Ký Hợp đồng thương mại với nước ngoài dùng tiếng Anh được không?
Đăng lúc: Thứ hai - 07/05/2018 23:14 - Người đăng bài viết: Vũ Văn Toàn
Ký Hợp đồng thương mại với nước ngoài dùng tiếng Anh được không? Công ty tôi chuẩn bị ký một hợp đồng thuê dịch vụ của một công ty có vốn nước ngoài hoạt động ở Việt Nam. Bên đối tác có gửi một hợp đồng mẫu cho chúng tôi, thì chỉ thấy toàn bằng tiếng Anh. Chúng tôi đề nghị ký bằng tiếng Việt thì họ không đồng ý, nói rằng do ông chủ là người nước ngoài nên không hiểu tiếng Việt. Theo tôi hiểu thì hợp đồng các loại ở Việt Nam bắt buộc phải ký bằng tiếng Việt. Vậy xin hỏi trong trường hợp này nếu chúng tôi chỉ ký bằng tiếng Anh theo yêu cầu của phía đối tác thì có đúng luật không? Và có gì bất lợi không? Rất mong nhận được ý kiến tư vấn của quý luật sư.
Trong trường hợp anh nêu, tuy doanh nghiệp đối tác là phía nước ngoài (có vốn nước ngoài), nhưng về mặt pháp luật vẫn là một doanh nghiệp Việt Nam, vì hoạt động theo giấy chứng nhận ĐKKD do cơ quan hành chính Việt Nam cấp, trên lãnh thổ Việt Nam và theo quy định của pháp luật Việt Nam.
Về việc hợp đồng thương mại (ở đây là hợp đồng dịch vụ - một dạng của hợp đồng thương mại) ký kết giữa hai bên chỉ bằng tiếng Anh có sai hay không? hay có bắt buộc phải bằng tiếng Việt hay không? - hiện pháp luật không cấm và cũng không có quy định theo kiểu “bắt buộc” phải dùng ngôn ngữ tiếng Việt. Tức là có thể hiểu rằng nếu các bên ký hợp đồng chỉ du nhất bằng tiếng Anh thì cũng được, mà ký chỉ du nhất bằng tiếng Việt cũng được. Và/hoặc ký vừa là tiếng Việt, vừa là tiếng Anh (hợp đồng song ngữ) thì cũng được luôn!
Qua kinh nghiệm thực tế, nếu xét thuần túy về mặt ngôn ngữ giao dịch, theo tôi các bên nên ký bản song ngữ (vừa tiếng Anh, vừa tiếng Việt) là tốt nhất. Vì khi đó, cả hai bên đều có cơ hội hiểu rõ về hợp đồng/giao dịch mà mình giao kết. (Tức là phía người nước ngoài hiểu qua bản tiếng Anh, còn người Việt Nam thì hiểu qua bản tiếng Việt).
Ngoài ra, còn một số vấn đề sau đây cần lưu ý, trước khi quyết định ký hợp đồng chỉ bằng tiếng Anh.
Một là, dù là hợp đồng tiếng Việt hay tiếng Anh, thì sau này nếu có tranh chấp, nếu đưa ra Tòa án giải quyết thì bắt buộc phải dùng tiếng Việt (ngôn ngữ tiếng Việt). Đây là quy định của pháp luật tố tụng dân sự. Cho nên nếu chỉ ký bằng tiếng Anh, thì phải dịch ra tiếng Việt, phải có người phiên dịch trong quá trình hòa giải, tranh tụng tại phiên tòa. Và các thẩm phán Việt Nam cũng chỉ có thể hiểu và dùng tiếng Việt tốt. Hay nói khác đi, nếu ngoài bản tiếng Anh, ký thêm bản tiếng Việt thì chắc chắn sẽ tốt hơn. Còn nếu các bên đồng thuận chọn giải quyết tranh chấp bằng hình thức Trọng tài (tại các Trung tâm trọng tài thương mại), thì có thể chọn ngôn ngữ giải quyết tranh chấp là tiếng Anh. Tuy nhiên, trong trường hợp này phía Việt Nam (hay bất kỳ bên nào), phải có người giỏi tiếng Anh, có khả năng trình bày, trao đổi bằng tiếng Anh một cách tinh thông, chuyên nghiệp. Nếu không có thì phải thuê luật sư giỏi tiếng Anh, chi phí tăng cao.
Hai là, trong trường hợp ký hợp đồng song ngữ, thì vẫn cần phải có quy định trong trường hợp có sự mâu thuẫn giữa hai ngôn ngữ (tiếng Anh và tiếng Việt) trong hợp đồng, thì ngôn ngữ nào sẽ được ưu tiên áp dụng. Thông thường nên chọn ngôn ngữ “ưu tiên” là tiếng Việt. Nếu không có thỏa thuận về tình huống này, thì trong nhiều trường hợp sẽ đâm ra rắc rối, khó lường. Chẳng hạn về ngày giao hàng, bản tiếng Anh thì ghi "Monday" tức là "thứ Hai", mà bản tiếng Việt lại ghi "thứ Năm" - thì không biết đường nào mà tính!
Ba là, cho dù là hợp đồng ký bằng ngôn ngữ nào đi chăng nữa, thì vấn đề quan trọng nhất vẫn là nội dung và cả hình thức của hợp đồng phải tốt, chuẩn. Dự liệu hướng giải quyết trong các tình huống pháp lý có thể xảy ra
Về việc hợp đồng thương mại (ở đây là hợp đồng dịch vụ - một dạng của hợp đồng thương mại) ký kết giữa hai bên chỉ bằng tiếng Anh có sai hay không? hay có bắt buộc phải bằng tiếng Việt hay không? - hiện pháp luật không cấm và cũng không có quy định theo kiểu “bắt buộc” phải dùng ngôn ngữ tiếng Việt. Tức là có thể hiểu rằng nếu các bên ký hợp đồng chỉ du nhất bằng tiếng Anh thì cũng được, mà ký chỉ du nhất bằng tiếng Việt cũng được. Và/hoặc ký vừa là tiếng Việt, vừa là tiếng Anh (hợp đồng song ngữ) thì cũng được luôn!
Qua kinh nghiệm thực tế, nếu xét thuần túy về mặt ngôn ngữ giao dịch, theo tôi các bên nên ký bản song ngữ (vừa tiếng Anh, vừa tiếng Việt) là tốt nhất. Vì khi đó, cả hai bên đều có cơ hội hiểu rõ về hợp đồng/giao dịch mà mình giao kết. (Tức là phía người nước ngoài hiểu qua bản tiếng Anh, còn người Việt Nam thì hiểu qua bản tiếng Việt).
Ngoài ra, còn một số vấn đề sau đây cần lưu ý, trước khi quyết định ký hợp đồng chỉ bằng tiếng Anh.
Một là, dù là hợp đồng tiếng Việt hay tiếng Anh, thì sau này nếu có tranh chấp, nếu đưa ra Tòa án giải quyết thì bắt buộc phải dùng tiếng Việt (ngôn ngữ tiếng Việt). Đây là quy định của pháp luật tố tụng dân sự. Cho nên nếu chỉ ký bằng tiếng Anh, thì phải dịch ra tiếng Việt, phải có người phiên dịch trong quá trình hòa giải, tranh tụng tại phiên tòa. Và các thẩm phán Việt Nam cũng chỉ có thể hiểu và dùng tiếng Việt tốt. Hay nói khác đi, nếu ngoài bản tiếng Anh, ký thêm bản tiếng Việt thì chắc chắn sẽ tốt hơn. Còn nếu các bên đồng thuận chọn giải quyết tranh chấp bằng hình thức Trọng tài (tại các Trung tâm trọng tài thương mại), thì có thể chọn ngôn ngữ giải quyết tranh chấp là tiếng Anh. Tuy nhiên, trong trường hợp này phía Việt Nam (hay bất kỳ bên nào), phải có người giỏi tiếng Anh, có khả năng trình bày, trao đổi bằng tiếng Anh một cách tinh thông, chuyên nghiệp. Nếu không có thì phải thuê luật sư giỏi tiếng Anh, chi phí tăng cao.
Hai là, trong trường hợp ký hợp đồng song ngữ, thì vẫn cần phải có quy định trong trường hợp có sự mâu thuẫn giữa hai ngôn ngữ (tiếng Anh và tiếng Việt) trong hợp đồng, thì ngôn ngữ nào sẽ được ưu tiên áp dụng. Thông thường nên chọn ngôn ngữ “ưu tiên” là tiếng Việt. Nếu không có thỏa thuận về tình huống này, thì trong nhiều trường hợp sẽ đâm ra rắc rối, khó lường. Chẳng hạn về ngày giao hàng, bản tiếng Anh thì ghi "Monday" tức là "thứ Hai", mà bản tiếng Việt lại ghi "thứ Năm" - thì không biết đường nào mà tính!
Ba là, cho dù là hợp đồng ký bằng ngôn ngữ nào đi chăng nữa, thì vấn đề quan trọng nhất vẫn là nội dung và cả hình thức của hợp đồng phải tốt, chuẩn. Dự liệu hướng giải quyết trong các tình huống pháp lý có thể xảy ra
HÃY GỌI 1900 6280
ĐỂ NGHE LUẬT SƯ TƯ VẤN
Nội dung tư vấn trên website chỉ mang tính tham khảo, cần Luật sư tư vấn chi tiết quý khách vui lòng gọi 1900 6280
Những tin mới hơn
- Hợp đồng nguyên tắc có thể là mua bán hàng hóa có được không? (08/05/2018)
- Hàng bị hư hỏng do Bên mua không nhận đúng hạn thì lỗi thuộc bên nào? (08/05/2018)
- Hợp đồng nhượng quyền thương mại và các điều kiện thực hiện (08/05/2018)
- Thỏa thuận về bồi thường thiệt hại tính trước trong giao dịch thương mại? (08/05/2018)
- Chuyển giao quyền sở hữu hàng hóa trong hợp đồng đại lý ở thời điểm nào? (08/05/2018)
- Công ty chỉ định công ty con nhận tiền tạm ứng và ủy quyền thi công? (08/05/2018)
- Có nên ký hợp đồng mới hay phụ lục hợp đồng khi có phát sinh? (07/05/2018)
- Vi phạm hợp đồng mua bán thương mại sẽ bị phạt mức 8% có đúng không? (08/05/2018)
- Phải làm sao khi không lấy được tiền công xây dụng công trình? (08/05/2018)
- Xuất hóa đơn từ công ty mẹ cho dịch vụ công ty con cung ứng được không? (07/05/2018)
Những tin cũ hơn
- Thanh lý hợp đồng trước thời hạn có phải bồi thường thiệt hại không? (07/05/2018)
- Doanh nghiệp thuê xe ô tô của cá nhân có đưa vào chi phí hạch toán? (07/05/2018)
- Cổ phiếu quỹ trong công ty cổ phần và khi nào công ty có cổ phiếu quỹ? (07/05/2018)
- Lấy hàng bán không trả tiền có được trừ nợ bằng cổ phần hay xử lý thế nào? (07/05/2018)
- Tăng giá tiền cho thuê nhà lên bao nhiêu mỗi năm là hợp lý? (07/05/2018)
- Công ty yêu cầu nhân viên đóng tiền ký quỹ khi sử dụng máy tính bảng (07/05/2018)
- Công ty phải làm gì khi sản phẩm của mình bị bêu xấu trên mạng xã hội? (07/05/2018)
- Tính sai tiền lương gây thiệt hại cho công ty phải chịu trách nhiệm gì? (07/05/2018)
- Không đăng thông báo thành lập công ty có bị xử lý gì không? (07/05/2018)
- Sự khác nhau giữa Phân công công việc và Ủy quyền trong công ty (07/05/2018)
Trước hết Công ty Luật Bách Dương xin gửi tới quý khách hàng lời chào trân trọng nhất!Với khẩu hiệu "An toàn pháp lý - Nền tảng thành công!" Trong quá trình hoạt động chúng tôi đã nhận được nhiều sự tin tưởng từ các quý khách hàng trên phạm vi cả nước. Tuy nhiên một số thông tin chi tiết và các loại hình dịch vụ pháp lý được Công ty chúng tôi cung cấp thì không phải khách hàng nào cũng biết đến,...
Chi tiết
Luật này quy định nguyên tắc, trình tự, thủ tục thi hành bản án, quyết định dân sự, hình phạt tiền, tịch thu tài sản, truy thu tiền, tài sản thu lợi bất chính, xử lý vật chứng, tài sản, án phí và quyết định dân sự trong bản án,...
Mẫu Văn Bản
-
Đơn thay đổi ý kiến không đồng ý với kết quả hòa giải của tòa án
-
Mẫu Đơn khởi kiện Đòi tiền đặt cọc thuê nhà
-
Đơn xin ly hôn thuận tình có yếu tố nước ngoài
-
Đơn kiện đòi tiền nợ theo hợp đồng
-
Đơn kiện đòi tài sản và quyền kinh doanh theo giấy phép
-
Đơn kiện đòi tài sản đã cho mượn.
-
Đơn kiện đòi quyền sử dụng đất
-
Đơn kiện đòi nợ theo xác nhận công nợ
-
Đơn kiện đòi lại di sản thừa kế
-
Đơn đề nghị công nhận quyền sử dụng đất và tài sản gắn liền với đất