Kiện yêu cầu cấp dưỡng cho con ngoài giá thú thì thủ tục và hồ sơ thế nào?
Đăng lúc: Thứ bảy - 19/05/2018 15:38 - Người đăng bài viết: Vũ Văn Toàn
Kiện yêu cầu cấp dưỡng cho con ngoài giá thú thì thủ tục và hồ sơ thế nào? Em và bạn trai đã chia tay vì lý do không hợp. Hiện tại, em đang có bầu ở tuần 30 và người ấy sắp cưới vợ. Vậy, em có thể kiện đòi cấp dưỡng từ cha đứa bé không? Nếu có, em cần làm những thủ tục gì?
1. Bạn có thể kiện đòi cấp dưỡng từ cha của đứa bé
Điều 110 Luật hôn nhân và gia đình năm 2014 quy định về nghĩa vụ cấp dưỡng của cha, mẹ đối với con như sau: “Cha, mẹ có nghĩa vụ cấp dưỡng cho con chưa thành niên, con đã thành niên không có khả năng lao động và không có tài sản để tự nuôi mình trong trường hợp không sống chung với con hoặc sống chung với con nhưng vi phạm nghĩa vụ nuôi dưỡng con”.
Theo quy định tại khoản 2 Điều 107 Luật hôn nhân và gia đình năm 2014 thì: “Trong trường hợp người có nghĩa vụ nuôi dưỡng trốn tránh nghĩa vụ thì theo yêu cầu của cá nhân, cơ quan, tổ chức được quy định tại Điều 119 của Luật này, Tòa án buộc người đó phải thực hiện nghĩa vụ cấp dưỡng theo quy định của Luật này”.
Như vậy, căn cứ vào các quy định trên, bạn có thể yêu cầu cha của con bạn thực hiện nghĩa vụ cấp dưỡng cho con. Trong trường hợp cha của đứa bé trốn tránh nghĩa vụ cấp dưỡng thì bạn có thể khởi kiện ra Tòa án nhân dân có thẩm quyền để yêu cầu Tòa án buộc người đó phải thực hiện nghĩa vụ. Tuy nhiên, do bạn và người đó không có giấy đăng ký kết hôn, vì vậy, để được yêu cầu cấp dưỡng cho con thì bạn cần thực hiện một số thủ tục cần thiết.
2. Các thủ tục cần phải thực hiện
a) Thủ tục xác định cha cho con
Sau khi sinh con, bạn cần làm thủ tục xác định cha cho con theo quy định tại Điều 101 Luật hôn nhân và gia đình năm 2014 và Điều 24, 25 Luật hộ tịch năm 2014. Theo đó, thẩm quyền và thủ tục xác định cha cho con được chia làm hai trường hợp như sau:
(1) Trường hợp xác định cha cho con không có tranh chấp:
Về thẩm quyền giải quyết xác định cha cho con, theo khoản 1 Điều 101 Luật hôn nhân và gia đình năm 2014 thì cơ quan đăng ký hộ tịch có thẩm quyền xác định cha cho con theo quy định của pháp luật về hộ tịch.
Theo quy định của pháp luật về hộ tịch mà cụ thể là Điều 24 Luật hộ tịch năm 2014 thì Ủy ban nhân dân cấp xã nơi cư trú của người nhận hoặc người được nhận là cha thực hiện đăng ký nhận cha.
Về thủ tục đăng ký nhận cha, Điều 25 Luật hộ tịch quy định như sau:
“1. Người yêu cầu đăng ký nhận cha, mẹ, con nộp tờ khai theo mẫu quy định và chứng cứ chứng minh quan hệ cha con hoặc mẹ con cho cơ quan đăng ký hộ tịch. Khi đăng ký nhận cha, mẹ, con các bên phải có mặt.
2. Trong thời hạn 03 ngày làm việc kể từ ngày nhận đủ giấy tờ theo quy định tại khoản 1 Điều này, nếu thấy việc nhận cha, mẹ, con là đúng và không có tranh chấp, công chức tư pháp - hộ tịch ghi vào Sổ hộ tịch, cùng người đăng ký nhận cha, mẹ, con ký vào Sổ hộ tịch và báo cáo Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã cấp trích lục cho người yêu cầu.
Trường hợp cần phải xác minh thì thời hạn được kéo dài thêm không quá 05 ngày làm việc”.
Về chứng cứ chứng minh quan hệ cha con, theo Điều 11 Thông tư 15/2015/TT-BTP ngày 16/11/2015 của Bộ trưởng Bộ Tư pháp quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật hộ tịch và Nghị định số 123/2015/NĐ-CP ngày 15/11/2015 của Chính phủ quy định chi tiết một số điều và biện pháp thi hành Luật hộ tịch thì chứng cứ để chứng minh quan hệ cha con gồm một trong các giấy tờ, tài liệu sau đây:
1. Văn bản của cơ quan y tế, cơ quan giám định hoặc cơ quan khác có thẩm quyền ở trong nước hoặc nước ngoài xác nhận quan hệ cha con.
2. Trường hợp không có văn bản trên thì phải có thư từ, phim ảnh, băng, đĩa, đồ dùng, vật dụng khác chứng minh mối quan hệ cha con và văn bản cam đoan của cha, mẹ về việc trẻ em là con chung của hai người, có ít nhất hai người thân thích của cha, mẹ làm chứng.
Như vậy, trong trường hợp không có tranh chấp khi xác định cha cho con thì bạn phải nộp tờ khai đăng ký nhận cha theo mẫu và bản kết quả AND hoặc chứng cứ khác chứng minh quan hệ cha con cho Ủy ban nhân dân cấp xã nơi cư trú của cha đứa bé hoặc đứa bé. Tuy nhiên, bạn cần lưu ý, khi đăng ký nhận cha, các bên phải cùng có mặt.
(2) Trường hợp xác định cha cho con có tranh chấp:
Về thẩm quyền giải quyết việc xác định cha cho con, theo khoản 2 Điều 101 Luật hôn nhân và gia đình năm 2014 thì Tòa án có thẩm quyền giải quyết việc xác định cha, mẹ, con trong trường hợp có tranh chấp. Theo điểm a khoản 1 Điều 35 và điểm a khoản 1 Điều 39 Bộ luật Tố tụng dân sự năm 2015, tòa án có thẩm quyền giải quyết vụ án tranh chấp về xác định cha, mẹ, con theo thủ tục sơ thẩm là Tòa án cấp huyện nơi bị đơn (cha đứa bé) cư trú, làm việc.
Về thủ tục khởi kiện, bạn gửi hồ sơ khởi kiện đến Tòa án có thẩm quyền giải quyết bằng các phương thức: nộp trực tiếp tại Tòa án; gửi đến Tòa án theo đường dịch vụ bưu chính hoặc gửi trực tuyến bằng hình thức điện tử qua Cổng thông tin điện tử của Tòa án (nếu có). Hồ sơ bao gồm:
- Đơn khởi kiện (về việc xác định cha cho con).
- Chứng minh thư nhân dân của bạn (bản sao có chứng thực).
- Sổ hộ khẩu của bạn (bản sao có chứng thực).
- Giấy khai sinh của con bạn (bản sao).
- Giấy tờ, tài liệu chứng minh quan hệ cha con.
Sau khi nhận hồ sơ khởi kiện, tòa án sẽ thụ lí và giải quyết vụ án theo trình tự tố tụng dân sự.
b) Thủ tục yêu cầu cấp dưỡng
Khi thực hiện xong thủ tục xác định cha cho con, bạn có thể yêu cầu người cha phải thực hiện nghĩa vụ cấp dưỡng đối với con của bạn. Trong trường hợp cha của đứa bé trốn tránh nghĩa vụ cấp dưỡng thì bạn có thể tiến hành thủ tục khởi kiện yêu cầu Tòa án buộc người đó phải thực hiện nghĩa vụ, cụ thể:
Về thẩm quyền giải quyết, theo điểm a khoản 1 Điều 35 và điểm a khoản 1 Điều 39 Bộ luật Tố tụng dân sự năm 2015, tòa án có thẩm quyền giải quyết vụ án tranh chấp về cấp dưỡng theo thủ tục sơ thẩm là Tòa án cấp huyện nơi bị đơn (cha đứa bé) cư trú, làm việc.
Về thủ tục khởi kiện, bạn gửi hồ sơ khởi kiện đến Tòa án có thẩm quyền giải quyết bằng các phương thức: nộp trực tiếp tại Tòa án; gửi đến Tòa án theo đường dịch vụ bưu chính hoặc gửi trực tuyến bằng hình thức điện tử qua Cổng thông tin điện tử của Tòa án (nếu có). Hồ sơ bao gồm:
+ Đơn khởi kiện về việc cấp dưỡng;
+ Bản sao có chứng thực giấy chứng minh nhân dân;
+ Bản sao có chứng thực sổ hộ khẩu;
+ Giấy tờ chứng minh rằng giữa người yêu cầu và người bị yêu cầu có quan hệ cha, mẹ, con.
Sau khi nhận hồ sơ khởi kiện, tòa án sẽ thụ lí và giải quyết vụ án theo trình tự tố tụng dân sự.
Lưu ý: Trong trường hợp xác định cha cho con có tranh chấp, để thuận tiện cho bạn thì bạn có thể đồng thời yêu cầu tòa án xác cha cho con và yêu cầu buộc người đó phải thực hiện nghĩa vụ cấp dưỡng. Khi đó, trong đơn khởi kiện của bạn phải ghi rõ hai yêu cầu là yêu cầu công nhận người kia là cha và yêu cầu cấp dưỡng.
Điều 110 Luật hôn nhân và gia đình năm 2014 quy định về nghĩa vụ cấp dưỡng của cha, mẹ đối với con như sau: “Cha, mẹ có nghĩa vụ cấp dưỡng cho con chưa thành niên, con đã thành niên không có khả năng lao động và không có tài sản để tự nuôi mình trong trường hợp không sống chung với con hoặc sống chung với con nhưng vi phạm nghĩa vụ nuôi dưỡng con”.
Theo quy định tại khoản 2 Điều 107 Luật hôn nhân và gia đình năm 2014 thì: “Trong trường hợp người có nghĩa vụ nuôi dưỡng trốn tránh nghĩa vụ thì theo yêu cầu của cá nhân, cơ quan, tổ chức được quy định tại Điều 119 của Luật này, Tòa án buộc người đó phải thực hiện nghĩa vụ cấp dưỡng theo quy định của Luật này”.
Như vậy, căn cứ vào các quy định trên, bạn có thể yêu cầu cha của con bạn thực hiện nghĩa vụ cấp dưỡng cho con. Trong trường hợp cha của đứa bé trốn tránh nghĩa vụ cấp dưỡng thì bạn có thể khởi kiện ra Tòa án nhân dân có thẩm quyền để yêu cầu Tòa án buộc người đó phải thực hiện nghĩa vụ. Tuy nhiên, do bạn và người đó không có giấy đăng ký kết hôn, vì vậy, để được yêu cầu cấp dưỡng cho con thì bạn cần thực hiện một số thủ tục cần thiết.
2. Các thủ tục cần phải thực hiện
a) Thủ tục xác định cha cho con
Sau khi sinh con, bạn cần làm thủ tục xác định cha cho con theo quy định tại Điều 101 Luật hôn nhân và gia đình năm 2014 và Điều 24, 25 Luật hộ tịch năm 2014. Theo đó, thẩm quyền và thủ tục xác định cha cho con được chia làm hai trường hợp như sau:
(1) Trường hợp xác định cha cho con không có tranh chấp:
Về thẩm quyền giải quyết xác định cha cho con, theo khoản 1 Điều 101 Luật hôn nhân và gia đình năm 2014 thì cơ quan đăng ký hộ tịch có thẩm quyền xác định cha cho con theo quy định của pháp luật về hộ tịch.
Theo quy định của pháp luật về hộ tịch mà cụ thể là Điều 24 Luật hộ tịch năm 2014 thì Ủy ban nhân dân cấp xã nơi cư trú của người nhận hoặc người được nhận là cha thực hiện đăng ký nhận cha.
Về thủ tục đăng ký nhận cha, Điều 25 Luật hộ tịch quy định như sau:
“1. Người yêu cầu đăng ký nhận cha, mẹ, con nộp tờ khai theo mẫu quy định và chứng cứ chứng minh quan hệ cha con hoặc mẹ con cho cơ quan đăng ký hộ tịch. Khi đăng ký nhận cha, mẹ, con các bên phải có mặt.
2. Trong thời hạn 03 ngày làm việc kể từ ngày nhận đủ giấy tờ theo quy định tại khoản 1 Điều này, nếu thấy việc nhận cha, mẹ, con là đúng và không có tranh chấp, công chức tư pháp - hộ tịch ghi vào Sổ hộ tịch, cùng người đăng ký nhận cha, mẹ, con ký vào Sổ hộ tịch và báo cáo Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã cấp trích lục cho người yêu cầu.
Trường hợp cần phải xác minh thì thời hạn được kéo dài thêm không quá 05 ngày làm việc”.
Về chứng cứ chứng minh quan hệ cha con, theo Điều 11 Thông tư 15/2015/TT-BTP ngày 16/11/2015 của Bộ trưởng Bộ Tư pháp quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật hộ tịch và Nghị định số 123/2015/NĐ-CP ngày 15/11/2015 của Chính phủ quy định chi tiết một số điều và biện pháp thi hành Luật hộ tịch thì chứng cứ để chứng minh quan hệ cha con gồm một trong các giấy tờ, tài liệu sau đây:
1. Văn bản của cơ quan y tế, cơ quan giám định hoặc cơ quan khác có thẩm quyền ở trong nước hoặc nước ngoài xác nhận quan hệ cha con.
2. Trường hợp không có văn bản trên thì phải có thư từ, phim ảnh, băng, đĩa, đồ dùng, vật dụng khác chứng minh mối quan hệ cha con và văn bản cam đoan của cha, mẹ về việc trẻ em là con chung của hai người, có ít nhất hai người thân thích của cha, mẹ làm chứng.
Như vậy, trong trường hợp không có tranh chấp khi xác định cha cho con thì bạn phải nộp tờ khai đăng ký nhận cha theo mẫu và bản kết quả AND hoặc chứng cứ khác chứng minh quan hệ cha con cho Ủy ban nhân dân cấp xã nơi cư trú của cha đứa bé hoặc đứa bé. Tuy nhiên, bạn cần lưu ý, khi đăng ký nhận cha, các bên phải cùng có mặt.
(2) Trường hợp xác định cha cho con có tranh chấp:
Về thẩm quyền giải quyết việc xác định cha cho con, theo khoản 2 Điều 101 Luật hôn nhân và gia đình năm 2014 thì Tòa án có thẩm quyền giải quyết việc xác định cha, mẹ, con trong trường hợp có tranh chấp. Theo điểm a khoản 1 Điều 35 và điểm a khoản 1 Điều 39 Bộ luật Tố tụng dân sự năm 2015, tòa án có thẩm quyền giải quyết vụ án tranh chấp về xác định cha, mẹ, con theo thủ tục sơ thẩm là Tòa án cấp huyện nơi bị đơn (cha đứa bé) cư trú, làm việc.
Về thủ tục khởi kiện, bạn gửi hồ sơ khởi kiện đến Tòa án có thẩm quyền giải quyết bằng các phương thức: nộp trực tiếp tại Tòa án; gửi đến Tòa án theo đường dịch vụ bưu chính hoặc gửi trực tuyến bằng hình thức điện tử qua Cổng thông tin điện tử của Tòa án (nếu có). Hồ sơ bao gồm:
- Đơn khởi kiện (về việc xác định cha cho con).
- Chứng minh thư nhân dân của bạn (bản sao có chứng thực).
- Sổ hộ khẩu của bạn (bản sao có chứng thực).
- Giấy khai sinh của con bạn (bản sao).
- Giấy tờ, tài liệu chứng minh quan hệ cha con.
Sau khi nhận hồ sơ khởi kiện, tòa án sẽ thụ lí và giải quyết vụ án theo trình tự tố tụng dân sự.
b) Thủ tục yêu cầu cấp dưỡng
Khi thực hiện xong thủ tục xác định cha cho con, bạn có thể yêu cầu người cha phải thực hiện nghĩa vụ cấp dưỡng đối với con của bạn. Trong trường hợp cha của đứa bé trốn tránh nghĩa vụ cấp dưỡng thì bạn có thể tiến hành thủ tục khởi kiện yêu cầu Tòa án buộc người đó phải thực hiện nghĩa vụ, cụ thể:
Về thẩm quyền giải quyết, theo điểm a khoản 1 Điều 35 và điểm a khoản 1 Điều 39 Bộ luật Tố tụng dân sự năm 2015, tòa án có thẩm quyền giải quyết vụ án tranh chấp về cấp dưỡng theo thủ tục sơ thẩm là Tòa án cấp huyện nơi bị đơn (cha đứa bé) cư trú, làm việc.
Về thủ tục khởi kiện, bạn gửi hồ sơ khởi kiện đến Tòa án có thẩm quyền giải quyết bằng các phương thức: nộp trực tiếp tại Tòa án; gửi đến Tòa án theo đường dịch vụ bưu chính hoặc gửi trực tuyến bằng hình thức điện tử qua Cổng thông tin điện tử của Tòa án (nếu có). Hồ sơ bao gồm:
+ Đơn khởi kiện về việc cấp dưỡng;
+ Bản sao có chứng thực giấy chứng minh nhân dân;
+ Bản sao có chứng thực sổ hộ khẩu;
+ Giấy tờ chứng minh rằng giữa người yêu cầu và người bị yêu cầu có quan hệ cha, mẹ, con.
Sau khi nhận hồ sơ khởi kiện, tòa án sẽ thụ lí và giải quyết vụ án theo trình tự tố tụng dân sự.
Lưu ý: Trong trường hợp xác định cha cho con có tranh chấp, để thuận tiện cho bạn thì bạn có thể đồng thời yêu cầu tòa án xác cha cho con và yêu cầu buộc người đó phải thực hiện nghĩa vụ cấp dưỡng. Khi đó, trong đơn khởi kiện của bạn phải ghi rõ hai yêu cầu là yêu cầu công nhận người kia là cha và yêu cầu cấp dưỡng.
HÃY GỌI 1900 6280
ĐỂ NGHE LUẬT SƯ TƯ VẤN
Nội dung tư vấn trên website chỉ mang tính tham khảo, cần Luật sư tư vấn chi tiết quý khách vui lòng gọi 1900 6280
Những tin mới hơn
- Thiết kế web cá cược cho đối tác nước ngoài có vi phạm pháp luật (19/05/2018)
- Đánh kẻ cướp bị thương chịu trách nhiệm gì có bị xử lý hình sự không? (20/05/2018)
- Mượn điện thoại rồi đem đi cầm đồ đòi không trả thì xử lý thế nào? (20/05/2018)
- Cấp lại giấy chứng nhận kết hôn bản gốc được không hay chỉ cấp bản sao khi bị mất? (20/05/2018)
- Thủ tục giải quyết tranh chấp quyền sử dụng đất không có sổ đỏ (19/05/2018)
- Chậm giao sổ đỏ cho người mua có bị phạt cọc không (19/05/2018)
- Chưa gây thiệt hại nhưng lại bắt bồi thường khi nghỉ việc (19/05/2018)
- Điều kiện tham gia giảng dạy môn Luật giao thông đường bộ (19/05/2018)
- Bồi thường thiệt hại khi chơi trò chơi mà gặp tai nạn tại công viên nước (19/05/2018)
- Thẩm quyền giải quyết chia tài sản chung của vợ chồng trong thời kỳ hôn nhân (19/05/2018)
Những tin cũ hơn
- Chủ nợ đánh bị thương con nợ khi vay nặng lãi có được tố cáo khởi kiện không? (18/05/2018)
- Mua nhầm đất bị quy hoạch có thể kiện ra tòa án để đòi lại tiền? (16/05/2018)
- Kiện dịch vụ của resort khi chất lượng phục vụ cho du khách du lịch quá kém (16/05/2018)
- Đòi nhà cho ở nhờ không trả thì tòa án sẽ giải quyết tranh chấp đòi nhà (16/05/2018)
- Chứng cứ để khởi kiện đòi tiền cho vay bằng ghi âm có được coi là hợp pháp? (16/05/2018)
- Hồ sơ thủ tục và mức án phí khi khởi kiện hàng xóm trổ cửa sổ sang nhà mình (16/05/2018)
- Cho thôi việc để làm gương răn đe người khác phải thực hiện đúng luật (16/05/2018)
- Công ty xác minh lý lịch của người lao động vi phạm kỷ luật có đúng không? (16/05/2018)
- Bảo vệ làm mất xe trong ca trực của mình mà bồi thường không nổi phải làm sao? (16/05/2018)
- Công ty tố cáo trộm cắp nay muốn tố ngược công ty trốn thuế được không? (16/05/2018)
Trước hết Công ty Luật Bách Dương xin gửi tới quý khách hàng lời chào trân trọng nhất!Với khẩu hiệu "An toàn pháp lý - Nền tảng thành công!" Trong quá trình hoạt động chúng tôi đã nhận được nhiều sự tin tưởng từ các quý khách hàng trên phạm vi cả nước. Tuy nhiên một số thông tin chi tiết và các loại hình dịch vụ pháp lý được Công ty chúng tôi cung cấp thì không phải khách hàng nào cũng biết đến,...
Chi tiết
Cơ quan điều tra tiến hành điều tra tất cả các tội phạm, áp dụng mọi biện pháp do Bộ luật tố tụng hình sự quy định để xác định tội phạm và người đã thực hiện hành vi phạm tội, lập hồ sơ, đề nghị truy tố; tìm ra nguyên nhân, điều...
Mẫu Văn Bản
-
Đơn thay đổi ý kiến không đồng ý với kết quả hòa giải của tòa án
-
Mẫu Đơn khởi kiện Đòi tiền đặt cọc thuê nhà
-
Đơn xin ly hôn thuận tình có yếu tố nước ngoài
-
Đơn kiện đòi tiền nợ theo hợp đồng
-
Đơn kiện đòi tài sản và quyền kinh doanh theo giấy phép
-
Đơn kiện đòi tài sản đã cho mượn.
-
Đơn kiện đòi quyền sử dụng đất
-
Đơn kiện đòi nợ theo xác nhận công nợ
-
Đơn kiện đòi lại di sản thừa kế
-
Đơn đề nghị công nhận quyền sử dụng đất và tài sản gắn liền với đất