Không ký vào biên bản phân chia tài sản cho con có giá trị pháp lý không?
Đăng lúc: Thứ bảy - 12/05/2018 15:53 - Người đăng bài viết: Vũ Văn Toàn
Không ký vào biên bản phân chia tài sản cho con có giá trị pháp lý không? Trước 2004 ba mẹ em còn sống, gia đình em có 3 lô đất ở và xây được 2 căn nhà trên 2 lô, trong đó dành một nhà cho vợ chồng anh trai em ở. Đầu năm 2004 ba em mất và không có di chúc, tất cả tài sản, nhà đất điều chưa được chia. Đến 2006 mẹ em và 4 anh chị em em cùng họp gia đình, thống nhất chia tất cả tài sản của bố mẹ hiện có cho các con là mỗi người 1 lô đất và nhà (riêng 1 người chị đồng ý không được hưởng), và lập "biên bản phân chia tài sản cho các con" ghi rõ từng người được hưởng phần nào, cả 5 người đồng ý và ký trước công chứng ở UBND phường. Đến cuối 2006 cả nhà em ký tên trên UBND phường để anh trai em chuyển tên sổ đỏ từ tên ba mẹ qua tên anh ấy phần lô đất và nhà anh ấy được hưởng (cũng là nhà anh ấy đang ở) theo bản phân chia trên. Đến năm 2008 mẹ em xây nhà trên lô đất còn lại và mẹ em mua riêng cho bà 1 lô đất khác. Năm 2010 em muốn chuyển tên qua cho em phần lô đất và nhà mà em được hưởng theo bản phân chia trên. Mẹ và 2 chị đồng ý ký tên trên phòng công chứng Tỉnh, nhưng anh trai em không đồng ý ký và bảo anh ấy phải được hưởng phần đất và nhà đó, cả nhà em không đồng ý với yêu cầu của anh ấy. Vì anh trai em không ký tên nên phòng TNMT không đồng ý chuyển tên sổ đỏ qua cho em. Vậy em xin luật sư tư vấn cho em là "Biên bản phân chia tài sản cho con" ở trên có giá trị pháp lý hay không, và hướng giải quyết như thế nào để chuyển tên sổ đỏ qua cho em theo như bản phân chia ở trên. Mong sự hồi đáp tư vấn của luật sư. Em chân thành cảm ơn.
Vụ việc của gia đình bạn khá phức tạp, nếu phải đưa ra tòa án giải quyết lại càng phức tạp. Dù không phải là khó hiểu.
Trước hết, cần phải xác định rằng về nguồn gốc, những tài sản nhà đất nói trên đều là của ba má bạn. Như vậy, khi ba bạn qua đời năm 2004 thì ½ khối tài sản này trở thành di sản thừa kế (do ba bạn để lại).
Tiếp đó, năm 2006 cả gia đình bạn họp, má bạn với tình thương bao la, không tính toán, ngoài việc không nhận gì từ ba bạn, đã chủ động phân chia cả tài sản của chính mình cho các con. Đây là điều rất đáng ghi nhận. Và cũng chính từ cơ sở này, nên những người con đã lần lượt được đứng tên nhà đất – chính là đã hưởng phần thừa kế của mình (thậm chí vượt trội so với qui định của pháp luật).
Chính vì vậy, nay anh trai của bạn “lật kèo” không ký tên vào giấy tờ vừa không phù hợp với đạo lý, vừa không đúng pháp luật. Vì như vậy là đã tự mình phủ nhận cam kết của chính mình trước đây.
Xét về giá trị pháp lý của tờ “Biên bản phân chia tài sản cho các con”, tuy tên gọi là vậy, nhưng thực chất gồm 2 nội dung: một là thỏa thuận về việc phân chia di sản thừa kế của ba bạn, hai là má bạn phân chia (cho) tài sản của mình cho các con. Nếu xét theo nội dung thứ nhất, thì không có gì trái luật, nên có giá trị pháp lý. Riêng đối với nội dung thứ hai, pháp luật qui định việc cho tặng nhà đất phải thể hiện bằng văn bản, được công chứng chứng thực thì mới có giá trị pháp lý. Chính vì vậy, nếu có tranh chấp thì việc cho tài sản nhưng mới ở dạng “biên bản” như trên là chưa đúng về mặt thủ tục, hình thức. Nên không (hay đúng hơn là “chưa”) có giá trị pháp lý.
Hay nói cách khác, tờ “Biên bản phân chia tài sản cho các con” vẫn có giá trị pháp lý ở những khía cạnh nhất định. Chắc chắn không phải là vô giá trị.
Trên thực tế, có khá nhiều vụ án Tòa án đã căn cứ vào những giấy tờ theo kiểu biên bản như bạn nêu để ra phán quyết theo hướng ghi nhận những nội dung đã thỏa thuận của các bên. Vì về bản chất, đó là sự thỏa thuận, cam kết được thực hiện một cách tự nguyện và phù hợp với qui định của pháp luật.
Quay trở lại sự việc của gia đình bạn, nếu anh bạn vẫn cố tình không hợp tác, khăng khăng đòi chia phần nhà đất còn lại (trong khi mình đã được hưởng) là dấu hiệu đầu tiên của một vụ án tranh chấp liên quan đến di sản thừa kế.
Theo qui định tại Bộ luật dân sự, thời gian tòa thụ lý giải quyết về tranh chấp thừa kế là 10 năm kể từ ngày người có tài sản qua đời (ba bạn qua đời năm 2004). Nên hiện nay bạn (và những đồng thừa kế khác) vẫn có quyền và cần khởi kiện để yêu cầu tòa án giải quyết chia di sản thừa kế, bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của mình.
Câu chuyện của gia đình bạn (hay chính xác hơn là lối ứng xử của người anh) là một thực tế rất đáng buồn. Nếu không tìm được hướng giải quyết ổn thỏa, không gắn với tình cảm máu mủ ruột thịt sẽ dẫn đến cảnh kiện tụng, tranh chấp làm mất mát về tình cảm anh em, mẹ con… Chưa kể người anh của bạn thậm chí còn có thể mất đi một phần tài sản đang được hưởng hiện nay ( nếu chia theo pháp luật thì chỉ có tài sản của ba bạn chia cho tất cả mọi người).
Chúc gia đình bạn có hướng giải quyết ổn thỏa, tốt đẹp. Và trong trường hợp cần phải đưa vụ việc ra tòa, theo tôi bạn nên nhờ luật sư hỗ trợ, tư vấn thêm ngay từ đầu, vì như đã nói, đây là một vụ tranh chấp khá phức tạp.
Trước hết, cần phải xác định rằng về nguồn gốc, những tài sản nhà đất nói trên đều là của ba má bạn. Như vậy, khi ba bạn qua đời năm 2004 thì ½ khối tài sản này trở thành di sản thừa kế (do ba bạn để lại).
Tiếp đó, năm 2006 cả gia đình bạn họp, má bạn với tình thương bao la, không tính toán, ngoài việc không nhận gì từ ba bạn, đã chủ động phân chia cả tài sản của chính mình cho các con. Đây là điều rất đáng ghi nhận. Và cũng chính từ cơ sở này, nên những người con đã lần lượt được đứng tên nhà đất – chính là đã hưởng phần thừa kế của mình (thậm chí vượt trội so với qui định của pháp luật).
Chính vì vậy, nay anh trai của bạn “lật kèo” không ký tên vào giấy tờ vừa không phù hợp với đạo lý, vừa không đúng pháp luật. Vì như vậy là đã tự mình phủ nhận cam kết của chính mình trước đây.
Xét về giá trị pháp lý của tờ “Biên bản phân chia tài sản cho các con”, tuy tên gọi là vậy, nhưng thực chất gồm 2 nội dung: một là thỏa thuận về việc phân chia di sản thừa kế của ba bạn, hai là má bạn phân chia (cho) tài sản của mình cho các con. Nếu xét theo nội dung thứ nhất, thì không có gì trái luật, nên có giá trị pháp lý. Riêng đối với nội dung thứ hai, pháp luật qui định việc cho tặng nhà đất phải thể hiện bằng văn bản, được công chứng chứng thực thì mới có giá trị pháp lý. Chính vì vậy, nếu có tranh chấp thì việc cho tài sản nhưng mới ở dạng “biên bản” như trên là chưa đúng về mặt thủ tục, hình thức. Nên không (hay đúng hơn là “chưa”) có giá trị pháp lý.
Hay nói cách khác, tờ “Biên bản phân chia tài sản cho các con” vẫn có giá trị pháp lý ở những khía cạnh nhất định. Chắc chắn không phải là vô giá trị.
Trên thực tế, có khá nhiều vụ án Tòa án đã căn cứ vào những giấy tờ theo kiểu biên bản như bạn nêu để ra phán quyết theo hướng ghi nhận những nội dung đã thỏa thuận của các bên. Vì về bản chất, đó là sự thỏa thuận, cam kết được thực hiện một cách tự nguyện và phù hợp với qui định của pháp luật.
Quay trở lại sự việc của gia đình bạn, nếu anh bạn vẫn cố tình không hợp tác, khăng khăng đòi chia phần nhà đất còn lại (trong khi mình đã được hưởng) là dấu hiệu đầu tiên của một vụ án tranh chấp liên quan đến di sản thừa kế.
Theo qui định tại Bộ luật dân sự, thời gian tòa thụ lý giải quyết về tranh chấp thừa kế là 10 năm kể từ ngày người có tài sản qua đời (ba bạn qua đời năm 2004). Nên hiện nay bạn (và những đồng thừa kế khác) vẫn có quyền và cần khởi kiện để yêu cầu tòa án giải quyết chia di sản thừa kế, bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của mình.
Câu chuyện của gia đình bạn (hay chính xác hơn là lối ứng xử của người anh) là một thực tế rất đáng buồn. Nếu không tìm được hướng giải quyết ổn thỏa, không gắn với tình cảm máu mủ ruột thịt sẽ dẫn đến cảnh kiện tụng, tranh chấp làm mất mát về tình cảm anh em, mẹ con… Chưa kể người anh của bạn thậm chí còn có thể mất đi một phần tài sản đang được hưởng hiện nay ( nếu chia theo pháp luật thì chỉ có tài sản của ba bạn chia cho tất cả mọi người).
Chúc gia đình bạn có hướng giải quyết ổn thỏa, tốt đẹp. Và trong trường hợp cần phải đưa vụ việc ra tòa, theo tôi bạn nên nhờ luật sư hỗ trợ, tư vấn thêm ngay từ đầu, vì như đã nói, đây là một vụ tranh chấp khá phức tạp.
HÃY GỌI 1900 6280
ĐỂ NGHE LUẬT SƯ TƯ VẤN
Nội dung tư vấn trên website chỉ mang tính tham khảo, cần Luật sư tư vấn chi tiết quý khách vui lòng gọi 1900 6280
Những tin mới hơn
- Đất đã được vợ tặng cho chồng thì người mẹ vợ được hưởng thừa kế của con không? (12/05/2018)
- Chia di sản thừa kế và đòi tiền đóng góp xây nhà trong di sản (12/05/2018)
- Khởi kiện nhà thầu chính hay nhà thầu phụ trong tranh chấp hợp đồng xây dựng? (12/05/2018)
- Nhờ công ty khác ký hợp đồng thầu phụ bị kiểm tra không được xuất hóa đơn? (12/05/2018)
- Kiện hủy di chúc do diện tích trong di chúc không khớp với giấy tờ nhà đất có nên không? (12/05/2018)
- Chia di sản thừa kế trong khi đã hết thời hiệu khởi kiện thì làm thế nào? (12/05/2018)
- Hướng giải quyết đòi tiền bán đất còn thiếu được thực hiện thế nào? (12/05/2018)
- Chủ đầu tư bán đất dự án nhưng hứa hẹn nhiều lần chưa có sổ đỏ phải làm sao? (12/05/2018)
- Sủ dụng đất từ những năm 1990 muốn đăng ký cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất (12/05/2018)
- Tặng cho nhà đất chưa được cấp sổ đỏ bị tranh chấp thì phải làm sao? (12/05/2018)
Những tin cũ hơn
- Người chết để lại di chúc nhưng không được công bố thì làm thế nào? (12/05/2018)
- Di chúc lập không đúng ý nguyện của người để lại tài sản thì làm thế nào? (12/05/2018)
- Di chúc cho nhà với điều kiện không được bán đi chứng thực lại không được? (12/05/2018)
- Người sống chung với cha mẹ có đương nhiên được hưởng toàn bộ di sản thừa kế không (12/05/2018)
- Đánh bạc được thua bằng tiền và hiện vật từ bao nhiêu trở lên thì bị phạt (12/05/2018)
- Phạm nhân có được công chứng bán nhà tại trại giam (12/05/2018)
- Bán đất bị các con cản đánh đập đòi chia thừa kế thì giải quyết thế nào? (12/05/2018)
- Nghỉ việc trong thời gian mang bầu có được thanh toán chế độ thai sản (12/05/2018)
- Giấy hẹn có giá trị thay thế bằng lái bị tạm giữ không (12/05/2018)
- Đất đã cấp sổ đỏ có nguồn gốc của bà nay bị các con quay lại đòi chia (12/05/2018)
Trước hết Công ty Luật Bách Dương xin gửi tới quý khách hàng lời chào trân trọng nhất!Với khẩu hiệu "An toàn pháp lý - Nền tảng thành công!" Trong quá trình hoạt động chúng tôi đã nhận được nhiều sự tin tưởng từ các quý khách hàng trên phạm vi cả nước. Tuy nhiên một số thông tin chi tiết và các loại hình dịch vụ pháp lý được Công ty chúng tôi cung cấp thì không phải khách hàng nào cũng biết đến,...
Chi tiết
Theo đó, kể từ ngày 01/01/2018 (ngày Bộ luật Hình sự 2015 có hiệu lực thi hành), khi xét xử và thi hành án hình sự thì TAND các cấp cần lưu ý một số vấn đề, đơn cử như:
- Tất cả các điều khoản của Bộ luật Hình sự 2015 được áp...
- Tất cả các điều khoản của Bộ luật Hình sự 2015 được áp...
Mẫu Văn Bản
-
Đơn thay đổi ý kiến không đồng ý với kết quả hòa giải của tòa án
-
Mẫu Đơn khởi kiện Đòi tiền đặt cọc thuê nhà
-
Đơn xin ly hôn thuận tình có yếu tố nước ngoài
-
Đơn kiện đòi tiền nợ theo hợp đồng
-
Đơn kiện đòi tài sản và quyền kinh doanh theo giấy phép
-
Đơn kiện đòi tài sản đã cho mượn.
-
Đơn kiện đòi quyền sử dụng đất
-
Đơn kiện đòi nợ theo xác nhận công nợ
-
Đơn kiện đòi lại di sản thừa kế
-
Đơn đề nghị công nhận quyền sử dụng đất và tài sản gắn liền với đất