
- Trường hợp sa thải lao động nước ngoài tự ý bỏ việc trong giờ làm việc (09/08/2018)
- Ly hôn và quyền nuôi con sau ly hôn? (30/07/2018)
- Thẩm quyền, trình tự giải quyết tranh chấp lao động tập thể? (30/07/2018)
- Sau khi Tòa án trả hồ sơ điều tra bổ sung vụ án hình sự, vụ án sẽ giải quyết thế nào? (30/07/2018)
- Điều kiện, trình tự, thủ tục thành lập Hiệp hội được thực hiện thế nào? (30/07/2018)
- Đánh bạc bị bắt lần hai thì bị xử phạt thế nào? (30/07/2018)
- Chấm dứt hợp đồng với lao động nữ nghỉ thai sản có hợp pháp không? (30/07/2018)
- Lấy lại tiền từ người lừa đảo chiếm đoạt tài sản bằng cách nào? (30/07/2018)
Trước hết Công ty Luật Bách Dương xin gửi tới quý khách hàng lời chào trân trọng nhất!Với khẩu hiệu "An toàn pháp lý - Nền tảng thành công!" Trong quá trình hoạt động chúng tôi đã nhận được nhiều sự tin tưởng từ các quý khách hàng trên phạm vi cả nước. Tuy nhiên một số thông tin chi tiết và các loại hình dịch vụ pháp lý được Công ty chúng tôi cung cấp thì không phải khách hàng nào cũng biết đến,...
Chi tiết
Luật sửa đổi bổ sụng, một số điều của Bộ luật Hình sự năm 1999, được ban hành năm 2009 nhằm sửa đổi, bổ sung bà bãi bỏ một số điều của Bộ luật Hình sự năm 1999 cho phù hợp với thực tiễn phát triển của xã hội và xu thế hội nhập...
Mẫu Văn Bản
-
Đơn thay đổi ý kiến không đồng ý với kết quả hòa giải của tòa án
-
Mẫu Đơn khởi kiện Đòi tiền đặt cọc thuê nhà
-
Đơn xin ly hôn thuận tình có yếu tố nước ngoài
-
Đơn kiện đòi tiền nợ theo hợp đồng
-
Đơn kiện đòi tài sản và quyền kinh doanh theo giấy phép
-
Đơn kiện đòi tài sản đã cho mượn.
-
Đơn kiện đòi quyền sử dụng đất
-
Đơn kiện đòi nợ theo xác nhận công nợ
-
Đơn kiện đòi lại di sản thừa kế
-
Đơn đề nghị công nhận quyền sử dụng đất và tài sản gắn liền với đất