Phân chia tài sản sau ly hôn đã có thỏa thuận riêng và bản án của tòa án
Đăng lúc: Thứ năm - 10/05/2018 23:17 - Người đăng bài viết: Vũ Văn Toàn
Phân chia tài sản sau ly hôn đã có thỏa thuận riêng và có bản án của tòa án. Ông A lấy bà B có đăng ký kết hôn, tài sản chung gồm có 2 căn nhà + 1 miếng đất đều do ông A - bà B đứng tên đồng sở hữu. Khi A-B ly hôn, có quyết định ly hôn của tòa án và A-B đồng thỏa thuận về việc phân chia tài sản như sau: 1/ Căn nhà thứ 1 được chia cho ông A. 2/ Căn nhà thứ 2 được chia cho bà B. 3/ Miếng đất chia cho 2 đứa con chung dưới 18 tuổi của A-B. Bà B nuôi 2 con nên tạm thời có quyền sử dụng miếng đất này đến khi 2 con đủ 18 tuổi, nhưng không được bán đất. Hỏi:
1- Bà B có cần làm thủ tục chuyển quyền sở hữu đối với căn nhà thứ 2 được chia hay không (căn nhà này trước khi ly hôn là do A-B cùng đứng tên).
2- Sau khi ly hôn, bà B muốn cất nhà trên miếng đất được chia cho 2 đứa con chung để 3 mẹ con bà B cùng chung sống. Vậy bà B có đủ tư cách pháp nhân để đứng ra xin Giấy phép xây dựng không?
3- Bà B có quyền đứng ra ký kết các hợp đồng của miếng đất này cụ thể như hợp đồng cho thuê mặt bằng, thế chấp Ngân hàng hay các loại giấy tờ khác liên quan tới miếng đất này trong thời gian 2 đứa con còn dưới 18 tuổi không?
Cám ơn Luật sư nhiều. Trân trọng.
Câu hỏi của chị là một tình huống thực tế hay xảy ra. Bộ luật dân sự đã có những qui định mang tính nguyên tắc về vấn đề này, trên cơ sở bảo đảm quyền và lợi ích hợp pháp của các bên liên quan.
Theo quy định của pháp luật, khi ly hôn, liên quan đến tài sản chung - các bên có thể tự thỏa thuận chia hoặc yêu cầu tòa án giải quyết. Thông thường thì tài sản chung sẽ chia đôi, mỗi người 50% giá trị.
Ngoài ra, các bên (vợ và chồng) có thể thỏa thuận và tự nguyện “chia” hay “cho” một phần tài sản của mình cho các con. Vấn đề này tuy không liên quan trực tiếp đến vụ án ly hôn, nhưng sẽ được tòa ghi nhận trong bản án – nếu các bên có yêu cầu, khi giải quyết ly hôn. Ví dụ: Khi ly hôn, hai vợ chồng đồng ý sẽ trích ra 500 triệu đồng từ tài sản chung để cho hai đứa con. Khi đó, bản án sẽ tuyên có nội dung theo dạng như chị đã trình bày trong thư của mình.
Nếu hai vợ chồng có con chưa thành niên (dưới 18 tuổi), thì khi giải quyết ly hôn sẽ còn đặt ra vấn đề “cấp dưỡng nuôi con”. Thông thường thì nếu một bên nuôi, thì bên kia có nghĩa vụ cấp dưỡng (góp tiền chung sức nuôi con cho đến khi trưởng thành – 18 tuổi). Việc cấp dưỡng nuôi con về bản chất khác với việc “cho” con tài sản – như nêu ở trên. Về nguyên tắc, tiền cấp dưỡng có thể giao hàng tháng hoặc cũng có thể giao luôn một lần – nếu bên cấp dưỡng có điều kiện và cả hai bậc cha mẹ đều đồng ý. Vấn đề cấp dưỡng nuôi con được ghi nhận trong bản án. Trên thực tế, cũng có những trường hợp bên nhận nuôi con không yêu cầu (không cần) được cấp dưỡng. Việc này cũng được ghi nhận trong bản án ly hôn.
Qua những điều hơi “dài dòng” như trên, ý của tôi là – do tôi không đọc bản án ly hôn của ông bà A-B, mảnh đất “chia cho các con” mà chị nói thuộc trường hợp “cho tài sản” chứ không phải là “tiền cấp dưỡng”. Hay nói cách khác, mảnh đất này thuộc quyền sở hữu (sử dụng) của hai người con, có nguồn gốc từ việc được cha mẹ cho tặng.
Bây giờ, tôi sẽ lần lượt trả lời từng câu hỏi của chị.
1. Bà B cần phải làm thủ tục sang tên, xác lập quyền sở hữu đối với căn nhà mình được chia:
Nhà đất là tài sản có đăng ký. Nhà thuộc quyền sở hữu của ai thì người có phải có Giấy chứng nhận quyền sở hữu nhà ghi tên mình. Do hiện nay giấy tờ đang đứng tên hai người, nay theo thỏa thuận ghi nhận trong bản án (đã có hiệu lực pháp luật) căn nhà thuộc về bà B. Như vậy, nhất thiết bà B phải làm thủ tục sang tên qua cho mình để hoàn tất việc xác lập quyền sở hữu.
Ngoài ra, cũng cần lưu ý thêm là đối với miếng đất của các con, bà B cũng cần liên hệ làm thủ tục chuyển tên cho các con.
2. Bà B có thể xây cất nhà trên miếng đất của các con, cũng như thực hiện các giao dịch liên quan đến mảnh đất như thế chấp, cho thuê mặt bằng nếu được sự đồng ý của cha các con (chồng cũ) :
Như đã xác định, miếng đất nay thuộc quyền sở hữu (sử dụng) của các con. Vì hiện nay 2 con đều chưa đến tuổi trưởng thành (chưa đủ 18 tuổi), chưa có năng lực hành vi dân sự và năng lực pháp lý đầy đủ, nên sẽ bị hạn chế quyền sử dụng đối miếng đất – dù là của mình.
Theo qui định của pháp luật, trong trường hợp này bà B, là người nuôi dưỡng, đồng thời cũng được xem là “người giám hộ” của hai con có “quyền quản lý” đối với miếng đất. Quyền quản lý này được thực hiện theo quy định về “quyền quản lý tài sản của người được giám hộ”. ( Hai đứa con là “người được giám hộ”).
Tại điều 69 Bộ luật dân sự quy định việc quản lý tài sản của người được giám hộ như sau: “Người giám hộ được thực hiện các giao dịch liên quan đến tài sản của người được giám hộ vì lợi ích của người được giám hộ. Việc bán, trao đổi, cho thuê, cho mượn, cho vay, cầm cố, thế chấp, đặt cọc và các giao dịch khác đối với tài sản có giá trị lớn của người được giám hộ phải được sự đồng ý của người giám sát việc giám hộ”.
Như vậy, về nguyên tắc bà B có quyền làm những gì liên quan đến mảnh đất nếu “vì lợi ích của các con”. Tuy nhiên, đối với các giao dịch có giá trị lớn và làm chuyển dịch quyền sở hữu như bán, cho thuê, cầm cố, thế chấp ...vv thì phải được “sự đồng ý của người giám sát việc giám hộ”.
(Trong trường hợp này, người “giám sát việc giám hộ”, cũng theo qui định tại Bộ luật dân sự, chính là người “thân thích” của người được giám hộ (hai đứa con). Chính là ông A – cha của hai người con.
Ý cuối, riêng việc “cất nhà trên đất” để ba mẹ con cùng chung sống tuy thoạt nghe có vẻ hợp lý. Về nguyên tắc nay người mẹ (bà B) có thể đứng đơn xin Giấy phép xây dựng. Tuy nhiên về mặt pháp lý thì lại có thể sẽ rắc rối, phức tạp về sau. Vì để cất nhà thì phải có tiền, mà tiền thì lại của người mẹ, đem cất nhà trên đất của con – nên sau này khi làm thủ tục xin cấp giấy chứng nhận quyền sở hữu nhà sẽ phát sinh vấn đề là : phải xác định ai là chủ sở hữu căn nhà : cả ba mẹ con ? hay mẹ, hay con ? Theo tôi, đây là vấn đề sau này (khi các con đã đủ 18 tuổi) sẽ phải thực hiện theo kiểu “vướng ở đâu gỡ ở đó”, linh hoạt, tùy theo tình hình thực tế. Chứ không thể có ngay kết quả như ý được.
Theo quy định của pháp luật, khi ly hôn, liên quan đến tài sản chung - các bên có thể tự thỏa thuận chia hoặc yêu cầu tòa án giải quyết. Thông thường thì tài sản chung sẽ chia đôi, mỗi người 50% giá trị.
Ngoài ra, các bên (vợ và chồng) có thể thỏa thuận và tự nguyện “chia” hay “cho” một phần tài sản của mình cho các con. Vấn đề này tuy không liên quan trực tiếp đến vụ án ly hôn, nhưng sẽ được tòa ghi nhận trong bản án – nếu các bên có yêu cầu, khi giải quyết ly hôn. Ví dụ: Khi ly hôn, hai vợ chồng đồng ý sẽ trích ra 500 triệu đồng từ tài sản chung để cho hai đứa con. Khi đó, bản án sẽ tuyên có nội dung theo dạng như chị đã trình bày trong thư của mình.
Nếu hai vợ chồng có con chưa thành niên (dưới 18 tuổi), thì khi giải quyết ly hôn sẽ còn đặt ra vấn đề “cấp dưỡng nuôi con”. Thông thường thì nếu một bên nuôi, thì bên kia có nghĩa vụ cấp dưỡng (góp tiền chung sức nuôi con cho đến khi trưởng thành – 18 tuổi). Việc cấp dưỡng nuôi con về bản chất khác với việc “cho” con tài sản – như nêu ở trên. Về nguyên tắc, tiền cấp dưỡng có thể giao hàng tháng hoặc cũng có thể giao luôn một lần – nếu bên cấp dưỡng có điều kiện và cả hai bậc cha mẹ đều đồng ý. Vấn đề cấp dưỡng nuôi con được ghi nhận trong bản án. Trên thực tế, cũng có những trường hợp bên nhận nuôi con không yêu cầu (không cần) được cấp dưỡng. Việc này cũng được ghi nhận trong bản án ly hôn.
Qua những điều hơi “dài dòng” như trên, ý của tôi là – do tôi không đọc bản án ly hôn của ông bà A-B, mảnh đất “chia cho các con” mà chị nói thuộc trường hợp “cho tài sản” chứ không phải là “tiền cấp dưỡng”. Hay nói cách khác, mảnh đất này thuộc quyền sở hữu (sử dụng) của hai người con, có nguồn gốc từ việc được cha mẹ cho tặng.
Bây giờ, tôi sẽ lần lượt trả lời từng câu hỏi của chị.
1. Bà B cần phải làm thủ tục sang tên, xác lập quyền sở hữu đối với căn nhà mình được chia:
Nhà đất là tài sản có đăng ký. Nhà thuộc quyền sở hữu của ai thì người có phải có Giấy chứng nhận quyền sở hữu nhà ghi tên mình. Do hiện nay giấy tờ đang đứng tên hai người, nay theo thỏa thuận ghi nhận trong bản án (đã có hiệu lực pháp luật) căn nhà thuộc về bà B. Như vậy, nhất thiết bà B phải làm thủ tục sang tên qua cho mình để hoàn tất việc xác lập quyền sở hữu.
Ngoài ra, cũng cần lưu ý thêm là đối với miếng đất của các con, bà B cũng cần liên hệ làm thủ tục chuyển tên cho các con.
2. Bà B có thể xây cất nhà trên miếng đất của các con, cũng như thực hiện các giao dịch liên quan đến mảnh đất như thế chấp, cho thuê mặt bằng nếu được sự đồng ý của cha các con (chồng cũ) :
Như đã xác định, miếng đất nay thuộc quyền sở hữu (sử dụng) của các con. Vì hiện nay 2 con đều chưa đến tuổi trưởng thành (chưa đủ 18 tuổi), chưa có năng lực hành vi dân sự và năng lực pháp lý đầy đủ, nên sẽ bị hạn chế quyền sử dụng đối miếng đất – dù là của mình.
Theo qui định của pháp luật, trong trường hợp này bà B, là người nuôi dưỡng, đồng thời cũng được xem là “người giám hộ” của hai con có “quyền quản lý” đối với miếng đất. Quyền quản lý này được thực hiện theo quy định về “quyền quản lý tài sản của người được giám hộ”. ( Hai đứa con là “người được giám hộ”).
Tại điều 69 Bộ luật dân sự quy định việc quản lý tài sản của người được giám hộ như sau: “Người giám hộ được thực hiện các giao dịch liên quan đến tài sản của người được giám hộ vì lợi ích của người được giám hộ. Việc bán, trao đổi, cho thuê, cho mượn, cho vay, cầm cố, thế chấp, đặt cọc và các giao dịch khác đối với tài sản có giá trị lớn của người được giám hộ phải được sự đồng ý của người giám sát việc giám hộ”.
Như vậy, về nguyên tắc bà B có quyền làm những gì liên quan đến mảnh đất nếu “vì lợi ích của các con”. Tuy nhiên, đối với các giao dịch có giá trị lớn và làm chuyển dịch quyền sở hữu như bán, cho thuê, cầm cố, thế chấp ...vv thì phải được “sự đồng ý của người giám sát việc giám hộ”.
(Trong trường hợp này, người “giám sát việc giám hộ”, cũng theo qui định tại Bộ luật dân sự, chính là người “thân thích” của người được giám hộ (hai đứa con). Chính là ông A – cha của hai người con.
Ý cuối, riêng việc “cất nhà trên đất” để ba mẹ con cùng chung sống tuy thoạt nghe có vẻ hợp lý. Về nguyên tắc nay người mẹ (bà B) có thể đứng đơn xin Giấy phép xây dựng. Tuy nhiên về mặt pháp lý thì lại có thể sẽ rắc rối, phức tạp về sau. Vì để cất nhà thì phải có tiền, mà tiền thì lại của người mẹ, đem cất nhà trên đất của con – nên sau này khi làm thủ tục xin cấp giấy chứng nhận quyền sở hữu nhà sẽ phát sinh vấn đề là : phải xác định ai là chủ sở hữu căn nhà : cả ba mẹ con ? hay mẹ, hay con ? Theo tôi, đây là vấn đề sau này (khi các con đã đủ 18 tuổi) sẽ phải thực hiện theo kiểu “vướng ở đâu gỡ ở đó”, linh hoạt, tùy theo tình hình thực tế. Chứ không thể có ngay kết quả như ý được.
HÃY GỌI 1900 6280
ĐỂ NGHE LUẬT SƯ TƯ VẤN
Nội dung tư vấn trên website chỉ mang tính tham khảo, cần Luật sư tư vấn chi tiết quý khách vui lòng gọi 1900 6280
Những tin mới hơn
- Không cho người cha nhận con sau khi ly hôn vì đòi xác định ADN có được không? (11/05/2018)
- Chồng việt kiều Mỹ về Việt nam cưới thêm vợ 2 thì phải làm thế nào? (11/05/2018)
- Giải quyết khoản nợ chung của vợ chồng trong thời ký hôn nhân khi ly hôn (11/05/2018)
- Tranh chấp quyền nuôi con khi chung sống nhau không đăng ký kết hôn (11/05/2018)
- Tòa án chấp nhận người vợ được quyền nuôi con nhờ xin được hợp đồng lao động khống? (11/05/2018)
- Muốn được nuôi con khi bị đuổi khỏi nhà chồng chưa kết hôn thì phải làm sao? (11/05/2018)
- Chồng đơn phương ly hôn trong khi vợ vẫn yêu thương mà không ly hôn? (10/05/2018)
- Ly hôn với một bên lẩn tránh hiện không rõ đang cư trú ở đâu (10/05/2018)
- Tài sản riêng có trước khi kết hôn được xác định chứng minh bằng cách nào? (10/05/2018)
- Nhờ luật sư bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp trong vụ án ly hôn (10/05/2018)
Những tin cũ hơn
- Có phải chu cấp dưỡng tiền nuôi con khi chưa đăng ký kết hôn (10/05/2018)
- Giết người có thể giải quyết nội bộ với phía bị hại mà không bị xét xử không? (10/05/2018)
- Nhân viên ngân hàng cầm tiền của khách hàng không trả được phạm tội gì? (10/05/2018)
- Người được thuê viết hoá đơn trong mua bán hóa đơn sẽ bị xử phạt như thế nào? (10/05/2018)
- Nhận hóa đơn không đúng quy định là mua hóa đơn khống có phạm tội? (10/05/2018)
- Mua bằng lái xe giả nhưng không sử dụng có phải bị tù không? (10/05/2018)
- Đưa tiền để xin việc nhưng không được phải làm gì để giải quyết? (10/05/2018)
- Vụ tai nạn giao thông có dấu hiệu giết người cần phải làm gì? (10/05/2018)
- Bị công ty tố cáo tới công an vì gửi email cung cấp thông tin nội bộ cho người khác (10/05/2018)
- Vay tiền để làm ăn nhưng thua lỗ thì giải quyết dân sự hay hình sự? (10/05/2018)
Trước hết Công ty Luật Bách Dương xin gửi tới quý khách hàng lời chào trân trọng nhất!Với khẩu hiệu "An toàn pháp lý - Nền tảng thành công!" Trong quá trình hoạt động chúng tôi đã nhận được nhiều sự tin tưởng từ các quý khách hàng trên phạm vi cả nước. Tuy nhiên một số thông tin chi tiết và các loại hình dịch vụ pháp lý được Công ty chúng tôi cung cấp thì không phải khách hàng nào cũng biết đến,...
Chi tiết
Thông tư này liên tịch này hướng dẫn về nội dung chi, mức chi, nguồn kinh phí thực hiện cưỡng chế thi hành án, thủ tục tạm ứng, hoàn tạm ứng chi phí cưỡng chế thi hành án, lập dự toán, chấp hành và quyết toán kinh phí cưỡng chế...
Mẫu Văn Bản
-
Đơn thay đổi ý kiến không đồng ý với kết quả hòa giải của tòa án
-
Mẫu Đơn khởi kiện Đòi tiền đặt cọc thuê nhà
-
Đơn xin ly hôn thuận tình có yếu tố nước ngoài
-
Đơn kiện đòi tiền nợ theo hợp đồng
-
Đơn kiện đòi tài sản và quyền kinh doanh theo giấy phép
-
Đơn kiện đòi tài sản đã cho mượn.
-
Đơn kiện đòi quyền sử dụng đất
-
Đơn kiện đòi nợ theo xác nhận công nợ
-
Đơn kiện đòi lại di sản thừa kế
-
Đơn đề nghị công nhận quyền sử dụng đất và tài sản gắn liền với đất