Thi hành án bị nhũng nhiễu vòi tiền và kiện đòi nợ khi chỉ cho vay bằng miệng
Đăng lúc: Chủ nhật - 13/05/2018 00:25 - Người đăng bài viết: Vũ Văn Toàn
Thi hành án bị nhũng nhiễu vòi tiền và kiện đòi nợ khi chỉ cho vay bằng miệng. Vấn đề 1: Gia đình tôi có nộp đơn cho cơ quan thi hành án ở huyện để đòi bên thiếu nợ là 50 triệu đồng, trước khi giải quyết vụ việc cơ quan thi hành án đã "xin" 700.000 VND, sau khi có quyết định họ đề nghị đưa tiếp 300.000 VND. Kết quả giải quyết của thi hành án đưa ra sao khi đã thống nhất với bên thiếu nợ là: mỗi tháng bên nợ sẽ trả cho gia đình tôi 3 triệu đồng cho đến khi hết nợ, nhưng mỗi tháng gia đình tôi phải đóng 3% số tiền nhận được cho cơ quan thi hành án, như vậy có đúng luật không? (Gia đình tôi lâm vào hoàn cảnh khó khăn, vì số tiền trên là mượn nợ dùm cho bên đang thiếu nợ gia đình tôi, nhưng họ không trả nên gia đình tôi mới đưa ra tòa, kính xin luật sư giúp đỡ. Chân thành cảm ơn).
Vấn đề 2: Gia đình tôi cũng mượn nợ giùm cho người gần nhà có hộ khẩu nơi địa phương nơi gia đình tôi đang ở. Vì là chỗ thân quen nên không có viết giấy nợ. Bây giờ người đó lại quyết định không trả nợ cho gia đình tôi, còn xúc phạm thô lỗ. Trường hợp này gia đình tôi có cách gì để nhờ cơ quan chức năng nơi địa phương giải quyết được không? nếu đưa ra tòa kiện thì gia đình tôi có đủ chứng cớ để kiện không? có cách nào để kiện về vấn đề này không? kính xin luật sự hướng dẫn. ( Thao Tr.)
Vấn đề 1: Thi hành án
Trước hết, việc cán bộ cơ quan thi hành án xin 700 ngàn đồng, sau đó xin tiếp 300 ngàn đồng là dạng “nhũng nhiễu” vẫn rất thường hay xảy ra. Cho thấy cán bộ Nhà nước nhiều nơi đã thực sự suy thoái về đạo đức. Đây là nỗi buồn chung của toàn xã hội. Ông bà mình có câu “qua sông phải lụy đò”, nên trong một số trường hợp có lẽ đành phải chấp nhận để được việc cho mình. Nhưng nếu quá đáng thì cũng cần cương quyết từ chối, có thể khiếu nại lên trên.
Về vụ việc của bạn, do không đọc bản án nên tôi không nắm được án tuyên như thế nào. Tuy nhiên về nguyên tắc thì việc thì hành án phải thực hiện theo đúng nội dung bản án. Tức là giả sử án tuyên “bị đơn phải trả nợ cho gia đình bạn 50 triệu một lần, trong vòng 2 tháng” thì cơ quan thi hành án sẽ yêu cầu người phải thi hành án phải thực hiện đúng như vậy, nếu không tự nguyện thì sẽ bị cưỡng chế thi hành án ( kê biên tài sản, bán đấu giá lấy tiền thi hành án).
Ở đây, việc bạn nói “kết quả giải quyết” của thi hành án là trả 3 triệu/tháng - nếu không đúng với nội dung bản án thì đây là kết quả giải quyết thỏa thuận theo kiểu “thụt lùi”, gây bất lợi cho bên gia đình bạn. Lẽ ra bạn có quyền không chấp nhận “kết quả” như vậy khi làm việc với cơ quan thi hành án. Nay đã “lỡ” rồi thì gia đình bạn vẫn có quyền gửi đơn hủy bỏ thỏa thuận đó, yêu cầu thực hiện đúng theo bản án. Nhân đây cũng cần nói thêm là nhiều cán bộ thi hành án rất “hay”, họ làm việc một hồi cuối cùng dẫn đến kết quả là cả ba bên ( kể cả chính họ) đều có lợi !
Việc gia đình bạn phải đóng 3% mỗi đợt nhận tiền là đúng theo qui định của pháp luật. Theo đó, khi được thi hành án, đương sự có nghĩa vụ đóng cho Nhà nước 3%/số tiền được thi hành án. Qui định này nhiều người (trong đó có cá nhân tôi) cho rằng không hợp lý. Tuy nhiên, luật là luật, phải thực hiện.
Vấn đề 2: kiện đòi nợ
Khi khởi kiện, phía nguyên đơn có nghĩa vụ phải đưa ra bằng chứng (chứng cứ) chứng minh yêu cầu (đòi nợ) của mình là có căn cứ. Nếu không có bằng chứng, thì sẽ không có cơ sở để tòa xem xét và chấp nhận yêu cầu. Do vậy, gia đình bạn nhất thiết phải tìm ra, bổ sung chứng cứ về việc có cho ai đó mượn tiền.
Trong bối cảnh thực tế hiện nay, có lẽ nên dùng các “thủ thuật” như : gọi điện thoại rồi ghi âm cuộc nói chuyện, hoặc yêu cầu bên nợ viết giấy nhận nợ thì sẽ giảm số nợ …vv. Tuy nhiên có lẽ cũng sẽ rất khó (vì bên nợ họ đã có sự đề phòng, né tránh).
Nói tóm lại, nếu không có bằng chứng xác thực thì không nên kiện làm gì. Vì sẽ thua kiện. Trong sự việc này lỗi đầu tiên thuộc về chính mình, không thể trách ai được.
Vài ý trao đổi cùng bạn. Chúc mọi việc tốt đẹp.
Trước hết, việc cán bộ cơ quan thi hành án xin 700 ngàn đồng, sau đó xin tiếp 300 ngàn đồng là dạng “nhũng nhiễu” vẫn rất thường hay xảy ra. Cho thấy cán bộ Nhà nước nhiều nơi đã thực sự suy thoái về đạo đức. Đây là nỗi buồn chung của toàn xã hội. Ông bà mình có câu “qua sông phải lụy đò”, nên trong một số trường hợp có lẽ đành phải chấp nhận để được việc cho mình. Nhưng nếu quá đáng thì cũng cần cương quyết từ chối, có thể khiếu nại lên trên.
Về vụ việc của bạn, do không đọc bản án nên tôi không nắm được án tuyên như thế nào. Tuy nhiên về nguyên tắc thì việc thì hành án phải thực hiện theo đúng nội dung bản án. Tức là giả sử án tuyên “bị đơn phải trả nợ cho gia đình bạn 50 triệu một lần, trong vòng 2 tháng” thì cơ quan thi hành án sẽ yêu cầu người phải thi hành án phải thực hiện đúng như vậy, nếu không tự nguyện thì sẽ bị cưỡng chế thi hành án ( kê biên tài sản, bán đấu giá lấy tiền thi hành án).
Ở đây, việc bạn nói “kết quả giải quyết” của thi hành án là trả 3 triệu/tháng - nếu không đúng với nội dung bản án thì đây là kết quả giải quyết thỏa thuận theo kiểu “thụt lùi”, gây bất lợi cho bên gia đình bạn. Lẽ ra bạn có quyền không chấp nhận “kết quả” như vậy khi làm việc với cơ quan thi hành án. Nay đã “lỡ” rồi thì gia đình bạn vẫn có quyền gửi đơn hủy bỏ thỏa thuận đó, yêu cầu thực hiện đúng theo bản án. Nhân đây cũng cần nói thêm là nhiều cán bộ thi hành án rất “hay”, họ làm việc một hồi cuối cùng dẫn đến kết quả là cả ba bên ( kể cả chính họ) đều có lợi !
Việc gia đình bạn phải đóng 3% mỗi đợt nhận tiền là đúng theo qui định của pháp luật. Theo đó, khi được thi hành án, đương sự có nghĩa vụ đóng cho Nhà nước 3%/số tiền được thi hành án. Qui định này nhiều người (trong đó có cá nhân tôi) cho rằng không hợp lý. Tuy nhiên, luật là luật, phải thực hiện.
Vấn đề 2: kiện đòi nợ
Khi khởi kiện, phía nguyên đơn có nghĩa vụ phải đưa ra bằng chứng (chứng cứ) chứng minh yêu cầu (đòi nợ) của mình là có căn cứ. Nếu không có bằng chứng, thì sẽ không có cơ sở để tòa xem xét và chấp nhận yêu cầu. Do vậy, gia đình bạn nhất thiết phải tìm ra, bổ sung chứng cứ về việc có cho ai đó mượn tiền.
Trong bối cảnh thực tế hiện nay, có lẽ nên dùng các “thủ thuật” như : gọi điện thoại rồi ghi âm cuộc nói chuyện, hoặc yêu cầu bên nợ viết giấy nhận nợ thì sẽ giảm số nợ …vv. Tuy nhiên có lẽ cũng sẽ rất khó (vì bên nợ họ đã có sự đề phòng, né tránh).
Nói tóm lại, nếu không có bằng chứng xác thực thì không nên kiện làm gì. Vì sẽ thua kiện. Trong sự việc này lỗi đầu tiên thuộc về chính mình, không thể trách ai được.
Vài ý trao đổi cùng bạn. Chúc mọi việc tốt đẹp.
HÃY GỌI 1900 6280
ĐỂ NGHE LUẬT SƯ TƯ VẤN
Nội dung tư vấn trên website chỉ mang tính tham khảo, cần Luật sư tư vấn chi tiết quý khách vui lòng gọi 1900 6280
Những tin mới hơn
- Mua nhà đất từ người được ủy quyền bán nay bị người khác kiện đòi lại (13/05/2018)
- Bán nhà của Việt kiều ủy quyền cho người khác tại Việt Nam có được không? (13/05/2018)
- Vấn đề hòa giải trong tranh chấp dân sự khác hòa giải trong lao động như thế nào? (13/05/2018)
- Có được vắng mặt tại phiên tòa khi là nguyên đơn trong vụ án ly hôn không (13/05/2018)
- Có thể lập giấy ủy quyền tham gia tố tụng cho 2 người cùng một vụ việc? (13/05/2018)
- Thắc mắc về hợp đồng ủy quyền khác Giấy ủy quyền thế nào? (13/05/2018)
- Hướng xử lý người đem sổ đỏ không phải của mình đi thế chấp lừa đảo? (13/05/2018)
- Mức đóng án phí phải đóng là bao nhiêu và thực hiện đóng ở đâu (13/05/2018)
- Vi phạm bản quyền tác phẩm âm nhạc trên website thì giải quyết thế nào? (13/05/2018)
- Vỡ nợ bỏ trốn nay dọa sẽ kiện con gái chiếm đoạt tài sản của mình (13/05/2018)
Những tin cũ hơn
- Bị kiện đòi nợ có đi tù phải chịu án phí thế nào và trả ngay nợ ngay được không (13/05/2018)
- Đòi nợ bằng chứng cứ từ việc ghi âm trong điện thoại có được không? (13/05/2018)
- Mở công ty mua bán tên miền và cá nhân bán tên miền có phải nộp thuế? (12/05/2018)
- Tạm hoãn thi hành án của Tòa án với thời hạn 3 tháng có trái luật không? (12/05/2018)
- Đòi bồi thường khi bên cho thuê đòi thanh lý hợp đồng thuê nhà (12/05/2018)
- Các điều kiện để ràng buộc bên thuê nhà trong hợp đồng thuê nhà thế nào? (12/05/2018)
- Thuê nhà tính theo đô la khi kết thúc hợp đồng thì trả lại tiền cọc nào? (12/05/2018)
- Mua bán nhà bằng đô la nhưng tăng giá gây thiệt hại cho bên bán nhà (12/05/2018)
- Phân chia di sản thừa kế là tài sản đất đai chưa được cấp sổ đỏ (12/05/2018)
- Thế chấp giấy tờ nhà đất của người khác nhưng bên nợ bỏ trốn (12/05/2018)
Trước hết Công ty Luật Bách Dương xin gửi tới quý khách hàng lời chào trân trọng nhất!Với khẩu hiệu "An toàn pháp lý - Nền tảng thành công!" Trong quá trình hoạt động chúng tôi đã nhận được nhiều sự tin tưởng từ các quý khách hàng trên phạm vi cả nước. Tuy nhiên một số thông tin chi tiết và các loại hình dịch vụ pháp lý được Công ty chúng tôi cung cấp thì không phải khách hàng nào cũng biết đến,...
Chi tiết
Nghị định này quy định chi tiết các Điều 46, 60, 65, 73, 85, 86, 98 và hướng dẫn thi hành một số nội dung của Luật Thi hành án dân sự về thủ tục thi hành án dân sự nhằm đáp ứng yêu cầu quản lý Nhà nước trong hoạt động thi hành án...
Mẫu Văn Bản
-
Đơn thay đổi ý kiến không đồng ý với kết quả hòa giải của tòa án
-
Mẫu Đơn khởi kiện Đòi tiền đặt cọc thuê nhà
-
Đơn xin ly hôn thuận tình có yếu tố nước ngoài
-
Đơn kiện đòi tiền nợ theo hợp đồng
-
Đơn kiện đòi tài sản và quyền kinh doanh theo giấy phép
-
Đơn kiện đòi tài sản đã cho mượn.
-
Đơn kiện đòi quyền sử dụng đất
-
Đơn kiện đòi nợ theo xác nhận công nợ
-
Đơn kiện đòi lại di sản thừa kế
-
Đơn đề nghị công nhận quyền sử dụng đất và tài sản gắn liền với đất