Sa thải người lao động vì lý do tham gia đình công có đúng không?
Đăng lúc: Thứ tư - 16/05/2018 00:01 - Người đăng bài viết: Vũ Văn Toàn
Sa thải người lao động vì lý do tham gia đình công có đúng không? Xin luật sư giải đáp thắc mắc giúp tôi việc này: Lần trước tôi có tham gia hội thảo về kỹ năng giải quyết khi xảy ra tranh chấp lao động, đình công. Trong lần đó thấy thầy giảng bài (xin phép được dấu tên) có nhấn mạnh: hình thức kỷ luật người lao động tự ý bỏ việc 05 ngày cộng dồn trong 01 tháng sẽ bị hình thức kỷ luật cao nhất là sa thải - không được áp dụng trong việc giải quyết đình công. Nay công ty tôi có xảy ra đình công và người lao động đã tự ý bỏ việc đang làm và tiếp theo những ngày sau cũng không đến làm việc nữa. Theo đó, công ty đã dán thông báo trước cổng công ty nếu cá nhân nào tự ý bỏ việc 05 ngày sẽ chịu hình thức sa thải. Vậy trường hợp này áp dụng hình thức sa thải có đúng luật không? Xin chân thành cảm ơn
Tại Điều 126 Bộ luật lao động (năm 2012) qui định rõ về các trường hợp sa thải. Theo đó, không có trường hợp người lao động bị sa thải khi tham gia đình công. Cụ thể như sau:
Điều 126. Áp dụng hình thức xử lý kỷ luật sa thải
Hình thức xử lý kỷ luật sa thải được người sử dụng lao động áp dụng trong những trường hợp sau đây:
1. Người lao động có hành vi trộm cắp, tham ô, đánh bạc, cố ý gây thương tích, sử dụng ma tuý trong phạm vi nơi làm việc, tiết lộ bí mật kinh doanh, bí mật công nghệ, xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ của người sử dụng lao động, có hành vi gây thiệt hại nghiêm trọng hoặc đe doạ gây thiệt hại đặc biệt nghiêm trọng về tài sản, lợi ích của người sử dụng lao động;
2. Người lao động bị xử lý kỷ luật kéo dài thời hạn nâng lương mà tái phạm trong thời gian chưa xoá kỷ luật hoặc bị xử lý kỷ luật cách chức mà tái phạm. Tái phạm là trường hợp người lao động lặp lại hành vi vi phạm đã bị xử lý kỷ luật mà chưa được xóa kỷ luật theo quy định tại Điều 127 của Bộ luật này;
3. Người lao động tự ý bỏ việc 05 ngày cộng dồn trong 01 tháng hoặc 20 ngày cộng dồn trong 01 năm mà không có lý do chính đáng. Các trường hợp được coi là có lý do chính đáng bao gồm: thiên tai, hoả hoạn, bản thân, thân nhân bị ốm có xác nhận của cơ sở khám bệnh, chữa bệnh có thẩm quyền và các trường hợp khác được quy định trong nội quy lao động.
Ngoài ra, tại Điều 219 Bộ luật lao động (2012) còn quy định về những điều cấm, liên quan đến đình công như sau:
Điều 219. Hành vi bị cấm trước, trong và sau khi đình công
1. Cản trở việc thực hiện quyền đình công hoặc kích động, lôi kéo, ép buộc người lao động đình công; cản trở người lao động không tham gia đình công đi làm việc.
2. Dùng bạo lực; hủy hoại máy, thiết bị, tài sản của người sử dụng lao động.
3. Xâm phạm trật tự, an toàn công cộng.
4. Chấm dứt hợp đồng lao động hoặc xử lý kỷ luật lao động đối với người lao động, người lãnh đạo đình công hoặc điều động người lao động, người lãnh đạo đình công sang làm công việc khác, đi làm việc ở nơi khác vì lý do chuẩn bị đình công hoặc tham gia đình công.
5. Trù dập, trả thù người lao động tham gia đình công, người lãnh đạo đình công.
Như vậy, nói một cách tóm gọn là: nếu người lao động tham gia đình công thì sẽ không bị xử lý kỷ luật lao động, không bị sa thải (là một hình thức kỷ luật lao động).
Tuy nhiên, nếu đã kết thúc cuộc đình công, mà người lao động vẫn không đi làm, thì có thể xem là trường hợp "tự ý bỏ việc". Và nếu tự ý bỏ việc quá 5 ngày cộng dồn trong một tháng thì công ty bạn có quyền sa thải người vi phạm - theo quy định tại Điều 126 Bộ luật lao động (2012) nói ở trên.
Tất nhiên, quá trình giải quyết, xử lý kỷ luật lao động của công ty cũng phải tuân thủ theo đúng quy định của pháp luật. Tức là phải tiến hành phiên họp xử lý kỷ luật lao động. Chúc bạn thành công trên cương vị Trưởng phòng nhân sự của mình. Thân mến
Điều 126. Áp dụng hình thức xử lý kỷ luật sa thải
Hình thức xử lý kỷ luật sa thải được người sử dụng lao động áp dụng trong những trường hợp sau đây:
1. Người lao động có hành vi trộm cắp, tham ô, đánh bạc, cố ý gây thương tích, sử dụng ma tuý trong phạm vi nơi làm việc, tiết lộ bí mật kinh doanh, bí mật công nghệ, xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ của người sử dụng lao động, có hành vi gây thiệt hại nghiêm trọng hoặc đe doạ gây thiệt hại đặc biệt nghiêm trọng về tài sản, lợi ích của người sử dụng lao động;
2. Người lao động bị xử lý kỷ luật kéo dài thời hạn nâng lương mà tái phạm trong thời gian chưa xoá kỷ luật hoặc bị xử lý kỷ luật cách chức mà tái phạm. Tái phạm là trường hợp người lao động lặp lại hành vi vi phạm đã bị xử lý kỷ luật mà chưa được xóa kỷ luật theo quy định tại Điều 127 của Bộ luật này;
3. Người lao động tự ý bỏ việc 05 ngày cộng dồn trong 01 tháng hoặc 20 ngày cộng dồn trong 01 năm mà không có lý do chính đáng. Các trường hợp được coi là có lý do chính đáng bao gồm: thiên tai, hoả hoạn, bản thân, thân nhân bị ốm có xác nhận của cơ sở khám bệnh, chữa bệnh có thẩm quyền và các trường hợp khác được quy định trong nội quy lao động.
Ngoài ra, tại Điều 219 Bộ luật lao động (2012) còn quy định về những điều cấm, liên quan đến đình công như sau:
Điều 219. Hành vi bị cấm trước, trong và sau khi đình công
1. Cản trở việc thực hiện quyền đình công hoặc kích động, lôi kéo, ép buộc người lao động đình công; cản trở người lao động không tham gia đình công đi làm việc.
2. Dùng bạo lực; hủy hoại máy, thiết bị, tài sản của người sử dụng lao động.
3. Xâm phạm trật tự, an toàn công cộng.
4. Chấm dứt hợp đồng lao động hoặc xử lý kỷ luật lao động đối với người lao động, người lãnh đạo đình công hoặc điều động người lao động, người lãnh đạo đình công sang làm công việc khác, đi làm việc ở nơi khác vì lý do chuẩn bị đình công hoặc tham gia đình công.
5. Trù dập, trả thù người lao động tham gia đình công, người lãnh đạo đình công.
Như vậy, nói một cách tóm gọn là: nếu người lao động tham gia đình công thì sẽ không bị xử lý kỷ luật lao động, không bị sa thải (là một hình thức kỷ luật lao động).
Tuy nhiên, nếu đã kết thúc cuộc đình công, mà người lao động vẫn không đi làm, thì có thể xem là trường hợp "tự ý bỏ việc". Và nếu tự ý bỏ việc quá 5 ngày cộng dồn trong một tháng thì công ty bạn có quyền sa thải người vi phạm - theo quy định tại Điều 126 Bộ luật lao động (2012) nói ở trên.
Tất nhiên, quá trình giải quyết, xử lý kỷ luật lao động của công ty cũng phải tuân thủ theo đúng quy định của pháp luật. Tức là phải tiến hành phiên họp xử lý kỷ luật lao động. Chúc bạn thành công trên cương vị Trưởng phòng nhân sự của mình. Thân mến
HÃY GỌI 1900 6280
ĐỂ NGHE LUẬT SƯ TƯ VẤN
Nội dung tư vấn trên website chỉ mang tính tham khảo, cần Luật sư tư vấn chi tiết quý khách vui lòng gọi 1900 6280
Những tin mới hơn
- Chứng cứ để khởi kiện đòi tiền cho vay bằng ghi âm có được coi là hợp pháp? (16/05/2018)
- Đòi nhà cho ở nhờ không trả thì tòa án sẽ giải quyết tranh chấp đòi nhà (16/05/2018)
- Kiện dịch vụ của resort khi chất lượng phục vụ cho du khách du lịch quá kém (16/05/2018)
- Mua nhầm đất bị quy hoạch có thể kiện ra tòa án để đòi lại tiền? (16/05/2018)
- Hồ sơ thủ tục và mức án phí khi khởi kiện hàng xóm trổ cửa sổ sang nhà mình (16/05/2018)
- Cho thôi việc để làm gương răn đe người khác phải thực hiện đúng luật (16/05/2018)
- Công ty tố cáo trộm cắp nay muốn tố ngược công ty trốn thuế được không? (16/05/2018)
- Bảo vệ làm mất xe trong ca trực của mình mà bồi thường không nổi phải làm sao? (16/05/2018)
- Công ty xác minh lý lịch của người lao động vi phạm kỷ luật có đúng không? (16/05/2018)
- Công nhân đình công quá 3 ngày công ty có quyền sa thải có đúng không? (16/05/2018)
Những tin cũ hơn
- Bồi thường hợp đồng lao động và chi phí đào tạo của công ty khi bị sa thải (15/05/2018)
- Bị sa thải vì lý do sửa lỗi chậm và quên báo cáo có đúng không? (15/05/2018)
- Bị chấm dứt hợp đồng lao động vì có trách nhiệm liên quan có hưởng quyền lợi gì? (15/05/2018)
- Sa thải vì đang nghỉ việc để chữa bệnh nhưng không báo có đúng không? (15/05/2018)
- Công ty xác minh sự việc vi phạm có quyền đình chỉ công tác người lao động? (15/05/2018)
- Có áp dụng biện pháp đình chỉ công tác để xử lý kỷ luật lao động được không? (15/05/2018)
- Hợp đồng thời vụ 3 tháng để né tránh đóng bảo hiểm xã hội có nên không? (15/05/2018)
- Đòi quyền lợi khi công ty nợ lương không có HĐLĐ và không biết công ty ở đâu? (15/05/2018)
- Điều chuyển và thay đổi công việc của người lao động được thực hiện thế nào? (15/05/2018)
- Chuyển đổi hình thức các hợp đồng lao động không thời hạn sang có thời hạn? (15/05/2018)
Trước hết Công ty Luật Bách Dương xin gửi tới quý khách hàng lời chào trân trọng nhất!Với khẩu hiệu "An toàn pháp lý - Nền tảng thành công!" Trong quá trình hoạt động chúng tôi đã nhận được nhiều sự tin tưởng từ các quý khách hàng trên phạm vi cả nước. Tuy nhiên một số thông tin chi tiết và các loại hình dịch vụ pháp lý được Công ty chúng tôi cung cấp thì không phải khách hàng nào cũng biết đến,...
Chi tiết
Cơ quan điều tra tiến hành điều tra tất cả các tội phạm, áp dụng mọi biện pháp do Bộ luật tố tụng hình sự quy định để xác định tội phạm và người đã thực hiện hành vi phạm tội, lập hồ sơ, đề nghị truy tố; tìm ra nguyên nhân, điều...
Mẫu Văn Bản
-
Đơn thay đổi ý kiến không đồng ý với kết quả hòa giải của tòa án
-
Mẫu Đơn khởi kiện Đòi tiền đặt cọc thuê nhà
-
Đơn xin ly hôn thuận tình có yếu tố nước ngoài
-
Đơn kiện đòi tiền nợ theo hợp đồng
-
Đơn kiện đòi tài sản và quyền kinh doanh theo giấy phép
-
Đơn kiện đòi tài sản đã cho mượn.
-
Đơn kiện đòi quyền sử dụng đất
-
Đơn kiện đòi nợ theo xác nhận công nợ
-
Đơn kiện đòi lại di sản thừa kế
-
Đơn đề nghị công nhận quyền sử dụng đất và tài sản gắn liền với đất