Mua nhà đất từ người được ủy quyền bán nay bị người khác kiện đòi lại
Đăng lúc: Chủ nhật - 13/05/2018 16:26 - Người đăng bài viết: Vũ Văn Toàn
Mua nhà đất từ người được ủy quyền bán nay bị người khác kiện đòi lại. Xin quý Luật sư vui lòng tư vấn cho tôi vụ việc sau: Tháng 01/ 2011 anh tôi có mua căn nhà của ông B., nhưng do bà Ch. được ông B. ủy quyền bán ( Hợp đồng ủy quyền có công chứng). Anh tôi đã trả đủ tiền, đăng bộ xong, bà Ch. đã bàn giao nhà, hiện anh tôi đang quản lý sử dụng căn nhà đã mua. Vừa rồi ông B. khởi kiện yêu cầu bà Ch. trả tiền mua nhà, vì bà Ch. mua căn nhà trên của ông B. ( bằng giấy tay) nhưng còn thiếu ½ số tiền, đồng thời ông B. yêu cầu hủy bỏ hợp đồng bán nhà cho anh tôi. Xin hỏi: Hợp đồng mua nhà của anh tôi có hợp pháp và bị hủy bỏ?. Quyền lợi của anh tôi có bị ảnh hưởng trong vụ tranh chấp trên không? ( Vì tôi nghe nói Hợp đồng ủy quyền là giả tạo, nên Hợp đồng bán nhà cho anh tôi sẽ vô hiệu?). Xin chân thành cảm ơn!
Trường hợp anh hỏi nói chung tôi nghĩ anh anh sẽ “an toàn”. Nhưng cũng có thể có nhiều khả năng, tình huống không thể hình dung trước được. Và theo tôi cũng còn phụ thuộc vào tài năng của ông B. (hay của luật sư ông B.).
Vì anh không gửi cho chúng tôi các tài liệu có liên quan, nên phần trả lời dưới đây chỉ mang tính nguyên tắc, có ý nghĩa tham khảo chứ không chắc chắn đúng sai anh nhé.
Trước hết, về nguyên tắc, sau khi anh và bà Ch. ký hợp đồng mua bán nhà, theo qui định tại Luật Nhà ở, quyền sở hữu nhà đã chuyển qua anh anh (tạm gọi là ông A.). Ông A đã hoàn tất thủ tục sang tên, đăng bộ tức là đã có giấy tờ sở hữu thuộc dạng “hoàn chỉnh”, nên rất khó để hủy bỏ/vô hiệu hóa giấy tờ này.
Như anh thắc mắc, hợp đồng mua bán nhà giữa bà Ch. Và ông A cũng có khả năng bị tuyên vô hiệu trong đó có trường hợp nếu ông B. chứng minh được đó là giao dịch giả tạo, nhằm che dấu một giao dịch khác. Tuy nhiên, xét về “nguồn gốc” thì việc bà Ch. bán nhà cho ông A chính là để thực hiện hành vi được ủy quyền ( theo hợp đồng ủy quyền giữa ông B và bà Ch). Do vậy, không thể nói hợp đồng mua bán này che dấu giao dịch nào khác cả.
Vấn đề cót lõi là: Hợp đồng ủy quyền giữa ông B và bà Ch có khả năng là “giả tạo” hay vì lý do nào đó mà “không có giá trị pháp lý” hay không? Trước hết, tôi cho rằng hầu như rất khó để nói và chứng minh rằng hành vi ủy quyền là “giả tạo”. Bởi lẽ ủy quyền và việc bên này nhờ/giao cho bên kia thực hiện một công việc cụ thể, trên nguyên tắc đồng thuận. Việc ủy quyền thực hiện trước mặt công chứng viên, tức là đã qua khâu “kiểm tra” về các yếu tố pháp lý, năng lực hành vi dân sự… Tôi cũng chưa bao giờ gặp trường hợp nào nói ủy quyền là “giả tạo”. ( Thực ra, tôi nghĩ đây là một vấn đề có yếu tố pháp lý hay, nhưng phải bàn luận theo kiểu nghiên cứu/trao đổi, không nằm trong khuổn khổ của phần trả lời này).
Tuy nhiên, khả năng để chỉ ra một hợp đồng ủy quyền ( hay một “hợp đồng” bất kỳ nào khác nói chung) là sai luật, không có giá trị pháp lý thì lại khá cao và như đã nói, phụ thuộc vào “tài năng” của bên ông B. Bằng cách tìm tòi và vận dụng những qui định tại Bộ luật dân sự, chỉ ra các dấu hiệu về một giao dịch trái pháp luật. ( Đây là vấn đề mang tính chuyên môn cao và khá rộng, nên cũng không thể nào nói hết được ở đây). Anh có thể tham khảo trong phần “giao dịch dân sự” và “hợp đồng dân sự” trong Bộ luật dân sự để tìm hiểu thêm về vấn đề này.
Trong trường hợp phía ông B chứng minh được hợp đồng ủy quyền là sai và tòa tuyên là “vô hiệu” (không có giá trị pháp lý), thì hợp đồng mua bán nhà giữa ông A và bà B sẽ bị xem xét lại và cũng có thể bị tuyên là vô hiệu do thực hiện từ một giao dịch vô hiệu. ( Đại ý là bà Ch. không “có quyền” bán căn nhà cho ông A).
Cũng cần nói thêm chút đỉnh về vụ kiện giữa ông B. và bà Ch. Nếu như thông tin anh nói, thì có thể xem đây là một vụ án đòi nợ thông thường. Có hai khả năng: ông B đòi bà Ch. tiền bán nhà theo "hợp đồng" bán nhà giữa ông B và bà Ch. hoặc ông B đòi bà Ch. tiền bán nhà từ việc ủy quyền. Nếu ở trường hợp sau, thì ông A sẽ được triệu tập tham gia vào vụ án với tư cách là "người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan".
Nói tóm lại, mặc dù tình trạng của ông A là khá an toàn, nhưng cũng không thể lường trước được những tình huống xấu có thể xảy ra.
Vì anh không gửi cho chúng tôi các tài liệu có liên quan, nên phần trả lời dưới đây chỉ mang tính nguyên tắc, có ý nghĩa tham khảo chứ không chắc chắn đúng sai anh nhé.
Trước hết, về nguyên tắc, sau khi anh và bà Ch. ký hợp đồng mua bán nhà, theo qui định tại Luật Nhà ở, quyền sở hữu nhà đã chuyển qua anh anh (tạm gọi là ông A.). Ông A đã hoàn tất thủ tục sang tên, đăng bộ tức là đã có giấy tờ sở hữu thuộc dạng “hoàn chỉnh”, nên rất khó để hủy bỏ/vô hiệu hóa giấy tờ này.
Như anh thắc mắc, hợp đồng mua bán nhà giữa bà Ch. Và ông A cũng có khả năng bị tuyên vô hiệu trong đó có trường hợp nếu ông B. chứng minh được đó là giao dịch giả tạo, nhằm che dấu một giao dịch khác. Tuy nhiên, xét về “nguồn gốc” thì việc bà Ch. bán nhà cho ông A chính là để thực hiện hành vi được ủy quyền ( theo hợp đồng ủy quyền giữa ông B và bà Ch). Do vậy, không thể nói hợp đồng mua bán này che dấu giao dịch nào khác cả.
Vấn đề cót lõi là: Hợp đồng ủy quyền giữa ông B và bà Ch có khả năng là “giả tạo” hay vì lý do nào đó mà “không có giá trị pháp lý” hay không? Trước hết, tôi cho rằng hầu như rất khó để nói và chứng minh rằng hành vi ủy quyền là “giả tạo”. Bởi lẽ ủy quyền và việc bên này nhờ/giao cho bên kia thực hiện một công việc cụ thể, trên nguyên tắc đồng thuận. Việc ủy quyền thực hiện trước mặt công chứng viên, tức là đã qua khâu “kiểm tra” về các yếu tố pháp lý, năng lực hành vi dân sự… Tôi cũng chưa bao giờ gặp trường hợp nào nói ủy quyền là “giả tạo”. ( Thực ra, tôi nghĩ đây là một vấn đề có yếu tố pháp lý hay, nhưng phải bàn luận theo kiểu nghiên cứu/trao đổi, không nằm trong khuổn khổ của phần trả lời này).
Tuy nhiên, khả năng để chỉ ra một hợp đồng ủy quyền ( hay một “hợp đồng” bất kỳ nào khác nói chung) là sai luật, không có giá trị pháp lý thì lại khá cao và như đã nói, phụ thuộc vào “tài năng” của bên ông B. Bằng cách tìm tòi và vận dụng những qui định tại Bộ luật dân sự, chỉ ra các dấu hiệu về một giao dịch trái pháp luật. ( Đây là vấn đề mang tính chuyên môn cao và khá rộng, nên cũng không thể nào nói hết được ở đây). Anh có thể tham khảo trong phần “giao dịch dân sự” và “hợp đồng dân sự” trong Bộ luật dân sự để tìm hiểu thêm về vấn đề này.
Trong trường hợp phía ông B chứng minh được hợp đồng ủy quyền là sai và tòa tuyên là “vô hiệu” (không có giá trị pháp lý), thì hợp đồng mua bán nhà giữa ông A và bà B sẽ bị xem xét lại và cũng có thể bị tuyên là vô hiệu do thực hiện từ một giao dịch vô hiệu. ( Đại ý là bà Ch. không “có quyền” bán căn nhà cho ông A).
Cũng cần nói thêm chút đỉnh về vụ kiện giữa ông B. và bà Ch. Nếu như thông tin anh nói, thì có thể xem đây là một vụ án đòi nợ thông thường. Có hai khả năng: ông B đòi bà Ch. tiền bán nhà theo "hợp đồng" bán nhà giữa ông B và bà Ch. hoặc ông B đòi bà Ch. tiền bán nhà từ việc ủy quyền. Nếu ở trường hợp sau, thì ông A sẽ được triệu tập tham gia vào vụ án với tư cách là "người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan".
Nói tóm lại, mặc dù tình trạng của ông A là khá an toàn, nhưng cũng không thể lường trước được những tình huống xấu có thể xảy ra.
HÃY GỌI 1900 6280
ĐỂ NGHE LUẬT SƯ TƯ VẤN
Nội dung tư vấn trên website chỉ mang tính tham khảo, cần Luật sư tư vấn chi tiết quý khách vui lòng gọi 1900 6280
Những tin mới hơn
- Nghỉ định kỳ trong tháng như thế nào khi có ngày lễ và nghỉ thai sản? (13/05/2018)
- Doanh nghiệp bãi bỏ mức lương tối thiểu do Chính phủ qui định được không? (14/05/2018)
- Chưa ký hợp đồng lao động nhưng nghỉ sinh con được hưởng quyền lợi gì không? (15/05/2018)
- Có được hưởng chế độ hưu trí khi là lao động nữ dưới 50 tuổi đóng BHXH 20 năm? (15/05/2018)
- Thời giờ nghỉ ngơi trong giờ làm khi mang thai được quy định thế nào? (13/05/2018)
- Đòi bồi thường thiệt hại dân sự trong vụ án hình sự ở giai đoạn thi hành án (13/05/2018)
- Vấn đề hòa giải trong tranh chấp dân sự khác hòa giải trong lao động như thế nào? (13/05/2018)
- Có được vắng mặt tại phiên tòa khi là nguyên đơn trong vụ án ly hôn không (13/05/2018)
- Giả mạo giấy tờ người em thành người chị thì xử lý thế nào? (13/05/2018)
- Bán nhà của Việt kiều ủy quyền cho người khác tại Việt Nam có được không? (13/05/2018)
Những tin cũ hơn
- Có thể lập giấy ủy quyền tham gia tố tụng cho 2 người cùng một vụ việc? (13/05/2018)
- Thắc mắc về hợp đồng ủy quyền khác Giấy ủy quyền thế nào? (13/05/2018)
- Vi phạm bản quyền tác phẩm âm nhạc trên website thì giải quyết thế nào? (13/05/2018)
- Mức đóng án phí phải đóng là bao nhiêu và thực hiện đóng ở đâu (13/05/2018)
- Hướng xử lý người đem sổ đỏ không phải của mình đi thế chấp lừa đảo? (13/05/2018)
- Vỡ nợ bỏ trốn nay dọa sẽ kiện con gái chiếm đoạt tài sản của mình (13/05/2018)
- Thi hành án bị nhũng nhiễu vòi tiền và kiện đòi nợ khi chỉ cho vay bằng miệng (13/05/2018)
- Bị kiện đòi nợ có đi tù phải chịu án phí thế nào và trả ngay nợ ngay được không (13/05/2018)
- Đòi nợ bằng chứng cứ từ việc ghi âm trong điện thoại có được không? (13/05/2018)
- Mở công ty mua bán tên miền và cá nhân bán tên miền có phải nộp thuế? (12/05/2018)
Trước hết Công ty Luật Bách Dương xin gửi tới quý khách hàng lời chào trân trọng nhất!Với khẩu hiệu "An toàn pháp lý - Nền tảng thành công!" Trong quá trình hoạt động chúng tôi đã nhận được nhiều sự tin tưởng từ các quý khách hàng trên phạm vi cả nước. Tuy nhiên một số thông tin chi tiết và các loại hình dịch vụ pháp lý được Công ty chúng tôi cung cấp thì không phải khách hàng nào cũng biết đến,...
Chi tiết
Thông tư này hướng dẫn một số điều của Nghị định số 30/2018/NĐ-CP ngày 07 tháng 3 năm 2018 của Chính phủ về căn cứ định giá tài sản; khảo sát giá, thu thập thông tin liên quan đến tài sản cần định giá; yêu cầu khi áp dụng phương...
Mẫu Văn Bản
-
Đơn thay đổi ý kiến không đồng ý với kết quả hòa giải của tòa án
-
Mẫu Đơn khởi kiện Đòi tiền đặt cọc thuê nhà
-
Đơn xin ly hôn thuận tình có yếu tố nước ngoài
-
Đơn kiện đòi tiền nợ theo hợp đồng
-
Đơn kiện đòi tài sản và quyền kinh doanh theo giấy phép
-
Đơn kiện đòi tài sản đã cho mượn.
-
Đơn kiện đòi quyền sử dụng đất
-
Đơn kiện đòi nợ theo xác nhận công nợ
-
Đơn kiện đòi lại di sản thừa kế
-
Đơn đề nghị công nhận quyền sử dụng đất và tài sản gắn liền với đất