Tính pháp lý của hợp đồng thế chấp quyền sử dụng đất không công chứng
Đăng lúc: Thứ ba - 24/04/2018 14:59 - Người đăng bài viết: Vũ Kiều Trang
Tính pháp lý của hợp đồng thế chấp quyền sử dụng đất không công chứng? Gia đình tôi thế chấp sổ đỏ để vay nặng lãi của một người cùng thôn. Giấy vay nợ không công chứng. Nếu đến hạn, gia đình tôi không thanh toán được thì có bị tịch thu nhà không? Gia đình tôi vay 200 triệu đồng của một người trong thôn với mức lãi suất 5.000 đồng cho một triệu trong một ngày với tài sản thế chấp là sổ đỏ lô đất của gia đình. Khi vay, hai bên chỉ làm biên bản mà không có xác nhận công chứng hay của bất kỳ cơ quan pháp luật nào. Trong biên bản ghi rõ khi đến hạn thanh toán, nếu gia đình không hoàn trả sẽ bị phát mại tài sản đã thế chấp. Xin hỏi, nếu gia đình tôi không thanh toán được nợ tính cả gốc lẫn lãi thì bên cho vay có được quyền thu đất nhà tôi không? Nếu họ đòi thu đất, tôi có thể kiện họ về việc cho vay nặng lãi không?
Bộ luật Dân sự 2015 quy định tại điều 463: “Hợp đồng vay tài sản là sự thỏa thuận giữa các bên, theo đó bên cho vay giao tài sản cho bên vay; khi đến hạn trả, bên vay phải hoàn trả cho bên cho vay tài sản cùng loại theo đúng số lượng, chất lượng và chỉ phải trả lãi nếu có thỏa thuận hoặc pháp luật có quy định”. Hợp đồng vay tài sản được coi là hợp pháp khi đáp ứng đầy đủ các quy định về điều kiện có hiệu lực của giao dịch dân sự được quy định tại Điều 117, Bộ luật Dân sự 2015 bao gồm:
“1. Giao dịch dân sự có hiệu lực khi có đủ các điều kiện sau đây:
a) Chủ thể có năng lực pháp luật dân sự, năng lực hành vi dân sự phù hợp với giao dịch dân sự được xác lập;
b) Chủ thể tham gia giao dịch dân sự hoàn toàn tự nguyện;
c) Mục đích và nội dung của giao dịch dân sự không vi phạm điều cấm của luật, không trái đạo đức xã hội.
2. Hình thức của giao dịch dân sự là điều kiện có hiệu lực của giao dịch dân sự trong trường hợp luật có quy định.;”
Về hình thức của hợp đồng vay tài sản: Pháp luật dân sự hiện hành không quy định cụ thể về hình thức của hợp đồng này. Do đó, hợp đồng vay tài sản có thể được giao kết bằng lời nói, bằng văn bản hoặc bằng hành vi cụ thể. Căn cứ quy định trên, biên bản vay tiền của gia đình bạn và người cho vay là phù hợp với quy định của pháp luật.
Về hình thức thế chấp: Điều 167 Luật Đất đai năm đã quy định: “Hợp đồng chuyển nhượng, tặng cho, thế chấp, góp vốn bằng quyền sử dụng đất, quyền sử dụng đất và tài sản gắn liền với đất phải được công chứng hoặc chứng thực, trừ trường hợp kinh doanh bất động sản quy định tại điểm b khoản này; “
Trong trường hợp gia đình bạn, việc thế chấp quyền sử dụng đất của gia đình bạn không được công chứng, chứng thực, bên vay chỉ giao cho bên cho vay Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất mà không làm thủ tục công chứng hoặc chứng nhận của UBND thị trấn, xã, phường nơi có đất là không phù hợp với quy định của pháp luật. Với những thông tin bạn cung cấp và quy định của pháp luật, bên cho vay không đủ cơ sở để thu hồi đất của nhà bạn.
Lãi suất cho vay: theo diều 468 BLDS 2015: “Trường hợp các bên có thỏa thuận về lãi suất thì lãi suất theo thỏa thuận không được vượt quá 20%/năm của khoản tiền vay, trừ trường hợp luật khác có liên quan quy định khác.”
Gia đình bạn vay 200 triệu đồng của một người trong thôn với mức lãi suất 5.000 đồng cho một triệu trong một ngày, như vậy là mức lãi suất xấp xỉ 182%/năm, đã vượt mức lãi suất cho phép rất nhiều lần.
Cũng tại điều 468 quy định: “Trường hợp lãi suất theo thỏa thuận vượt quá lãi suất giới hạn được quy định tại khoản này thì mức lãi suất vượt quá không có hiệu lực.”. Như vậy, hợp đồng cho vay này chỉ được áp dụng mức lãi suất tối đa 20%, phần vượt quá mức lãi xuất bạn sẽ không phải tuân theo.
Về việc khởi kiện người cho vay nặng lãi: Nếu đủ cơ sở để chứng minh hoặc tố cáo việc cho vay lãi nặng thì bạn có thể khởi kiện người cho vay theo thủ tục dân sự hoặc yêu cầu cơ quan điều tra có thẩm quyền xem xét về hình sự (nếu đủ yếu tố cấu thành tội phạm theo quy định tại Điều 201 Bộ luật hình sự sửa đổi 2017: Người nào trong giao dịch dân sự mà cho vay với lãi suất gấp 05 lần trở lên của mức lãi suất cao nhất quy định trong Bộ luật Dân sự, thu lợi bất chính từ 30.000.000 đồng đến dưới 100.000.000 đồng hoặc đã bị xử phạt vi phạm hành chính về hành vi này hoặc đã bị kết án về tội này, chưa được xóa án tích mà còn vi phạm, thì bị phạt tiền từ 50.000.000 đồng đến 200.000.000 đồng hoặc phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm…..). Khi có tranh chấp phát sinh, tòa án sẽ xử lý theo quy định của pháp luật về hợp đồng cho vay và áp dụng mức lãi suất của ngân hàng tại thời điểm vay.
“1. Giao dịch dân sự có hiệu lực khi có đủ các điều kiện sau đây:
a) Chủ thể có năng lực pháp luật dân sự, năng lực hành vi dân sự phù hợp với giao dịch dân sự được xác lập;
b) Chủ thể tham gia giao dịch dân sự hoàn toàn tự nguyện;
c) Mục đích và nội dung của giao dịch dân sự không vi phạm điều cấm của luật, không trái đạo đức xã hội.
2. Hình thức của giao dịch dân sự là điều kiện có hiệu lực của giao dịch dân sự trong trường hợp luật có quy định.;”
Về hình thức của hợp đồng vay tài sản: Pháp luật dân sự hiện hành không quy định cụ thể về hình thức của hợp đồng này. Do đó, hợp đồng vay tài sản có thể được giao kết bằng lời nói, bằng văn bản hoặc bằng hành vi cụ thể. Căn cứ quy định trên, biên bản vay tiền của gia đình bạn và người cho vay là phù hợp với quy định của pháp luật.
Về hình thức thế chấp: Điều 167 Luật Đất đai năm đã quy định: “Hợp đồng chuyển nhượng, tặng cho, thế chấp, góp vốn bằng quyền sử dụng đất, quyền sử dụng đất và tài sản gắn liền với đất phải được công chứng hoặc chứng thực, trừ trường hợp kinh doanh bất động sản quy định tại điểm b khoản này; “
Trong trường hợp gia đình bạn, việc thế chấp quyền sử dụng đất của gia đình bạn không được công chứng, chứng thực, bên vay chỉ giao cho bên cho vay Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất mà không làm thủ tục công chứng hoặc chứng nhận của UBND thị trấn, xã, phường nơi có đất là không phù hợp với quy định của pháp luật. Với những thông tin bạn cung cấp và quy định của pháp luật, bên cho vay không đủ cơ sở để thu hồi đất của nhà bạn.
Lãi suất cho vay: theo diều 468 BLDS 2015: “Trường hợp các bên có thỏa thuận về lãi suất thì lãi suất theo thỏa thuận không được vượt quá 20%/năm của khoản tiền vay, trừ trường hợp luật khác có liên quan quy định khác.”
Gia đình bạn vay 200 triệu đồng của một người trong thôn với mức lãi suất 5.000 đồng cho một triệu trong một ngày, như vậy là mức lãi suất xấp xỉ 182%/năm, đã vượt mức lãi suất cho phép rất nhiều lần.
Cũng tại điều 468 quy định: “Trường hợp lãi suất theo thỏa thuận vượt quá lãi suất giới hạn được quy định tại khoản này thì mức lãi suất vượt quá không có hiệu lực.”. Như vậy, hợp đồng cho vay này chỉ được áp dụng mức lãi suất tối đa 20%, phần vượt quá mức lãi xuất bạn sẽ không phải tuân theo.
Về việc khởi kiện người cho vay nặng lãi: Nếu đủ cơ sở để chứng minh hoặc tố cáo việc cho vay lãi nặng thì bạn có thể khởi kiện người cho vay theo thủ tục dân sự hoặc yêu cầu cơ quan điều tra có thẩm quyền xem xét về hình sự (nếu đủ yếu tố cấu thành tội phạm theo quy định tại Điều 201 Bộ luật hình sự sửa đổi 2017: Người nào trong giao dịch dân sự mà cho vay với lãi suất gấp 05 lần trở lên của mức lãi suất cao nhất quy định trong Bộ luật Dân sự, thu lợi bất chính từ 30.000.000 đồng đến dưới 100.000.000 đồng hoặc đã bị xử phạt vi phạm hành chính về hành vi này hoặc đã bị kết án về tội này, chưa được xóa án tích mà còn vi phạm, thì bị phạt tiền từ 50.000.000 đồng đến 200.000.000 đồng hoặc phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm…..). Khi có tranh chấp phát sinh, tòa án sẽ xử lý theo quy định của pháp luật về hợp đồng cho vay và áp dụng mức lãi suất của ngân hàng tại thời điểm vay.
HÃY GỌI 1900 6280
ĐỂ NGHE LUẬT SƯ TƯ VẤN
Nội dung tư vấn trên website chỉ mang tính tham khảo, cần Luật sư tư vấn chi tiết quý khách vui lòng gọi 1900 6280
Những tin mới hơn
- Đã ly hôn có phải liên đới trả nợ chung không (24/04/2018)
- Bị hàng xóm ngăn chặn việc xây nhà ở cần phải làm gì? (24/04/2018)
- Cấm kết hôn trong phạm vi 3 đời được quy định thế nào (24/04/2018)
- Nhà đang thế chấp tại Ngân hàng có chuyển nhượng được không? (24/04/2018)
- Nhà chung cư đang thế chấp tại ngân hàng có làm được sổ đỏ không? (24/04/2018)
- Vợ hôn mê thì chồng có được bán tài sản chung không (24/04/2018)
- Người không có tin tức mà mất tích sau bao lâu mới bị tuyên bố đã chết? (24/04/2018)
- Con dâu qua đời, bố mẹ chồng có được nhận trợ cấp (24/04/2018)
- Có thoát được tội khi hết thời hiệu truy cứu trách nhiệm hình sự? (24/04/2018)
- Trâu bò gây tai nạn giao thông thì chủ phải chịu trách nhiệm thế nào? (24/04/2018)
Những tin cũ hơn
- Ly hôn với lý do không hợp nhau có được toà án giải quyết không? (24/04/2018)
- Phẫu thuật thay đổi giới tính theo quy định pháp luật hiện hành (24/04/2018)
- Đánh chửi vợ có vi phạm về bạo lực gia đình không và bị xử lý thế nào? (24/04/2018)
- Hợp tác xã được miễn miễn giảm tiền sử dụng đất tiền thuê đất (24/04/2018)
- Không có tiền để trả nợ có bị truy cứu hình sự đi tù không? (24/04/2018)
- Doanh nghiệp bị coi là phá sản trong tình trạng như thế nào? (24/04/2018)
- Bị kết án tù ở nước ngoài có bị ghi trong phiếu lý lịch tư pháp không? (24/04/2018)
- Giành quyền nuôi con khi ra nước ngoài làm việc có được không? (24/04/2018)
- Giấy phép lái xe ô tô quá hạn bao lâu thì phải thi thực hành (24/04/2018)
- Đăng ảnh khoả thân đối với người mẫu có bị cấm không? (24/04/2018)
Trước hết Công ty Luật Bách Dương xin gửi tới quý khách hàng lời chào trân trọng nhất!Với khẩu hiệu "An toàn pháp lý - Nền tảng thành công!" Trong quá trình hoạt động chúng tôi đã nhận được nhiều sự tin tưởng từ các quý khách hàng trên phạm vi cả nước. Tuy nhiên một số thông tin chi tiết và các loại hình dịch vụ pháp lý được Công ty chúng tôi cung cấp thì không phải khách hàng nào cũng biết đến,...
Chi tiết
Thông tư này hướng dẫn một số điều của Nghị định số 30/2018/NĐ-CP ngày 07 tháng 3 năm 2018 của Chính phủ về căn cứ định giá tài sản; khảo sát giá, thu thập thông tin liên quan đến tài sản cần định giá; yêu cầu khi áp dụng phương...
Mẫu Văn Bản
-
Đơn thay đổi ý kiến không đồng ý với kết quả hòa giải của tòa án
-
Mẫu Đơn khởi kiện Đòi tiền đặt cọc thuê nhà
-
Đơn xin ly hôn thuận tình có yếu tố nước ngoài
-
Đơn kiện đòi tiền nợ theo hợp đồng
-
Đơn kiện đòi tài sản và quyền kinh doanh theo giấy phép
-
Đơn kiện đòi tài sản đã cho mượn.
-
Đơn kiện đòi quyền sử dụng đất
-
Đơn kiện đòi nợ theo xác nhận công nợ
-
Đơn kiện đòi lại di sản thừa kế
-
Đơn đề nghị công nhận quyền sử dụng đất và tài sản gắn liền với đất