Tranh chấp quyền nuôi con khi chung sống nhau không đăng ký kết hôn
Đăng lúc: Thứ sáu - 11/05/2018 02:16 - Người đăng bài viết: Vũ Văn Toàn
Tranh chấp quyền nuôi con khi chung sống nhau không đăng ký kết hôn. Không đăng ký kết hôn, có con 15 tháng tuổi, giấy khai sinh có cả tên cha lẫn mẹ. Bây giờ ly hôn, hai bên tranh chấp đòi nuôi con. Mẹ muốn được quyền nuôi con phải làm như thế nào? cần có giấy tờ pháp lí nào để tránh người cha đòi bắt con gây tranh chấp sau này? Hiện tại tôi mới xin được việc làm cho 1 công ty và cháu từ khi 2 tháng đã ở bên ngoại, hoàn toàn do gia đình tôi chăm sóc, hàng xóm đều biết. Còn bên nội ông bà đã già, lại có quán ăn, bận rộn sáng tối. Chồng tôi là con một chỉ biết ăn chơi lêu lỏng, không có việc làm, lại thường xuyên chơi các chất kích thích, mỗi ngày chỉ lên đưa cháu đi chơi 1 tiếng là trả về. Thỉnh thoảng có mua sữa, tã gọi là trách nhiệm nhưng cũng chẳng được bao nhiêu. Nói chung là nhà tôi ngoài ông bà ngoại còn có thêm dì cháu ở nhà suốt chăm sóc phụ nên không biết nếu ra tòa thì cần phải có gì để chứng minh điều này? Xin chân thành cảm ơn sự giúp đỡ của luật sư rất nhiều ạ.
Theo qui định của pháp luật, chỉ khi nào có đăng ký và được cấp Giấy chứng nhận kết hôn thì mới được xem là vợ chồng. Và cũng chỉ từ khi đó, hai người mới phát sinh quan hệ vợ chồng, phát sinh quyền, nghĩa vụ của vợ, chồng – liên quan đến các vấn đề về tài sản, nhân thân, con cái …
Như vậy, tuy chị nói là đã có chồng, là “chồng tôi”, nhưng giữa hai người chưa có Giấy chứng nhận kết hôn nên về mặt pháp lý, không ai thừa nhận hai người là vợ chồng cả. Mà đã không phải là vợ chồng thì cũng không cần phải ly hôn (để chấm dứt quan hệ vợ chồng). Hay nói cách khác, chừng nào hai người còn chưa đăng ký kết hôn thì sẽ không xảy ra việc phải ra tòa ly hôn – như chị đã âu lo.
Tuy vậy, do hai người đã có con chung, trong giấy khai sinh của bé lại ghi rõ tên cha, mẹ, nên xem như đã phát sinh mối quan hệ pháp lý giữa cha mẹ và con cái. Nói một cách nôm na, là cha mẹ phải có trách nhiệm nuôi dạy con cho đến ngày khôn lớn. Và do vậy, khả năng tranh chấp về quyền nuôi con giữa hai bên cũng có thể xảy ra. Lúc này sẽ gọi là vụ án “giành quyền nuôi con” chứ không phải là vụ án ly hôn. Tuy nhiên, tôi cho rằng khả năng này trước mắt là thấp, vì một người cha như vậy có lẽ cũng không thực sự thương yêu con hoặc ít nhất là không có được đầy đủ trách nhiệm làm cha của mình. Mà như vậy, thì người cha có lẽ cũng sẽ không muốn tranh giành quyền nuôi con.
Trong bối cảnh hiện nay, chị là người đã và đang trực tiếp nuôi con, người cha thì lại “lêu lổng”, nghề nghiệp không có - nên chị có nhiều “lợi thế” hơn trong việc giành quyền nuôi con – nếu xảy ra tranh chấp.
Về việc chị hỏi “có gì để chứng minh” khi muốn giành quyền nuôi con, thì không gì tốt hơn là chứng minh mình có tình thương và trách nhiệm với con, điều kiện công việc, thu nhập ổn định, có chỗ ở thuận tiện, được sự ủng hộ, yêu thương của gia đình, mong muốn một tương lai tốt đẹp cho con. Chị cũng nên xem thêm những câu hỏi có nội dung gần giống với chị đã được trả lời trên website
Tôi chúc và tin rằng chị sẽ luôn là một người mẹ tốt, hết lòng vì con. Thân mến.
Như vậy, tuy chị nói là đã có chồng, là “chồng tôi”, nhưng giữa hai người chưa có Giấy chứng nhận kết hôn nên về mặt pháp lý, không ai thừa nhận hai người là vợ chồng cả. Mà đã không phải là vợ chồng thì cũng không cần phải ly hôn (để chấm dứt quan hệ vợ chồng). Hay nói cách khác, chừng nào hai người còn chưa đăng ký kết hôn thì sẽ không xảy ra việc phải ra tòa ly hôn – như chị đã âu lo.
Tuy vậy, do hai người đã có con chung, trong giấy khai sinh của bé lại ghi rõ tên cha, mẹ, nên xem như đã phát sinh mối quan hệ pháp lý giữa cha mẹ và con cái. Nói một cách nôm na, là cha mẹ phải có trách nhiệm nuôi dạy con cho đến ngày khôn lớn. Và do vậy, khả năng tranh chấp về quyền nuôi con giữa hai bên cũng có thể xảy ra. Lúc này sẽ gọi là vụ án “giành quyền nuôi con” chứ không phải là vụ án ly hôn. Tuy nhiên, tôi cho rằng khả năng này trước mắt là thấp, vì một người cha như vậy có lẽ cũng không thực sự thương yêu con hoặc ít nhất là không có được đầy đủ trách nhiệm làm cha của mình. Mà như vậy, thì người cha có lẽ cũng sẽ không muốn tranh giành quyền nuôi con.
Trong bối cảnh hiện nay, chị là người đã và đang trực tiếp nuôi con, người cha thì lại “lêu lổng”, nghề nghiệp không có - nên chị có nhiều “lợi thế” hơn trong việc giành quyền nuôi con – nếu xảy ra tranh chấp.
Về việc chị hỏi “có gì để chứng minh” khi muốn giành quyền nuôi con, thì không gì tốt hơn là chứng minh mình có tình thương và trách nhiệm với con, điều kiện công việc, thu nhập ổn định, có chỗ ở thuận tiện, được sự ủng hộ, yêu thương của gia đình, mong muốn một tương lai tốt đẹp cho con. Chị cũng nên xem thêm những câu hỏi có nội dung gần giống với chị đã được trả lời trên website
Tôi chúc và tin rằng chị sẽ luôn là một người mẹ tốt, hết lòng vì con. Thân mến.
HÃY GỌI 1900 6280
ĐỂ NGHE LUẬT SƯ TƯ VẤN
Nội dung tư vấn trên website chỉ mang tính tham khảo, cần Luật sư tư vấn chi tiết quý khách vui lòng gọi 1900 6280
Những tin mới hơn
- Ly hôn ở Việt Nam trong khi kết hôn ở nước ngoài vừa mới sinh con có được không (11/05/2018)
- Con ngoài giá thú được mang họ của cha hay không (11/05/2018)
- Ly hôn trong hoàn cảnh giấy tờ bị chồng giữ không cho và nhắn tin đe dọa (11/05/2018)
- Có phạm tội hiếp dâm không khi giao cấu nhầm người (11/05/2018)
- Bị cho thôi việc có phải bồi thường chi phí đào tạo không (11/05/2018)
- Hủy hôn nhân trái pháp luật với người nước ngoài do kết hôn trước khi ly hôn (11/05/2018)
- Chứng minh bằng chứng cứ để xác định không phải là con cần làm thế nào? (11/05/2018)
- Ngân hàng có được toàn quyền bán đấu giá ngôi nhà được thế chấp không (11/05/2018)
- Được xóa án tích có coi như chưa từng phạm tội không (11/05/2018)
- Giấy khai sinh của con ngoài giá thú với con trong giá thú khác nhau thế nào? (11/05/2018)
Những tin cũ hơn
- Giải quyết khoản nợ chung của vợ chồng trong thời ký hôn nhân khi ly hôn (11/05/2018)
- Chồng việt kiều Mỹ về Việt nam cưới thêm vợ 2 thì phải làm thế nào? (11/05/2018)
- Không cho người cha nhận con sau khi ly hôn vì đòi xác định ADN có được không? (10/05/2018)
- Tòa án chấp nhận người vợ được quyền nuôi con nhờ xin được hợp đồng lao động khống? (10/05/2018)
- Muốn được nuôi con khi bị đuổi khỏi nhà chồng chưa kết hôn thì phải làm sao? (10/05/2018)
- Tài sản riêng có trước khi kết hôn được xác định chứng minh bằng cách nào? (10/05/2018)
- Ly hôn với một bên lẩn tránh hiện không rõ đang cư trú ở đâu (10/05/2018)
- Chồng đơn phương ly hôn trong khi vợ vẫn yêu thương mà không ly hôn? (10/05/2018)
- Nhờ luật sư bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp trong vụ án ly hôn (10/05/2018)
- Phân chia tài sản sau ly hôn đã có thỏa thuận riêng và bản án của tòa án (10/05/2018)
Trước hết Công ty Luật Bách Dương xin gửi tới quý khách hàng lời chào trân trọng nhất!Với khẩu hiệu "An toàn pháp lý - Nền tảng thành công!" Trong quá trình hoạt động chúng tôi đã nhận được nhiều sự tin tưởng từ các quý khách hàng trên phạm vi cả nước. Tuy nhiên một số thông tin chi tiết và các loại hình dịch vụ pháp lý được Công ty chúng tôi cung cấp thì không phải khách hàng nào cũng biết đến,...
Chi tiết
“Đánh bạc trái phép” là hành vi đánh bạc được thực hiện dưới bất kỳ hình thức nào với mục đích được thua bằng tiền hay hiện vật mà không được cơ quan nhà nước có thẩm quyền cho phép hoặc được cơ quan nhà nước có thẩm quyền cho...
Mẫu Văn Bản
-
Đơn thay đổi ý kiến không đồng ý với kết quả hòa giải của tòa án
-
Mẫu Đơn khởi kiện Đòi tiền đặt cọc thuê nhà
-
Đơn xin ly hôn thuận tình có yếu tố nước ngoài
-
Đơn kiện đòi tiền nợ theo hợp đồng
-
Đơn kiện đòi tài sản và quyền kinh doanh theo giấy phép
-
Đơn kiện đòi tài sản đã cho mượn.
-
Đơn kiện đòi quyền sử dụng đất
-
Đơn kiện đòi nợ theo xác nhận công nợ
-
Đơn kiện đòi lại di sản thừa kế
-
Đơn đề nghị công nhận quyền sử dụng đất và tài sản gắn liền với đất