Kiện hủy di chúc do diện tích trong di chúc không khớp với giấy tờ nhà đất có nên không?
Đăng lúc: Thứ bảy - 12/05/2018 17:10 - Người đăng bài viết: Vũ Văn Toàn
Kiện hủy di chúc do diện ghi trong di chúc không khớp với giấy tờ nhà đất có nên không? Bà tôi mất năm 2008 và năm 2009 ông tôi qua đời. Ông bà tôi có tổng cộng 8 người con. Khi còn sống ông bà có 1 mảnh đất khoảng 3000 m2 (gồm 01 nhà, 01 am do bà tôi lập - chưa được giáo hội phật giáo công nhận, 1 phần đất nông nghiệp, và 1 phần phía sau am dùng để chôn cất). Khi bà mất, bà có để lại di chúc (do bà viết tay, có chính quyền xã địa phương đóng dấu xác nhận, có 01 người làm chứng, không có luật sư, bác sĩ xác định minh mẫn). Nội dung di chúc như sau: phần am và phần đất chôn cất hiện giao cho Sư cô quản lý, ở đó tu hành. Sau khi Sư cô mất sẽ để lại cho con trai cả của Bác Hai tôi (nghĩa là cháu nội). Phần đất phía trước (căn nhà khoảng 500 m2) giao cho Ba tôi quản lý và sử dụng. Sau khi Ba tôi mất sẽ giao cho con trai thứ của Bác Hai tôi quản lý và sử dụng. Còn phần đất phía sau khoảng 1300 m2 sẽ bán và chia đều cho 8 người con (gồm 03 người ở VN - và 05 người ở Mỹ). Tuy nhiên, sau khi ông và bà tôi mất, các Bác tôi (gồm 7 người ) không thống nhất với Bác Hai tôi (hiện ở VN) về việc bán miếng đất chung của 8 anh chị em (lý do: Bà tôi quên mất phần đường đi ra đi vào để có thể bán đất - miếng đất này nằm tụt sâu vào phía sau: 3 mặt bao quanh bởi 02 phần đất của người khác, 1 mặt giáp am và mặt trước giáp phần đất nhà ở không được bán theo di chúc chỉ để ở).
Do đó giữa 7 người anh em đã mâu thuẫn với Bác Hai tôi về việc bán đất. Bác Hai không chịu ký giấy bán đất và không đồng ý trích 1 phần đất của nhà phía trước để có lối đi. Ba tôi đã từng gửi đơn kiện lên toà án huyện và toà án huyện chuyển lên tòa án TP vì có yếu tố nước ngoài. Nhưng sau đó chưa ra tòa mà Ba tôi đã rút đơn kiện (chỉ mới được Toà án TP thụ lý hồ sơ - mời lên gặp mặt - hòa giải, ...). Nội dung khởi kiện của Ba tôi (ba tôi có sự ủy quyền của 6 anh chị em còn lại ngoài Bác Hai) là xin hủy di chúc vì lý do tổng số diện tích bà tôi ghi trong di chúc không khớp với giấy tờ nhà đất hiện hành của miếng đất đó (nhiều hơn khoản 50 m2). Nay gia đình tôi muốn kiện lại hoặc phân chia tài sản lại có được không? ý muốn bán mảnh đất bà tôi đã cho bán nhưng không có đường ra vào hoặc xin hủy di chúc, chia tài sản theo luật thừa kế. Khi kiện lại phải bắt đầu từ đâu. Xin Luật sư tư vấn giúp, xin chân thành cảm ơn
Vụ việc bạn nêu có thể xác định là tranh chấp về di sản thừa kế, có liên quan đến di chúc.
Vì trong số những người được hưởng thừa kế của ông bà bạn (với tư cách là con) có nhiều người đang định cư ở nước ngoài, nên tòa án cấp tỉnh/TP trực thuộc TW thụ lý giải quyết sơ thẩm là đúng.
Dù trước đây ba bạn đã khởi kiện, nhưng sau đó rút đơn, nên xem như việc “tranh chấp” nói trên chưa được cơ quan nào giải quyết. Trong trường hợp này, ba bạn (hoặc bất kỳ người thừa kế nào khác) có quyền khởi kiện trở lại để giải quyết chia di sản.
Về nội dung khởi kiện, thay vì yêu cầu “hủy di chúc” tốt nhất là nên yêu cầu “chia di sản thừa kế”. Vì việc “hủy di chúc” không hẳn là nguyện vọng của ba bạn. Hơn nữa, có khả năng “thua kiện” – nếu di chúc được đánh giá là hợp pháp, có giá trị.
Ở đây, vì nội dung câu chuyện bạn kể tuy dài nhưng vẫn không đủ thông tin cần thiết, nên tôi không muốn đi sâu vào chi tiết, mà chi nêu một số qui định của pháp luật mang tính nguyên tắc như sau:
- Di chúc phải do người có tài sản lập và chỉ được quyền đề cập đến những tài sản thuộc quyền sở hữu (hay sử dụng) của mình. Ở đây, theo thông tin thì có thể tài sản (nhà đất) là của cả ông lẫn bà của bạn ( vì họ là vợ chồng, tài sản trong thời kỳ hôn nhân là tài sản chung của vợ chồng), nhưng di chúc lại chỉ do một mình bà bạn lập ra. Như vậy, một mình bà đơn phương “quyết” cả phần tài sản của ông là vượt quá quyền hạn luật định của mình. Như vậy, đây sẽ là một trong những căn cứ để tòa có thể nhận định di chúc sẽ bị vô hiệu một phần hoặc toàn phần.
- Di chúc chỉ được công nhận là hợp pháp, có giá trị pháp lý (và có hiệu lực thi hành) khi thỏa các điều kiện cơ bản sau: người lập có tài sản, minh mẫn, tự nguyện; hình thức rõ ràng, nội dung không vi phạm điều cấm do pháp luật qui định, có thể thực hiện được.
- Trường hợp di chúc bị tuyên vô hiệu (không có giá trị) thì tài sản của ông bà bạn sẽ được chia đều có các đồng thừa kế - chính là 8 người con của ông bà. Mỗi người một “kỷ phần” có giá trị bằng nhau. Các bên có thể tự thỏa thuận cách thức nhận, trao/hoán đổi hoặc qui ra tiền …vv. Người đang định cư tại nước ngoài vẫn có quyền nhận di sản thừa kế là nhà, đất.
- Về nguyên tắc, nếu lô đất của ai đó không có lối ra đường, thì các bên có thể tự thỏa thuận (có đền bù) về lối đi. Nếu không tự thỏa thuận được thì yêu cầu tòa án giải quyết – tòa sẽ xử theo hướng tuyên một bên phải chấp nhận nhường lối đi cho bên kia, nếu không còn hướng giải quyết nào khác.
Ý cuối, tôi khuyên bạn nên tìm đọc Bộ luật dân sự, đặc biệt là phần qui định về thừa kế, di chúc – để biết thêm những vấn đề quan trọng, có liên quan trực tiếp đến vụ việc của mình.
Vì trong số những người được hưởng thừa kế của ông bà bạn (với tư cách là con) có nhiều người đang định cư ở nước ngoài, nên tòa án cấp tỉnh/TP trực thuộc TW thụ lý giải quyết sơ thẩm là đúng.
Dù trước đây ba bạn đã khởi kiện, nhưng sau đó rút đơn, nên xem như việc “tranh chấp” nói trên chưa được cơ quan nào giải quyết. Trong trường hợp này, ba bạn (hoặc bất kỳ người thừa kế nào khác) có quyền khởi kiện trở lại để giải quyết chia di sản.
Về nội dung khởi kiện, thay vì yêu cầu “hủy di chúc” tốt nhất là nên yêu cầu “chia di sản thừa kế”. Vì việc “hủy di chúc” không hẳn là nguyện vọng của ba bạn. Hơn nữa, có khả năng “thua kiện” – nếu di chúc được đánh giá là hợp pháp, có giá trị.
Ở đây, vì nội dung câu chuyện bạn kể tuy dài nhưng vẫn không đủ thông tin cần thiết, nên tôi không muốn đi sâu vào chi tiết, mà chi nêu một số qui định của pháp luật mang tính nguyên tắc như sau:
- Di chúc phải do người có tài sản lập và chỉ được quyền đề cập đến những tài sản thuộc quyền sở hữu (hay sử dụng) của mình. Ở đây, theo thông tin thì có thể tài sản (nhà đất) là của cả ông lẫn bà của bạn ( vì họ là vợ chồng, tài sản trong thời kỳ hôn nhân là tài sản chung của vợ chồng), nhưng di chúc lại chỉ do một mình bà bạn lập ra. Như vậy, một mình bà đơn phương “quyết” cả phần tài sản của ông là vượt quá quyền hạn luật định của mình. Như vậy, đây sẽ là một trong những căn cứ để tòa có thể nhận định di chúc sẽ bị vô hiệu một phần hoặc toàn phần.
- Di chúc chỉ được công nhận là hợp pháp, có giá trị pháp lý (và có hiệu lực thi hành) khi thỏa các điều kiện cơ bản sau: người lập có tài sản, minh mẫn, tự nguyện; hình thức rõ ràng, nội dung không vi phạm điều cấm do pháp luật qui định, có thể thực hiện được.
- Trường hợp di chúc bị tuyên vô hiệu (không có giá trị) thì tài sản của ông bà bạn sẽ được chia đều có các đồng thừa kế - chính là 8 người con của ông bà. Mỗi người một “kỷ phần” có giá trị bằng nhau. Các bên có thể tự thỏa thuận cách thức nhận, trao/hoán đổi hoặc qui ra tiền …vv. Người đang định cư tại nước ngoài vẫn có quyền nhận di sản thừa kế là nhà, đất.
- Về nguyên tắc, nếu lô đất của ai đó không có lối ra đường, thì các bên có thể tự thỏa thuận (có đền bù) về lối đi. Nếu không tự thỏa thuận được thì yêu cầu tòa án giải quyết – tòa sẽ xử theo hướng tuyên một bên phải chấp nhận nhường lối đi cho bên kia, nếu không còn hướng giải quyết nào khác.
Ý cuối, tôi khuyên bạn nên tìm đọc Bộ luật dân sự, đặc biệt là phần qui định về thừa kế, di chúc – để biết thêm những vấn đề quan trọng, có liên quan trực tiếp đến vụ việc của mình.
HÃY GỌI 1900 6280
ĐỂ NGHE LUẬT SƯ TƯ VẤN
Nội dung tư vấn trên website chỉ mang tính tham khảo, cần Luật sư tư vấn chi tiết quý khách vui lòng gọi 1900 6280
Những tin mới hơn
- Cam kết đã tự nguyện ký có bắt buộc phải thực hiện hay là không? (12/05/2018)
- Thế chấp giấy tờ nhà đất của người khác nhưng bên nợ bỏ trốn (12/05/2018)
- Phân chia di sản thừa kế là tài sản đất đai chưa được cấp sổ đỏ (12/05/2018)
- Mua bán nhà bằng đô la nhưng tăng giá gây thiệt hại cho bên bán nhà (12/05/2018)
- Tài sản đã cho có được đòi lại và hủy bỏ văn bản tặng cho được không? (12/05/2018)
- Hướng giải quyết trường hợp đòi thêm tài sản thừa kế sau khi đã nhận phần khác (12/05/2018)
- Chia di sản thừa kế và đòi tiền đóng góp xây nhà trong di sản (12/05/2018)
- Khởi kiện nhà thầu chính hay nhà thầu phụ trong tranh chấp hợp đồng xây dựng? (12/05/2018)
- Nhờ công ty khác ký hợp đồng thầu phụ bị kiểm tra không được xuất hóa đơn? (12/05/2018)
- Đất đã được vợ tặng cho chồng thì người mẹ vợ được hưởng thừa kế của con không? (12/05/2018)
Những tin cũ hơn
- Chia di sản thừa kế trong khi đã hết thời hiệu khởi kiện thì làm thế nào? (12/05/2018)
- Sủ dụng đất từ những năm 1990 muốn đăng ký cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất (12/05/2018)
- Chủ đầu tư bán đất dự án nhưng hứa hẹn nhiều lần chưa có sổ đỏ phải làm sao? (12/05/2018)
- Hướng giải quyết đòi tiền bán đất còn thiếu được thực hiện thế nào? (12/05/2018)
- Tặng cho nhà đất chưa được cấp sổ đỏ bị tranh chấp thì phải làm sao? (12/05/2018)
- Không ký vào biên bản phân chia tài sản cho con có giá trị pháp lý không? (12/05/2018)
- Người chết để lại di chúc nhưng không được công bố thì làm thế nào? (12/05/2018)
- Di chúc lập không đúng ý nguyện của người để lại tài sản thì làm thế nào? (12/05/2018)
- Di chúc cho nhà với điều kiện không được bán đi chứng thực lại không được? (12/05/2018)
- Người sống chung với cha mẹ có đương nhiên được hưởng toàn bộ di sản thừa kế không (12/05/2018)
Trước hết Công ty Luật Bách Dương xin gửi tới quý khách hàng lời chào trân trọng nhất!Với khẩu hiệu "An toàn pháp lý - Nền tảng thành công!" Trong quá trình hoạt động chúng tôi đã nhận được nhiều sự tin tưởng từ các quý khách hàng trên phạm vi cả nước. Tuy nhiên một số thông tin chi tiết và các loại hình dịch vụ pháp lý được Công ty chúng tôi cung cấp thì không phải khách hàng nào cũng biết đến,...
Chi tiết
Pháp luật hình sự là một trong những công cụ sắc bén, hữu hiệu để đấu tranh phòng ngừa và chống tội phạm, góp phần đắc lực vào việc bảo vệ độc lập, chủ quyền, thống nhất và toàn vẹn lãnh thổ của Tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa,...
Mẫu Văn Bản
-
Đơn thay đổi ý kiến không đồng ý với kết quả hòa giải của tòa án
-
Mẫu Đơn khởi kiện Đòi tiền đặt cọc thuê nhà
-
Đơn xin ly hôn thuận tình có yếu tố nước ngoài
-
Đơn kiện đòi tiền nợ theo hợp đồng
-
Đơn kiện đòi tài sản và quyền kinh doanh theo giấy phép
-
Đơn kiện đòi tài sản đã cho mượn.
-
Đơn kiện đòi quyền sử dụng đất
-
Đơn kiện đòi nợ theo xác nhận công nợ
-
Đơn kiện đòi lại di sản thừa kế
-
Đơn đề nghị công nhận quyền sử dụng đất và tài sản gắn liền với đất