Làm thế nào khi muốn rút khỏi công ty nhưng không có ai mua lại phần vốn
Đăng lúc: Thứ hai - 07/05/2018 15:09 - Người đăng bài viết: Vũ Văn Toàn
Làm thế nào khi muốn rút khỏi công ty nhưng không có ai mua lại phần vốn. Tôi góp vốn vào một công ty TNHH 2 thành viên (tỷ lệ 50/50). Do mâu thuẫn xảy ra, nay tôi rút vốn và bán lại phần vốn của mình cho công ty. Công ty không mua và tôi cũng không bán lại được cho ai. Vậy tôi có thể kiện ra tòa để xin giải thể phát mãi tài sản rồi chia đôi được không? Hoặc có cách nào để thu hồi lại vốn không ? Vì mâu thuẫn đã diễn ra gay gắt và không thể ngồi lại thương lượng được nữa. Rất mong được quý luật sư tư vấn giúp về vụ việc này.
Trường hợp như anh hỏi trên thực tế diễn ra không ít. Giải quyết vấn đề này nhiều khi khá nhiêu khê, và không ít trường hợp người rút bao giờ cũng phải chấp nhận lỗ một phần nào đó. Dưới đây là ý kiến trao đổi của tôi.
Trước hết, tôi nhận xét về tỷ lệ góp vốn. Theo đánh giá của tôi, tỷ lệ góp vốn 50-50 là tỷ lệ dở nhất mà các bên có thể chọn ra. Đây là tỷ lệ “liệt”, vì khi xảy ra những tranh cãi trong quá trình hoạt động, điều hành một công ty trách nhiệm hữu hạn ( mà theo nguyên tắc là quyền và nghĩa vụ của thành viên góp vốn tương ứng với tỷ lệ vốn góp) sẽ không giải quyết được. Vì chẳng ai hơn ai : 50-50. Chính tỷ lệ góp vốn “liệt” như vậy đã đẩy nhiều doanh nghiệp vào cảnh phải ra tòa không đáng có vì không tự giải quyết được. Ngay như trường hợp của công ty anh cũng vậy.
Theo qui định tại Luật doanh nghiệp, các thành viên góp vốn có quyền chuyển nhượng (bán) một phần hoặc toàn bộ phần vốn góp của mình cho người khác. Trong đó, người được quyền ưu tiên mua là những thành viên góp vốn còn lại trong công ty. Giá chuyển nhượng là do các bên thỏa thuận, phụ thuộc vào kết quả kinh doanh, giá trị thương hiệu …vv.
Ở đây, vì không ai mua, công ty (thực chất là người còn lại) không giải quyết được, mà anh thì vẫn muốn rút khỏi công ty – nên có lẽ cách duy nhất có thể làm (mà không phải tranh chấp, kiện tụng) là cùng thống nhất theo hướng làm thủ tục giải thể công ty. Số tài sản còn lại của công ty (và tất nhiên là cả những khoản nợ, những nghĩa vụ mà công ty chưa hoàn thành) sẽ chia đôi, mỗi người một nửa.
Trường hợp người góp vốn còn lại không đồng giải thể công ty, thì xem như giữa hai bên (thành viên góp vốn) đã có sự mâu thuẫn (tranh chấp) không tự giải quyết được. Trong trường hợp này Tòa án chính là nơi giải quyết (vụ án kinh tế thương mại). Hay nói cách khác, chính là trường hợp mà anh hỏi : kiện ra tòa, sau đó chia đôi tài sản. ( Lưu ý : không phải phát mãi mà mỗi bên đều có nghĩa vụ bắt buộc phải “nhận” tài sản của công ty. Tức là nhận phần “vốn góp” của mình – nay đã “chuyển hóa” thành tài sản).
Trên thực tế, văn phòng chúng tôi đã từ tư vấn cho khách hàng nhiều trường hợp như anh hỏi. Theo đó, để nhận lại vốn nhanh chóng, anh có thể chủ động chấp nhận giảm giá hoặc/và cho thành viên còn lại “mua trả góp” phần vốn của anh. Như vậy sẽ “khỏe” hơn rất nhiều so với việc phải đưa ra tòa kiện tụng.
Ví dụ: Ban đầu anh góp vào 200 triệu đồng. Nay anh đồng ý chỉ nhận lại 180 triệu đồng và cho bên mua trả trong vòng 6 tháng.
Tuy nhiên, để cho chắc chắn, tránh rủi ro, anh nên thuê luận sư tư vấn và soạn thảo giúp “Bản thỏa thuận về việc mua lại phần vốn góp”.
Ngoài ra, cũng có một lưu ý nữa là nếu thành viên còn lại đồng ý mua toàn bộ phần vốn góp của anh, thì khi đó công ty sẽ chỉ còn lại có 1 thành viên – không đủ điều kiện để tồn tại công ty trách nhiệm hữu hạn 2 thành viên như hiện nay. Do đó người mua hoặc phải chuyển thành công ty TNHH 1 thành viên, hoặc “nhờ” người thân đứng tên dùm một phần vốn nhỏ, khoảng 5% chẳng hạn, để công ty tiếp tục tồn tại, hoạt động.
Trước hết, tôi nhận xét về tỷ lệ góp vốn. Theo đánh giá của tôi, tỷ lệ góp vốn 50-50 là tỷ lệ dở nhất mà các bên có thể chọn ra. Đây là tỷ lệ “liệt”, vì khi xảy ra những tranh cãi trong quá trình hoạt động, điều hành một công ty trách nhiệm hữu hạn ( mà theo nguyên tắc là quyền và nghĩa vụ của thành viên góp vốn tương ứng với tỷ lệ vốn góp) sẽ không giải quyết được. Vì chẳng ai hơn ai : 50-50. Chính tỷ lệ góp vốn “liệt” như vậy đã đẩy nhiều doanh nghiệp vào cảnh phải ra tòa không đáng có vì không tự giải quyết được. Ngay như trường hợp của công ty anh cũng vậy.
Theo qui định tại Luật doanh nghiệp, các thành viên góp vốn có quyền chuyển nhượng (bán) một phần hoặc toàn bộ phần vốn góp của mình cho người khác. Trong đó, người được quyền ưu tiên mua là những thành viên góp vốn còn lại trong công ty. Giá chuyển nhượng là do các bên thỏa thuận, phụ thuộc vào kết quả kinh doanh, giá trị thương hiệu …vv.
Ở đây, vì không ai mua, công ty (thực chất là người còn lại) không giải quyết được, mà anh thì vẫn muốn rút khỏi công ty – nên có lẽ cách duy nhất có thể làm (mà không phải tranh chấp, kiện tụng) là cùng thống nhất theo hướng làm thủ tục giải thể công ty. Số tài sản còn lại của công ty (và tất nhiên là cả những khoản nợ, những nghĩa vụ mà công ty chưa hoàn thành) sẽ chia đôi, mỗi người một nửa.
Trường hợp người góp vốn còn lại không đồng giải thể công ty, thì xem như giữa hai bên (thành viên góp vốn) đã có sự mâu thuẫn (tranh chấp) không tự giải quyết được. Trong trường hợp này Tòa án chính là nơi giải quyết (vụ án kinh tế thương mại). Hay nói cách khác, chính là trường hợp mà anh hỏi : kiện ra tòa, sau đó chia đôi tài sản. ( Lưu ý : không phải phát mãi mà mỗi bên đều có nghĩa vụ bắt buộc phải “nhận” tài sản của công ty. Tức là nhận phần “vốn góp” của mình – nay đã “chuyển hóa” thành tài sản).
Trên thực tế, văn phòng chúng tôi đã từ tư vấn cho khách hàng nhiều trường hợp như anh hỏi. Theo đó, để nhận lại vốn nhanh chóng, anh có thể chủ động chấp nhận giảm giá hoặc/và cho thành viên còn lại “mua trả góp” phần vốn của anh. Như vậy sẽ “khỏe” hơn rất nhiều so với việc phải đưa ra tòa kiện tụng.
Ví dụ: Ban đầu anh góp vào 200 triệu đồng. Nay anh đồng ý chỉ nhận lại 180 triệu đồng và cho bên mua trả trong vòng 6 tháng.
Tuy nhiên, để cho chắc chắn, tránh rủi ro, anh nên thuê luận sư tư vấn và soạn thảo giúp “Bản thỏa thuận về việc mua lại phần vốn góp”.
Ngoài ra, cũng có một lưu ý nữa là nếu thành viên còn lại đồng ý mua toàn bộ phần vốn góp của anh, thì khi đó công ty sẽ chỉ còn lại có 1 thành viên – không đủ điều kiện để tồn tại công ty trách nhiệm hữu hạn 2 thành viên như hiện nay. Do đó người mua hoặc phải chuyển thành công ty TNHH 1 thành viên, hoặc “nhờ” người thân đứng tên dùm một phần vốn nhỏ, khoảng 5% chẳng hạn, để công ty tiếp tục tồn tại, hoạt động.
HÃY GỌI 1900 6280
ĐỂ NGHE LUẬT SƯ TƯ VẤN
Nội dung tư vấn trên website chỉ mang tính tham khảo, cần Luật sư tư vấn chi tiết quý khách vui lòng gọi 1900 6280
Những tin mới hơn
- Làm cách nào Rút vốn khỏi công ty cổ phần khi thành viên chưa góp vốn (07/05/2018)
- Phải làm gì khi nhân viên lấy tiền công ty bỏ trốn không liên lạc được (07/05/2018)
- Văn phòng đại diện có thể làm showroom giới thiệu được không? (07/05/2018)
- Giấy đăng ký doanh nghiệp không ghi ngành nghề kinh doanh là sao? (07/05/2018)
- Công ty có phải chấm dứt hoạt động khi thành viên góp vốn bị án tù (07/05/2018)
- Rút vốn khỏi công ty cổ phần với nước ngoài cần làm như thế nào (07/05/2018)
- Chuyển nhượng chi nhánh công ty và trách nhiệm của người đứng đầu (07/05/2018)
- Phải làm sao khi công ty liên doanh không đồng ý chia lợi nhuận (07/05/2018)
- Rút vốn khỏi công ty khi chưa có tên trong danh sách cổ đông (07/05/2018)
- Công ty chuyển tiền cho chi nhánh không ghi rõ mục đích có được không? (07/05/2018)
Những tin cũ hơn
- Công ty con phụ thuộc và độc lập vào công ty mẹ như thế nào? (07/05/2018)
- Sát nhập công ty đang kinh doanh tốt có quyền sử dụng đất thuê được không (07/05/2018)
- Làm thế nào khi cổ đông chưa góp đủ vốn cổ phần trong vòng 90 ngày (07/05/2018)
- Góp vốn thành lập chi nhánh công ty mà không liên quan đến công ty mẹ? (07/05/2018)
- Có thể lập chi nhánh tại trụ sở công ty để kinh doanh ngành nghề độc lập? (07/05/2018)
- Những tiêu chuẩn điều kiện nào khi đi tù được giảm án tù? (07/05/2018)
- Bí mật tố cáo tố giác tội phạm có được chấp nhận theo quy định không? (07/05/2018)
- Đòi tiền nợ khi người vay đang sinh sống ở nước ngoài (07/05/2018)
- Đánh người nghi ăn trộm gây thương tích sẽ bị xử lý thế nào? (07/05/2018)
- Mua phải sản phẩm kém chất lượng nên làm thế nào có kiện được không? (07/05/2018)
Trước hết Công ty Luật Bách Dương xin gửi tới quý khách hàng lời chào trân trọng nhất!Với khẩu hiệu "An toàn pháp lý - Nền tảng thành công!" Trong quá trình hoạt động chúng tôi đã nhận được nhiều sự tin tưởng từ các quý khách hàng trên phạm vi cả nước. Tuy nhiên một số thông tin chi tiết và các loại hình dịch vụ pháp lý được Công ty chúng tôi cung cấp thì không phải khách hàng nào cũng biết đến,...
Chi tiết
Theo đó, kể từ ngày 01/01/2018 (ngày Bộ luật Hình sự 2015 có hiệu lực thi hành), khi xét xử và thi hành án hình sự thì TAND các cấp cần lưu ý một số vấn đề, đơn cử như:
- Tất cả các điều khoản của Bộ luật Hình sự 2015 được áp...
- Tất cả các điều khoản của Bộ luật Hình sự 2015 được áp...
Mẫu Văn Bản
-
Đơn thay đổi ý kiến không đồng ý với kết quả hòa giải của tòa án
-
Mẫu Đơn khởi kiện Đòi tiền đặt cọc thuê nhà
-
Đơn xin ly hôn thuận tình có yếu tố nước ngoài
-
Đơn kiện đòi tiền nợ theo hợp đồng
-
Đơn kiện đòi tài sản và quyền kinh doanh theo giấy phép
-
Đơn kiện đòi tài sản đã cho mượn.
-
Đơn kiện đòi quyền sử dụng đất
-
Đơn kiện đòi nợ theo xác nhận công nợ
-
Đơn kiện đòi lại di sản thừa kế
-
Đơn đề nghị công nhận quyền sử dụng đất và tài sản gắn liền với đất