Ký hợp đồng dịch vụ hay lao động với nhân viên bảo vệ sắp đến tuổi hưu?
Đăng lúc: Thứ ba - 15/05/2018 02:26 - Người đăng bài viết: Vũ Văn Toàn
Ký hợp đồng dịch vụ hay lao động với nhân viên bảo vệ sắp đến tuổi hưu? Tôi là nhân viên phòng Tổ chức – hành chính của một công ty, có thắc mắc muốn xin tư vấn mong các luật sư vui lòng giải đáp giúp. Hiện công ty tôi đang cần thuê 1 bảo vệ, đã tìm được nhân sự, nhưng người này đã 58 tuổi (gần hết tuổi lao động). Nếu ký hợp đồng lao động thì liên quan nhiều đến chính sách bảo hiểm xã hội cho người lao động, chỉ còn 2 năm nữa là nhân sự đó đến tuổi hưu. Xin các luật sư cho tôi biết có thể ký hợp đồng dịch vụ bảo vệ với người này được không? Theo tôi biết, chủ thể của hợp đồng dịch vụ phải là cá nhân, tổ chức có đăng ký kinh doanh (trường hợp này không có đăng ký kinh doanh). Ngoài hợp đồng lao động và hợp đồng dịch vụ (nếu được) có thể ký dạng hợp đồng nào khác không? như hợp đồng khoán việc chẳng hạn. Xin nói thẳng, ý của lãnh đạo muốn trả luôn một khoản cho người lao động, không phải vướng đến chế độ, nhưng với điều kiện phải có sự ràng buộc (bằng thỏa thuận hợp đồng) để hai bên có trách nhiệm. Nếu có thể, xin luật sư cho biết tôi có thể tham khảo những văn bản pháp luật nào về hợp đồng, về dịch vụ bảo vệ? Rất mong nhận được ý kiến tư vấn của các luật sư. Tôi xin cám ơn!
Đúng như bạn nêu, trong trường hợp này hai bên không thể ký hợp đồng dịch vụ. Vì nhân sự dự kiến là cá nhân, không có khả năng và thẩm quyền cung ứng “dịch vụ bảo vệ”.
Do vậy, nếu công ty bạn thuê người này làm bảo vệ thì thực chất giữa hai bên đã có một hợp đồng thuộc dạng “hợp đồng lao động. Vì theo quy định tại Bộ luật lao động định nghĩa “Hợp đồng lao động là sự thoả thuận giữa người lao động và người sử dụng lao động về việc làm có trả công, điều kiện lao động, quyền và nghĩa vụ của mỗi bên trong quan hệ lao động”.
Về hình thức và thời hạn của hợp đồng lao động thuê làm bảo vệ này, cần căn cứ theo hồ sơ nhân thân thực tế của người đó.
Nếu người đó lâu nay đã từng đi làm việc, có sổ bảo hiểm xã hội (tức là có đóng bảo hiểm xã hội), thì công ty bạn có thể và nên ký hợp đồng lao động thuộc dạng xác định thời hạn, chẳng hạn là 2 năm. Và vẫn đóng đầy đủ bảo hiểm (y tế, xã hội, thất nghiệp) cho người này theo đúng quy định của pháp luật. Khi đến tuổi nghỉ hưu, người này sẽ được hưởng chế độ hưu trí. Và thậm chí sau khi người đó đã chính thức nghỉ hưu, công ty bạn vẫn có thể tuyển dụng làm thêm theo các hợp đồng gia hạn từng năm một cũng không sao - đây là trường hợp "lao động cao tuổi" - quy định tại Bộ luật lao động (2012).
Còn nếu người đó từ trước tới nay chưa có tham gia BHXH (chưa có sổ bảo hiểm xã hội), thì đúng là việc nay công ty có đóng bảo hiểm xã hội thì người này vẫn không đủ điều kiện để hưởng chế độ hưu trí. Do vậy công ty bạn có thể ký hợp đồng theo dạng khoán làm công việc bảo vệ cũng được. Mặc dù về nguyên tắc thì điều này không đúng lắm – khi áp theo các qui định của pháp luật lao động. Tuy nhiên trong tất cả các trường hợp, công ty vẫn cần đăng ký và đóng BHXH cho người lao động theo quy định (đối với những hợp đồng có thời hạn từ 3 tháng trở lên).
Cũng cần nói rõ lại là hợp đồng “khoán việc” mà tôi nói ở trên thực chất vẫn là một dạng hợp đồng lao động. Tuy nhiên có thể đặt tên là “Hợp đồng lao động - về việc khoán việc bảo vệ” hoặc “Hợp đồng khoán việc - về việc làm bảo vệ” cũng đều được.
Về nội dung công việc bảo vệ, công ty nên căn cứ vào tình hình thực tế mà thỏa thuận về cách thức, qui trình bảo vệ … Điều cần lưu ý là không được “bắt” người lao động làm việc quá 48 giờ/tuần và mỗi tuần phải được nghỉ cố định tối thiểu một ngày. Nếu quá thời hạn trên thì xem như làm thêm ngoài giờ. Công ty phải trả thêm tiền làm việc ngoài giờ.
Cuối cùng, việc anh hỏi về hợp đồng, dịch vụ bảo vệ - tôi chưa hiểu rõ ý lắm. Nếu là về hợp đồng lao động thì quy định tại Bộ luật lao động và một vài văn bản (nghị định) hướng dẫn thi hành Bộ luật lao động. Còn "dịch vụ bảo vệ" thì đây là một ngành kinh doanh có điều kiện, thuộc phạm vi điều chỉnh của Luật doanh nghiệp. Do pháp luật thường xuyên có sự thay đổi, nên tốt nhất là anh tìm hiểu trên mạng, với từ khoá là "quy định về kinh doanh dịch vụ bảo vệ" thì sẽ rõ. Thân chào.
............
Quy định tại Bộ luật lao động (2012):
Điều 166. Người lao động cao tuổi
1. Người lao động cao tuổi là người tiếp tục lao động sau độ tuổi theo quy định tại Điều 187 của Bộ luật này.
2. Người lao động cao tuổi được rút ngắn thời giờ làm việc hằng ngày hoặc được áp dụng chế độ làm việc không trọn thời gian.
3. Năm cuối cùng trước khi nghỉ hưu, người lao động được rút ngắn thời giờ làm việc bình thường hoặc được áp dụng chế độ làm việc không trọn thời gian.
Điều 167. Sử dụng người lao động cao tuổi
1. Khi có nhu cầu, người sử dụng lao động có thể thoả thuận với người lao động cao tuổi có đủ sức khỏe kéo dài thời hạn hợp đồng lao động hoặc giao kết hợp đồng lao động mới theo quy định tại Chương III của Bộ luật này.
2. Khi đã nghỉ hưu, nếu làm việc theo hợp đồng lao động mới, thì ngoài quyền lợi đang hưởng theo chế độ hưu trí, người lao động cao tuổi vẫn được hưởng quyền lợi đã thoả thuận theo hợp đồng lao động.
3. Không được sử dụng người lao động cao tuổi làm những công việc nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm có ảnh hưởng xấu tới sức khoẻ người lao động cao tuổi, trừ trường hợp đặc biệt theo quy định của Chính phủ.
4. Người sử dụng lao động có trách nhiệm quan tâm chăm sóc sức khoẻ của người lao động cao tuổi tại nơi làm việc.
Điều 187. Tuổi nghỉ hưu
1. Người lao động bảo đảm điều kiện về thời gian đóng bảo hiểm xã hội theo quy định của pháp luật về bảo hiểm xã hội được hưởng lương hưu khi nam đủ 60 tuổi, nữ đủ 55 tuổi.
2. Người lao động bị suy giảm khả năng lao động; làm công việc đặc biệt nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm; làm công việc nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm; làm việc ở vùng cao, vùng sâu, vùng xa, biên giới, hải đảo thuộc danh mục do Chính phủ quy định có thể nghỉ hưu ở tuổi thấp hơn so với quy định tại khoản 1 Điều này.
3. Người lao động có trình độ chuyên môn kỹ thuật cao, người lao động làm công tác quản lý và một số trường hợp đặc biệt khác có thể nghỉ hưu ở tuổi cao hơn nhưng không quá 05 năm so với quy định tại khoản 1 Điều này.
4. Chính phủ quy định chi tiết khoản 2 và khoản 3 Điều này.
Do vậy, nếu công ty bạn thuê người này làm bảo vệ thì thực chất giữa hai bên đã có một hợp đồng thuộc dạng “hợp đồng lao động. Vì theo quy định tại Bộ luật lao động định nghĩa “Hợp đồng lao động là sự thoả thuận giữa người lao động và người sử dụng lao động về việc làm có trả công, điều kiện lao động, quyền và nghĩa vụ của mỗi bên trong quan hệ lao động”.
Về hình thức và thời hạn của hợp đồng lao động thuê làm bảo vệ này, cần căn cứ theo hồ sơ nhân thân thực tế của người đó.
Nếu người đó lâu nay đã từng đi làm việc, có sổ bảo hiểm xã hội (tức là có đóng bảo hiểm xã hội), thì công ty bạn có thể và nên ký hợp đồng lao động thuộc dạng xác định thời hạn, chẳng hạn là 2 năm. Và vẫn đóng đầy đủ bảo hiểm (y tế, xã hội, thất nghiệp) cho người này theo đúng quy định của pháp luật. Khi đến tuổi nghỉ hưu, người này sẽ được hưởng chế độ hưu trí. Và thậm chí sau khi người đó đã chính thức nghỉ hưu, công ty bạn vẫn có thể tuyển dụng làm thêm theo các hợp đồng gia hạn từng năm một cũng không sao - đây là trường hợp "lao động cao tuổi" - quy định tại Bộ luật lao động (2012).
Còn nếu người đó từ trước tới nay chưa có tham gia BHXH (chưa có sổ bảo hiểm xã hội), thì đúng là việc nay công ty có đóng bảo hiểm xã hội thì người này vẫn không đủ điều kiện để hưởng chế độ hưu trí. Do vậy công ty bạn có thể ký hợp đồng theo dạng khoán làm công việc bảo vệ cũng được. Mặc dù về nguyên tắc thì điều này không đúng lắm – khi áp theo các qui định của pháp luật lao động. Tuy nhiên trong tất cả các trường hợp, công ty vẫn cần đăng ký và đóng BHXH cho người lao động theo quy định (đối với những hợp đồng có thời hạn từ 3 tháng trở lên).
Cũng cần nói rõ lại là hợp đồng “khoán việc” mà tôi nói ở trên thực chất vẫn là một dạng hợp đồng lao động. Tuy nhiên có thể đặt tên là “Hợp đồng lao động - về việc khoán việc bảo vệ” hoặc “Hợp đồng khoán việc - về việc làm bảo vệ” cũng đều được.
Về nội dung công việc bảo vệ, công ty nên căn cứ vào tình hình thực tế mà thỏa thuận về cách thức, qui trình bảo vệ … Điều cần lưu ý là không được “bắt” người lao động làm việc quá 48 giờ/tuần và mỗi tuần phải được nghỉ cố định tối thiểu một ngày. Nếu quá thời hạn trên thì xem như làm thêm ngoài giờ. Công ty phải trả thêm tiền làm việc ngoài giờ.
Cuối cùng, việc anh hỏi về hợp đồng, dịch vụ bảo vệ - tôi chưa hiểu rõ ý lắm. Nếu là về hợp đồng lao động thì quy định tại Bộ luật lao động và một vài văn bản (nghị định) hướng dẫn thi hành Bộ luật lao động. Còn "dịch vụ bảo vệ" thì đây là một ngành kinh doanh có điều kiện, thuộc phạm vi điều chỉnh của Luật doanh nghiệp. Do pháp luật thường xuyên có sự thay đổi, nên tốt nhất là anh tìm hiểu trên mạng, với từ khoá là "quy định về kinh doanh dịch vụ bảo vệ" thì sẽ rõ. Thân chào.
............
Quy định tại Bộ luật lao động (2012):
Điều 166. Người lao động cao tuổi
1. Người lao động cao tuổi là người tiếp tục lao động sau độ tuổi theo quy định tại Điều 187 của Bộ luật này.
2. Người lao động cao tuổi được rút ngắn thời giờ làm việc hằng ngày hoặc được áp dụng chế độ làm việc không trọn thời gian.
3. Năm cuối cùng trước khi nghỉ hưu, người lao động được rút ngắn thời giờ làm việc bình thường hoặc được áp dụng chế độ làm việc không trọn thời gian.
Điều 167. Sử dụng người lao động cao tuổi
1. Khi có nhu cầu, người sử dụng lao động có thể thoả thuận với người lao động cao tuổi có đủ sức khỏe kéo dài thời hạn hợp đồng lao động hoặc giao kết hợp đồng lao động mới theo quy định tại Chương III của Bộ luật này.
2. Khi đã nghỉ hưu, nếu làm việc theo hợp đồng lao động mới, thì ngoài quyền lợi đang hưởng theo chế độ hưu trí, người lao động cao tuổi vẫn được hưởng quyền lợi đã thoả thuận theo hợp đồng lao động.
3. Không được sử dụng người lao động cao tuổi làm những công việc nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm có ảnh hưởng xấu tới sức khoẻ người lao động cao tuổi, trừ trường hợp đặc biệt theo quy định của Chính phủ.
4. Người sử dụng lao động có trách nhiệm quan tâm chăm sóc sức khoẻ của người lao động cao tuổi tại nơi làm việc.
Điều 187. Tuổi nghỉ hưu
1. Người lao động bảo đảm điều kiện về thời gian đóng bảo hiểm xã hội theo quy định của pháp luật về bảo hiểm xã hội được hưởng lương hưu khi nam đủ 60 tuổi, nữ đủ 55 tuổi.
2. Người lao động bị suy giảm khả năng lao động; làm công việc đặc biệt nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm; làm công việc nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm; làm việc ở vùng cao, vùng sâu, vùng xa, biên giới, hải đảo thuộc danh mục do Chính phủ quy định có thể nghỉ hưu ở tuổi thấp hơn so với quy định tại khoản 1 Điều này.
3. Người lao động có trình độ chuyên môn kỹ thuật cao, người lao động làm công tác quản lý và một số trường hợp đặc biệt khác có thể nghỉ hưu ở tuổi cao hơn nhưng không quá 05 năm so với quy định tại khoản 1 Điều này.
4. Chính phủ quy định chi tiết khoản 2 và khoản 3 Điều này.
HÃY GỌI 1900 6280
ĐỂ NGHE LUẬT SƯ TƯ VẤN
Nội dung tư vấn trên website chỉ mang tính tham khảo, cần Luật sư tư vấn chi tiết quý khách vui lòng gọi 1900 6280
Từ khóa:
Ký hợp đồng dịch vụ, hay lao động, với nhân viên bảo vệ, sắp đến tuổi hưu, hợp đồng, nhân sự, cá nhân, khả năng, thẩm quyền, bảo vệ, công ty, sử dụng, việc làm, nghĩa vụ, quan hệ, thời hạn, căn cứ, hồ sơ, thực tế
Những tin mới hơn
- Công ty chấm dứt hợp đồng lao động do thay đổi cơ cấu nên giải quyết thế nào? (15/05/2018)
- Lấy lại tiền ký quỹ khi thời gian thử việc đã kết thúc mà muốn xin thôi việc (15/05/2018)
- Đã bồi thường cam kết đào tạo khi nghỉ việc nhưng bị ngăn chặn làm việc nơi khác (15/05/2018)
- Làm đơn nghỉ việc nhưng không cho nghỉ vì lý do không đúng luật thì phải làm gì? (15/05/2018)
- Có nên kiện công ty khi đã nộp đơn xin nghỉ việc nhưng bị sa thải (15/05/2018)
- Bồi thường phí đào tạo khi nghỉ việc do hợp đồng lao động hết hạn có đúng không? (15/05/2018)
- Tự ý nghỉ để chờ ý kiến theo thời hạn khi đã làm đơn xin nghỉ việc có được không? (15/05/2018)
- Bị đòi bồi thường khi công ty không ký hợp đồng lao động và cho nghỉ việc (15/05/2018)
- Xin thôi việc thì bị công ty đòi bồi thường thì mới giải quyết đơn (15/05/2018)
- Hợp đồng lao động hết hạn gần 3 tháng chưa được ký hợp đồng thì làm thế nào? (15/05/2018)
Những tin cũ hơn
- Bị công ty cho nghỉ việc có phải là đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động? (15/05/2018)
- Bị công ty chấm dứt hợp đồng lao động cho nghỉ việc vì lý do không phù hợp? (15/05/2018)
- Không đồng ý hợp đồng lao động mới vì thời hạn chỉ có 12 tháng có đúng không? (15/05/2018)
- Nghỉ việc vì bị chuyển làm việc không đúng trong hợp đồng lao động thì phải làm sao? (15/05/2018)
- Bị điều chuyển từ Trưởng phòng xuống phó phòng nên làm thế nào? (15/05/2018)
- Hợp đồng lao động hết hạn đối với lao động nữ đang có thai có được chấm dứt hay ký tiếp? (15/05/2018)
- Ký hợp đồng lao động một năm liên tiếp khi nghỉ việc có quyền lợi gì? (15/05/2018)
- Đòi bồi thường khi công ty không ký hợp đồng lao động cho nghỉ việc? (15/05/2018)
- Đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động xong lại tiếp tục tái ký tiếp được không? (15/05/2018)
- Bắt viết đơn xin nghỉ việc khi vừa ký hợp đồng xong thì giải quyết thế nào? (15/05/2018)
Trước hết Công ty Luật Bách Dương xin gửi tới quý khách hàng lời chào trân trọng nhất!Với khẩu hiệu "An toàn pháp lý - Nền tảng thành công!" Trong quá trình hoạt động chúng tôi đã nhận được nhiều sự tin tưởng từ các quý khách hàng trên phạm vi cả nước. Tuy nhiên một số thông tin chi tiết và các loại hình dịch vụ pháp lý được Công ty chúng tôi cung cấp thì không phải khách hàng nào cũng biết đến,...
Chi tiết
Việc đăng ký thành lập doanh nghiệp sẽ có sự thay đổi trong thành phần hồ sơ và nội dung của các mẫu đơn, tờ khai trong thời gian tới. Cụ thể:
- Về thành phần hồ sơ:
Bãi bỏ thành phần hồ sơ “Bản sao thẻ CCCD, giấy CMND,...
- Về thành phần hồ sơ:
Bãi bỏ thành phần hồ sơ “Bản sao thẻ CCCD, giấy CMND,...
Mẫu Văn Bản
-
Đơn thay đổi ý kiến không đồng ý với kết quả hòa giải của tòa án
-
Mẫu Đơn khởi kiện Đòi tiền đặt cọc thuê nhà
-
Đơn xin ly hôn thuận tình có yếu tố nước ngoài
-
Đơn kiện đòi tiền nợ theo hợp đồng
-
Đơn kiện đòi tài sản và quyền kinh doanh theo giấy phép
-
Đơn kiện đòi tài sản đã cho mượn.
-
Đơn kiện đòi quyền sử dụng đất
-
Đơn kiện đòi nợ theo xác nhận công nợ
-
Đơn kiện đòi lại di sản thừa kế
-
Đơn đề nghị công nhận quyền sử dụng đất và tài sản gắn liền với đất