Phải làm gì khi nhân viên lấy tiền công ty bỏ trốn không liên lạc được
Đăng lúc: Thứ hai - 07/05/2018 16:19 - Người đăng bài viết: Vũ Văn Toàn
Phải làm gì khi nhân viên lấy tiền công ty bỏ trốn không liên lạc được. Công ty tôi có ký hợp đồng thời vụ với một nhân viên làm công việc giao nhận hàng xuất nhập khẩu. Vừa qua, có 02 lô hàng phải đóng thuế ngay, công ty tạm ứng cho NV đó nộp thuế. Nhưng sau nhiều lần đòi biên lai nộp thuế, NV đó chưa nộp và giải thích là do cán bộ hải quan chưa trả lại, đang làm trích lục để lấy bản sao có xác nhận sao y của hải quan. Mãi cho đến khoảng gần cuối tháng 5-2010 vừa rồi NV đó lấy chứng từ đi nhận một lô hàng mới nhưng không thấy đem hàng về, liên lạc điện thoại thì tắt máy. Lúc đầu mọi người cứ tưởng là bị tai nạn, nhưng tính đến nay đã 2 tuần lễ trôi qua, vẫn không thấy tiến triển gì. Công ty có liên lạc với các bạn bè của NV đó thì họ cũng không tìm ra và nói chính họ cũng bị NV đó mượn tiền chưa trả. Liên lạc tiếp với gia đình (anh ruột, dì ruột..) thì được trả lời là NV đó thuê nhà ở riêng với vợ con nên cũng không biết là chuyển chỗ ở đến đâu nữa. Tổng giá trị cho 2 lần tạm ứng là khoảng 45 triệu đồng. Vậy nhờ luật sư hướng dẫn chị làm các biện pháp tố tụng ra pháp luật giúp.
Trong sự việc này cần phải xem xét dưới 2 góc độ pháp lý khác nhau : quan hệ về pháp luật lao động và quan hệ về tài sản (của công ty).
1. Người nhân viên đã vi phạm kỷ luật lao động, đủ căn cứ để sa thải:
Giữa công ty và Người nhân viên này (tạm gọi là A) có quan hệ pháp luật lao động thông qua hình thức là “hợp đồng thời vụ”. Theo qui định, muốn nghỉ việc thỉ phải báo trước cho công ty 3 ngày. Ở đây A đã tự ý bỏ việc không báo trước. Như vậy A đã vi phạm pháp luật lao động và điều lệ công ty.
Tại Điều 85 Bộ luật lao động qui định áp dụng hình thức sa thải khi
o “Người lao động có hành vi trộm cắp, lừa dối ... gây thiệt hại về tài sản, lợi ích doanh nghiệp”.
o “Người lao động tự ý bỏ việc 5 ngày cộng dồn trong một tháng”.
Như vậy, có thể thấy tới nay công ty đã có đủ cơ sở để sa thải nhân viên này.
Hướng giải quyết: Công ty cần tổ chức một cuộc họp “ Xử lý kỷ luật lao động” – với thành phần tham gia là Ban giám đốc, đại diện công đoàn, người làm chứng … Lập thành Biên bản và giao cho Giám đốc tiến hành các thủ tục để sa thải theo qui định của pháp luật.
2. Nhân viên có dấu hiệu phạm tội
Ngoài ra, với hành vi chiếm lấy tiền của công ty, nhân viên này nhiều khả năng có thể bị xem xét và xử lý về mặt hình sự (tội phạm). Cụ thể ở đây có thể là tội “Lừa đảo chiếm đoạt tài sản”, tội “lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản” hoặc “chiếm giữ tài sản bất hợp pháp” – theo qui định tại Bộ luật hình sự.
Tuy nhiên, cụ thể như thế nào thì trước mắt phải xem xét kỹ về nội dung, chứng cứ… chứ không thể “đoán mò” được. Do vậy, công ty cần xem xét kỹ các điều luật này trong Bộ luật hình sự, từ đó sẽ thấy hành vi này “phù hợp” với tội danh nào nhất. Trên cơ sở đó làm đơn tố cáo nhân viên gửi đến cơ quan chức năng.
Hướng giải quyết: Công ty làm “Đơn tố cáo”, tố cáo ông A. Đơn gửi tới cơ quan công an nơi công ty có trụ sở hoặc nơi ông A cư trú. Nếu Đơn tố cáo chặt chẽ, có cơ sở thì công an sẽ xem xét, giải quyết. Kể cả việc sẽ ra quyết định khởi tố vụ án hình sự để tiến hành điều tra.
Tuy nhiên, nói thêm là nếu công ty làm như vậy ngay thì cũng có vẻ “căng” quá. Lỡ có chuyện gì thì cũng rất khổ cho anh nhân viên này. Vì anh ta thậm chí có thể sẽ phải bị ở tù nhiều năm, trong khi đang có vợ, con nhỏ … Nên chăng là tạo cho anh ta một cơ hội ?
Trên thực tế, văn phòng chúng tôi cũng đã từng làm nhều vụ như thế này. Theo đó, trước mắt công ty chỉ cần có thư gửi tới đương sự (hoặc gia đình, cha mẹ), phân tích phải trái, tình cảm, hậu quả pháp lý và động viên đương sự tự nguyện trả tiền lại cho công ty. Kèm thư là Đơn tố cáo (chưa gửi). Nhiều khả năng là người nhân viên này, dưới sự tác động của gia đình và suy nghĩ của bản thân sẽ tự động trả lại tiền cho công ty. Tỷ lệ thành công là khá cao.
Mong bạn sẽ có hướng giải quyết phù hợp.
1. Người nhân viên đã vi phạm kỷ luật lao động, đủ căn cứ để sa thải:
Giữa công ty và Người nhân viên này (tạm gọi là A) có quan hệ pháp luật lao động thông qua hình thức là “hợp đồng thời vụ”. Theo qui định, muốn nghỉ việc thỉ phải báo trước cho công ty 3 ngày. Ở đây A đã tự ý bỏ việc không báo trước. Như vậy A đã vi phạm pháp luật lao động và điều lệ công ty.
Tại Điều 85 Bộ luật lao động qui định áp dụng hình thức sa thải khi
o “Người lao động có hành vi trộm cắp, lừa dối ... gây thiệt hại về tài sản, lợi ích doanh nghiệp”.
o “Người lao động tự ý bỏ việc 5 ngày cộng dồn trong một tháng”.
Như vậy, có thể thấy tới nay công ty đã có đủ cơ sở để sa thải nhân viên này.
Hướng giải quyết: Công ty cần tổ chức một cuộc họp “ Xử lý kỷ luật lao động” – với thành phần tham gia là Ban giám đốc, đại diện công đoàn, người làm chứng … Lập thành Biên bản và giao cho Giám đốc tiến hành các thủ tục để sa thải theo qui định của pháp luật.
2. Nhân viên có dấu hiệu phạm tội
Ngoài ra, với hành vi chiếm lấy tiền của công ty, nhân viên này nhiều khả năng có thể bị xem xét và xử lý về mặt hình sự (tội phạm). Cụ thể ở đây có thể là tội “Lừa đảo chiếm đoạt tài sản”, tội “lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản” hoặc “chiếm giữ tài sản bất hợp pháp” – theo qui định tại Bộ luật hình sự.
Tuy nhiên, cụ thể như thế nào thì trước mắt phải xem xét kỹ về nội dung, chứng cứ… chứ không thể “đoán mò” được. Do vậy, công ty cần xem xét kỹ các điều luật này trong Bộ luật hình sự, từ đó sẽ thấy hành vi này “phù hợp” với tội danh nào nhất. Trên cơ sở đó làm đơn tố cáo nhân viên gửi đến cơ quan chức năng.
Hướng giải quyết: Công ty làm “Đơn tố cáo”, tố cáo ông A. Đơn gửi tới cơ quan công an nơi công ty có trụ sở hoặc nơi ông A cư trú. Nếu Đơn tố cáo chặt chẽ, có cơ sở thì công an sẽ xem xét, giải quyết. Kể cả việc sẽ ra quyết định khởi tố vụ án hình sự để tiến hành điều tra.
Tuy nhiên, nói thêm là nếu công ty làm như vậy ngay thì cũng có vẻ “căng” quá. Lỡ có chuyện gì thì cũng rất khổ cho anh nhân viên này. Vì anh ta thậm chí có thể sẽ phải bị ở tù nhiều năm, trong khi đang có vợ, con nhỏ … Nên chăng là tạo cho anh ta một cơ hội ?
Trên thực tế, văn phòng chúng tôi cũng đã từng làm nhều vụ như thế này. Theo đó, trước mắt công ty chỉ cần có thư gửi tới đương sự (hoặc gia đình, cha mẹ), phân tích phải trái, tình cảm, hậu quả pháp lý và động viên đương sự tự nguyện trả tiền lại cho công ty. Kèm thư là Đơn tố cáo (chưa gửi). Nhiều khả năng là người nhân viên này, dưới sự tác động của gia đình và suy nghĩ của bản thân sẽ tự động trả lại tiền cho công ty. Tỷ lệ thành công là khá cao.
Mong bạn sẽ có hướng giải quyết phù hợp.
HÃY GỌI 1900 6280
ĐỂ NGHE LUẬT SƯ TƯ VẤN
Nội dung tư vấn trên website chỉ mang tính tham khảo, cần Luật sư tư vấn chi tiết quý khách vui lòng gọi 1900 6280
Những tin mới hơn
- Tại sao Doanh nghiệp tư nhân được thành lập có tư cách pháp nhân? (07/05/2018)
- Công ty đòi lại tiền đặt cọc thuê nhà làm trụ sở bằng cách nào? (07/05/2018)
- Giám đốc là người đại diện theo pháp luật rút khỏi công ty cổ phần? (07/05/2018)
- Cổ đông không góp vốn đòi giải thể công ty được giải quyết thế nào? (07/05/2018)
- Tổ chức cuộc thi ảnh trên mạng để quảng bá thương hiệu có phải xin phép? (07/05/2018)
- Lập trang web của công ty bán hàng trên mạng internet có phải xin phép (07/05/2018)
- Giấy đăng ký doanh nghiệp không ghi ngành nghề kinh doanh là sao? (07/05/2018)
- Đã nghỉ việc thì cổ phần có còn giá trị và có được dự đại hội cổ đông không (07/05/2018)
- Khởi kiện vì website và logo của công ty bị nhái làm giả gây nhầm lẫn (07/05/2018)
- Văn phòng đại diện có thể làm showroom giới thiệu được không? (07/05/2018)
Những tin cũ hơn
- Làm cách nào Rút vốn khỏi công ty cổ phần khi thành viên chưa góp vốn (07/05/2018)
- Công ty có phải chấm dứt hoạt động khi thành viên góp vốn bị án tù (07/05/2018)
- Rút vốn khỏi công ty cổ phần với nước ngoài cần làm như thế nào (07/05/2018)
- Rút vốn khỏi công ty khi chưa có tên trong danh sách cổ đông (07/05/2018)
- Phải làm sao khi công ty liên doanh không đồng ý chia lợi nhuận (07/05/2018)
- Chuyển nhượng chi nhánh công ty và trách nhiệm của người đứng đầu (07/05/2018)
- Công ty chuyển tiền cho chi nhánh không ghi rõ mục đích có được không? (07/05/2018)
- Làm thế nào khi muốn rút khỏi công ty nhưng không có ai mua lại phần vốn (07/05/2018)
- Công ty con phụ thuộc và độc lập vào công ty mẹ như thế nào? (07/05/2018)
- Sát nhập công ty đang kinh doanh tốt có quyền sử dụng đất thuê được không (07/05/2018)
Trước hết Công ty Luật Bách Dương xin gửi tới quý khách hàng lời chào trân trọng nhất!Với khẩu hiệu "An toàn pháp lý - Nền tảng thành công!" Trong quá trình hoạt động chúng tôi đã nhận được nhiều sự tin tưởng từ các quý khách hàng trên phạm vi cả nước. Tuy nhiên một số thông tin chi tiết và các loại hình dịch vụ pháp lý được Công ty chúng tôi cung cấp thì không phải khách hàng nào cũng biết đến,...
Chi tiết
Pháp luật hình sự là một trong những công cụ sắc bén, hữu hiệu để đấu tranh phòng ngừa và chống tội phạm, góp phần đắc lực vào việc bảo vệ độc lập, chủ quyền, thống nhất và toàn vẹn lãnh thổ của Tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa,...
Mẫu Văn Bản
-
Đơn thay đổi ý kiến không đồng ý với kết quả hòa giải của tòa án
-
Mẫu Đơn khởi kiện Đòi tiền đặt cọc thuê nhà
-
Đơn xin ly hôn thuận tình có yếu tố nước ngoài
-
Đơn kiện đòi tiền nợ theo hợp đồng
-
Đơn kiện đòi tài sản và quyền kinh doanh theo giấy phép
-
Đơn kiện đòi tài sản đã cho mượn.
-
Đơn kiện đòi quyền sử dụng đất
-
Đơn kiện đòi nợ theo xác nhận công nợ
-
Đơn kiện đòi lại di sản thừa kế
-
Đơn đề nghị công nhận quyền sử dụng đất và tài sản gắn liền với đất