Thành viên góp vốn bất đồng vắng mặt khi phân chia lợi nhuận
Đăng lúc: Thứ hai - 07/05/2018 18:08 - Người đăng bài viết: Vũ Văn Toàn
Thành viên góp vốn bất đồng vắng mặt khi phân chia lợi nhuận. Em kính mong Luật sư giúp em sớm để bạn em có hướng giải quyết. Công ty TNHH X có 4 thành viên, vốn điều lệ là 10 tỷ đồng, trong đó ông A góp 4 tỷ đồng, ông B, bà C, ông D mỗi người góp 2 tỷ đồng. Theo điều lệ công ty ông A làm Giám đốc kiêm chủ tịch Hội đồng thành viên. Đầu năm 2005, A triệu tập cuộc họp HĐTV, nhưng do bất đồng nên B không dự họp, ông C bận đi công tác xa nên gọi điện báo vắng mặt và ủy quyền miệng nhờ A bỏ phiếu cho mình. Cuộc họp đã thông qua phương án phân chia lợi nhuận và kế hoạch kinh doanh năm tới. Sau cuộc họp, B gởi đơn đến các thành viên phản đối kế hoạch phân chia lợi nhuận. Do vậy A quyết định triệu tập cuộc họp HĐTV (mà không mời B tham dự) để ra quyết định khai trừ B (cả 3 thành viên dự họp đều bỏ phiếu khai trừ B). Nếu theo luật DN 2006, thì họ làm như vậy có đúng không? Và bạn em phải làm gì để đấu tranh vì quyền lợi của mình?Em xin chân thành cám ơn luật sư
Trước hết, chúng tôi cần bạn hiểu rằng Điều lệ công ty là căn cứ quan trọng nhất để giải quyết những vấn đề thắc mắc trên của bạn. Do không nghiên cứu được bản điều lệ của công ty này, nên chúng tôi chỉ có thể trả lời trên cơ sở áp dụng Luật doanh nghiệp năm 2005.
Vấn đề thứ nhất: cuộc họp Hội đồng thành viên để thông qua phương án phân chia lợi nhuận và kế hoạch kinh doanh năm tới. A là chủ tịch HĐTV nên đương nhiên là có quyền triệu tập cuộc họp HĐTV.
Theo Điều 51 Luật Doanh nghiệp thì cuộc họp HĐTV được tiến hành khi có số thành viên dự họp đại diện ít nhất 75% vốn điều lệ. Ở đây Công ty TNHH X đã có sự tham dự của 80% vốn điều lệ, như vậy là hợp lệ. Việc B có bất đồng và không tham dự cuộc họp HĐTV sẽ không ảnh hưởng đến cuộc họp và quyết định của HĐTV.
Vì như đã nói ở trên cuộc họp này là đủ điều kiện và hợp pháp, B không tham dự thì B mất quyền lợi của mình. Tuy nhiên, giả sử B có tham gia cuộc họp HĐTV đi nữa thì với số phiếu phản đối đại diện cho 20% vốn điều lệ của mình, B cũng không làm thay đổi được quyết định của HĐTV, vì đã có số phiếu thuận đại diện cho 80% vốn điều lệ thông qua.
Như vậy, tôi có thể khẳng định việc B có tham gia hay không cũng không làm ảnh hưởng đến quyết định của HĐTV, vì B nằm ở thế yếu, phải chấp nhận thua thiệt. Việc B gửi đơn phản đối quyết định của HĐTV cũng không giải quyết được gì. Trong trường hợp này, luật cũng không quy định cho B có quyền khởi kiện đối với Quyết định của HĐTV, trừ khi B chỉ ra căn cứ bất hợp pháp của Quyết định này.
Vấn đề thứ hai: A triệu tập cuộc họp HĐTV để khai trừ B ra khỏi công ty. Có thể trả lời ngay với bạn rằng vấn đề này là trái luật. Luật không quy định việc các thành viên khác có thể họp lại để “đuổi” một thành viên ra khỏi công ty. Đây là vấn đề liên quan đến vốn góp vào công ty, cho dù B như thế nào đi nữa thì B vẫn được quyền chia lợi nhuận (nếu có) tương ứng với tỷ lệ phần vốn góp của mình vào công ty. Nếu bản thân B không muốn rút tên ra khỏi không công ty (bằng cách chuyển nhượng phần vốn góp) thì không ai có thể “đuổi” B ra khỏi công ty được. Trường hợp này, B có thể khởi kiện công ty TNHH X ra tòa án để bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của mình.
Tuy nhiên, khi vấn đề hợp tác kinh doanh đã trở nên tồi tệ, không thể hợp tác được nữa thì việc B cố níu giữ chân là thành viên của công ty cũng không có lợi gì cho B, khi mà 3 thành viên kia sẽ hợp lại tìm các gây “khó dễ” cho B. Do đó, thiết nghĩ trường hợp này B chỉ còn cách rao bán phần vốn góp của mình mà thôi.
Một vài ý để bạn tham khảo nhé. Mà tôi cũng muốn hỏi lại đây là câu hỏi tình huống thật hay là một bài tập nào đó – mà bạn là sinh viên ? Gần đây, chúng tôi nhận được khá nhiều câu hỏi của các bạn sinh viên. Tinh thần là nếu câu hỏi có yếu tố pháp lý hay, có giá trị thực tiễn, có thể áp dụng trong cuộc sống thì đều sẽ được xem xét trả lời. Thân mến.
Vấn đề thứ nhất: cuộc họp Hội đồng thành viên để thông qua phương án phân chia lợi nhuận và kế hoạch kinh doanh năm tới. A là chủ tịch HĐTV nên đương nhiên là có quyền triệu tập cuộc họp HĐTV.
Theo Điều 51 Luật Doanh nghiệp thì cuộc họp HĐTV được tiến hành khi có số thành viên dự họp đại diện ít nhất 75% vốn điều lệ. Ở đây Công ty TNHH X đã có sự tham dự của 80% vốn điều lệ, như vậy là hợp lệ. Việc B có bất đồng và không tham dự cuộc họp HĐTV sẽ không ảnh hưởng đến cuộc họp và quyết định của HĐTV.
Vì như đã nói ở trên cuộc họp này là đủ điều kiện và hợp pháp, B không tham dự thì B mất quyền lợi của mình. Tuy nhiên, giả sử B có tham gia cuộc họp HĐTV đi nữa thì với số phiếu phản đối đại diện cho 20% vốn điều lệ của mình, B cũng không làm thay đổi được quyết định của HĐTV, vì đã có số phiếu thuận đại diện cho 80% vốn điều lệ thông qua.
Như vậy, tôi có thể khẳng định việc B có tham gia hay không cũng không làm ảnh hưởng đến quyết định của HĐTV, vì B nằm ở thế yếu, phải chấp nhận thua thiệt. Việc B gửi đơn phản đối quyết định của HĐTV cũng không giải quyết được gì. Trong trường hợp này, luật cũng không quy định cho B có quyền khởi kiện đối với Quyết định của HĐTV, trừ khi B chỉ ra căn cứ bất hợp pháp của Quyết định này.
Vấn đề thứ hai: A triệu tập cuộc họp HĐTV để khai trừ B ra khỏi công ty. Có thể trả lời ngay với bạn rằng vấn đề này là trái luật. Luật không quy định việc các thành viên khác có thể họp lại để “đuổi” một thành viên ra khỏi công ty. Đây là vấn đề liên quan đến vốn góp vào công ty, cho dù B như thế nào đi nữa thì B vẫn được quyền chia lợi nhuận (nếu có) tương ứng với tỷ lệ phần vốn góp của mình vào công ty. Nếu bản thân B không muốn rút tên ra khỏi không công ty (bằng cách chuyển nhượng phần vốn góp) thì không ai có thể “đuổi” B ra khỏi công ty được. Trường hợp này, B có thể khởi kiện công ty TNHH X ra tòa án để bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của mình.
Tuy nhiên, khi vấn đề hợp tác kinh doanh đã trở nên tồi tệ, không thể hợp tác được nữa thì việc B cố níu giữ chân là thành viên của công ty cũng không có lợi gì cho B, khi mà 3 thành viên kia sẽ hợp lại tìm các gây “khó dễ” cho B. Do đó, thiết nghĩ trường hợp này B chỉ còn cách rao bán phần vốn góp của mình mà thôi.
Một vài ý để bạn tham khảo nhé. Mà tôi cũng muốn hỏi lại đây là câu hỏi tình huống thật hay là một bài tập nào đó – mà bạn là sinh viên ? Gần đây, chúng tôi nhận được khá nhiều câu hỏi của các bạn sinh viên. Tinh thần là nếu câu hỏi có yếu tố pháp lý hay, có giá trị thực tiễn, có thể áp dụng trong cuộc sống thì đều sẽ được xem xét trả lời. Thân mến.
HÃY GỌI 1900 6280
ĐỂ NGHE LUẬT SƯ TƯ VẤN
Nội dung tư vấn trên website chỉ mang tính tham khảo, cần Luật sư tư vấn chi tiết quý khách vui lòng gọi 1900 6280
Những tin mới hơn
- Công ty phải làm gì khi sản phẩm của mình bị bêu xấu trên mạng xã hội? (07/05/2018)
- Công ty yêu cầu nhân viên đóng tiền ký quỹ khi sử dụng máy tính bảng (07/05/2018)
- Tăng giá tiền cho thuê nhà lên bao nhiêu mỗi năm là hợp lý? (07/05/2018)
- Lấy hàng bán không trả tiền có được trừ nợ bằng cổ phần hay xử lý thế nào? (07/05/2018)
- Tính sai tiền lương gây thiệt hại cho công ty phải chịu trách nhiệm gì? (07/05/2018)
- Không đăng thông báo thành lập công ty có bị xử lý gì không? (07/05/2018)
- Cử người có trách nhiệm giữ con dấu công ty là những ai? (07/05/2018)
- Có được cho người lao động trong công ty vay tiền trả trước lương không? (07/05/2018)
- Sự khác nhau giữa Phân công công việc và Ủy quyền trong công ty (07/05/2018)
- Bố Mẹ có thể thay con còn nhỏ điều hành công ty TNHH? (07/05/2018)
Những tin cũ hơn
- Cổ đông sáng lập rút vốn khỏi công ty sau 1 năm thành lập bằng cách nào? (07/05/2018)
- Có được chuyển nhượng cổ phần khi mới thành lập công ty 1 tháng (07/05/2018)
- Bán toàn bộ Công ty cổ phần mới thành lập cho một cá nhân được không? (07/05/2018)
- Sáp nhập công ty TNHH vào Công ty cổ phần được thực hiện thế nào? (07/05/2018)
- Sáp nhập hay hợp nhất doanh nghiệp tư nhân với công ty TNHH thành một doanh nghiệp (07/05/2018)
- Chủ tịch Hội đồng quản trị tham gia quản lý điều thì ký loại hợp đồng nào? (07/05/2018)
- Thành viên có được chuyển nhượng vốn trong công ty hợp danh? (07/05/2018)
- Cổ đông không góp vốn đòi giải thể công ty được giải quyết thế nào? (07/05/2018)
- Giám đốc là người đại diện theo pháp luật rút khỏi công ty cổ phần? (07/05/2018)
- Công ty đòi lại tiền đặt cọc thuê nhà làm trụ sở bằng cách nào? (07/05/2018)
Trước hết Công ty Luật Bách Dương xin gửi tới quý khách hàng lời chào trân trọng nhất!Với khẩu hiệu "An toàn pháp lý - Nền tảng thành công!" Trong quá trình hoạt động chúng tôi đã nhận được nhiều sự tin tưởng từ các quý khách hàng trên phạm vi cả nước. Tuy nhiên một số thông tin chi tiết và các loại hình dịch vụ pháp lý được Công ty chúng tôi cung cấp thì không phải khách hàng nào cũng biết đến,...
Chi tiết
Cơ quan điều tra tiến hành điều tra tất cả các tội phạm, áp dụng mọi biện pháp do Bộ luật tố tụng hình sự quy định để xác định tội phạm và người đã thực hiện hành vi phạm tội, lập hồ sơ, đề nghị truy tố; tìm ra nguyên nhân, điều...
Mẫu Văn Bản
-
Đơn thay đổi ý kiến không đồng ý với kết quả hòa giải của tòa án
-
Mẫu Đơn khởi kiện Đòi tiền đặt cọc thuê nhà
-
Đơn xin ly hôn thuận tình có yếu tố nước ngoài
-
Đơn kiện đòi tiền nợ theo hợp đồng
-
Đơn kiện đòi tài sản và quyền kinh doanh theo giấy phép
-
Đơn kiện đòi tài sản đã cho mượn.
-
Đơn kiện đòi quyền sử dụng đất
-
Đơn kiện đòi nợ theo xác nhận công nợ
-
Đơn kiện đòi lại di sản thừa kế
-
Đơn đề nghị công nhận quyền sử dụng đất và tài sản gắn liền với đất