Hướng giải quyết trường hợp đòi thêm tài sản thừa kế sau khi đã nhận phần khác
Đăng lúc: Thứ bảy - 12/05/2018 10:08 - Người đăng bài viết: Vũ Văn Toàn
Hướng giải quyết trường hợp đòi thêm tài sản thừa kế sau khi đã nhận phần khác. Nhà tôi có 3 anh chị em. Bố mẹ có 3 ngôi nhà. Trước khi bố mất đều do bố mẹ đứng tên QSD đất. Bố tôi mất không để lại di chúc, sau đó mẹ tôi cùng 3 người con có họp gia đình lập thành văn bản phân chia tài sản của cả bố mẹ là 3 ngôi nhà trên, mỗi người con được 1 nhà. Biên bản có cả chữ ký của các anh chị em và mẹ tôi, có công chứng của UBND Phường. Sau đó anh tôi chuyển QSD ngôi nhà anh ấy hưởng qua tên anh. Nhưng sau đó, tôi và chị tôi thực hiện chuyển tên QSD ngôi nhà mà chúng tôi được hưởng thì anh tôi không đồng ý và muốn được hưởng một nhà nữa. Do đó cơ quan chức năng không thể chuyển tên QSD cho chị em tôi. Như vậy anh tôi đã "lật kèo" nội dung biên bản phân chia trên. Trong trường hợp này tôi có thể yêu cầu Tòa án nhập chung ngôi nhà trước đây của bố mẹ mà anh tôi đang đứng tên QSD để chia theo pháp luật được không? Xin chân thành cảm ơn Luật sư.
Trường hợp anh hỏi giống tuyệt đối với một vụ án mà văn phòng chúng tôi đang thụ lý. Điểm khác biệt là người mẹ đã mất, và người “lật kèo” không thừa nhận chữ ký trong tờ Văn bản phân chia tài sản của bố mẹ. Vụ án này phiên tòa sơ thẩm xử cho người lật kèo thắng, sau đó các đương sự bên “thua” có mời chúng tôi. Án phúc thẩm tuyên hủy bản án sơ thẩm và tới nay vẫn chưa xử lại sơ thẩm lần 2, dù đã 5 năm trôi qua.
Nói như vậy để thấy việc tranh chấp, kiện tụng nhiều khi rất nhiêu khê, kéo dài. Dù thoạt nhìn thì có vẻ đơn giản. Hiện nay, các đương sự, dù là anh em ruột, đã “không thèm” nhìn nhau. Thật đáng buồn cho cảnh nhân tình thế thái !
Trong vụ việc của gia đình anh, vì là tranh chấp liên quan đến di sản thừa kế. Cho nên thẩm quyền giải quyết thuộc về Tòa án.
Vấn đề mấu chốt ở đây là giá trị pháp lý của tờ “Văn bản phân chia tài sản của bố mẹ” mà anh đề cập. Qua thông tin anh nêu, có thể thấy khi lập văn bản, mọi người đều đã hoàn toàn tự nguyện, không ai ép buộc ai. Như vậy, về mặt ý chí (của từng người) và hình thức của tờ văn bản không có gì phải tranh cãi. Người anh của anh không thể “nói xuôi, nói ngược” về tờ văn bản ấy.
Tuy nhiên, vấn đề ở đây là nội dung của tờ văn bản. Tại thời điểm bố anh qua đời, tài sản của bố anh chỉ có một nửa – tức là 1,5 căn nhà (nói một cách đơn giản). Và đây chính là di sản thừa kế mà các con (ba anh em) và người vợ (mẹ anh) được hưởng theo lối “chia đều mỗi người một phần”. ( Gọi là chia di sản theo “pháp luật” – do bố anh không để lại di chúc).
Nhưng mẹ anh, vì sự hy sinh cao cả (có thể nói như vậy), đã chẳng màng đến phần của mình là lại tự nguyện “chia” luôn phần 1,5 căn nhà của mình. Sự tự nguyện này về nguyên tắc thì không trái pháp luật, cho nên được pháp luật công nhận (có giá trị pháp lý).
Và cũng chính tờ Văn bản đó có giá trị, nên người anh của anh mới thì làm giấy tờ, sang tên một căn nhà sang cho mình. Cho nên, nay người anh “lật kèo”, thì phải chăng chính mình đã bác bỏ giá trị của tờ Văn bản, mà mình là một bên tham gia và nhờ đó mới có được căn nhà như hiện nay.
Song về mặt lý luận, vẫn có thể có người có quan điểm và sự phân tích “cao cơ” hơn, theo hướng đề nghị hủy bỏ tờ Văn bản vì tại thời điểm lập văn bản, mẹ anh không thể “chia” mà chỉ có thể “cho tặng” phần tài sản của mình.
Và cũng có thể có những cách đánh giá, quan điểm khác với những điều tôi phân tích ở trên. Đó chính là cái “hay” của pháp luật vậy.
Như vậy và tóm lại, nếu vẫn không thể thỏa thuận được với nhau, tôi nghĩ anh và chị anh và cả mẹ anh nên kiện ông anh ra Tòa. Yêu cầu ông anh phải thực hiện những điều đã ghi nhận trong Văn bản thỏa thuận trước đây. Trong quá trình giải quyết ở Tòa án, tình tiết của vụ án sẽ có thể sẽ đi theo nhiều hướng khác nhau, tùy theo quan điểm và ý kiến của các bên.
Tôi khuyên anh nên nhờ luật sư hỗ trợ khi kiện ra Tòa. Chúc anh mọi việc tốt đẹp.
Nói như vậy để thấy việc tranh chấp, kiện tụng nhiều khi rất nhiêu khê, kéo dài. Dù thoạt nhìn thì có vẻ đơn giản. Hiện nay, các đương sự, dù là anh em ruột, đã “không thèm” nhìn nhau. Thật đáng buồn cho cảnh nhân tình thế thái !
Trong vụ việc của gia đình anh, vì là tranh chấp liên quan đến di sản thừa kế. Cho nên thẩm quyền giải quyết thuộc về Tòa án.
Vấn đề mấu chốt ở đây là giá trị pháp lý của tờ “Văn bản phân chia tài sản của bố mẹ” mà anh đề cập. Qua thông tin anh nêu, có thể thấy khi lập văn bản, mọi người đều đã hoàn toàn tự nguyện, không ai ép buộc ai. Như vậy, về mặt ý chí (của từng người) và hình thức của tờ văn bản không có gì phải tranh cãi. Người anh của anh không thể “nói xuôi, nói ngược” về tờ văn bản ấy.
Tuy nhiên, vấn đề ở đây là nội dung của tờ văn bản. Tại thời điểm bố anh qua đời, tài sản của bố anh chỉ có một nửa – tức là 1,5 căn nhà (nói một cách đơn giản). Và đây chính là di sản thừa kế mà các con (ba anh em) và người vợ (mẹ anh) được hưởng theo lối “chia đều mỗi người một phần”. ( Gọi là chia di sản theo “pháp luật” – do bố anh không để lại di chúc).
Nhưng mẹ anh, vì sự hy sinh cao cả (có thể nói như vậy), đã chẳng màng đến phần của mình là lại tự nguyện “chia” luôn phần 1,5 căn nhà của mình. Sự tự nguyện này về nguyên tắc thì không trái pháp luật, cho nên được pháp luật công nhận (có giá trị pháp lý).
Và cũng chính tờ Văn bản đó có giá trị, nên người anh của anh mới thì làm giấy tờ, sang tên một căn nhà sang cho mình. Cho nên, nay người anh “lật kèo”, thì phải chăng chính mình đã bác bỏ giá trị của tờ Văn bản, mà mình là một bên tham gia và nhờ đó mới có được căn nhà như hiện nay.
Song về mặt lý luận, vẫn có thể có người có quan điểm và sự phân tích “cao cơ” hơn, theo hướng đề nghị hủy bỏ tờ Văn bản vì tại thời điểm lập văn bản, mẹ anh không thể “chia” mà chỉ có thể “cho tặng” phần tài sản của mình.
Và cũng có thể có những cách đánh giá, quan điểm khác với những điều tôi phân tích ở trên. Đó chính là cái “hay” của pháp luật vậy.
Như vậy và tóm lại, nếu vẫn không thể thỏa thuận được với nhau, tôi nghĩ anh và chị anh và cả mẹ anh nên kiện ông anh ra Tòa. Yêu cầu ông anh phải thực hiện những điều đã ghi nhận trong Văn bản thỏa thuận trước đây. Trong quá trình giải quyết ở Tòa án, tình tiết của vụ án sẽ có thể sẽ đi theo nhiều hướng khác nhau, tùy theo quan điểm và ý kiến của các bên.
Tôi khuyên anh nên nhờ luật sư hỗ trợ khi kiện ra Tòa. Chúc anh mọi việc tốt đẹp.
HÃY GỌI 1900 6280
ĐỂ NGHE LUẬT SƯ TƯ VẤN
Nội dung tư vấn trên website chỉ mang tính tham khảo, cần Luật sư tư vấn chi tiết quý khách vui lòng gọi 1900 6280
Những tin mới hơn
- Các điều kiện để ràng buộc bên thuê nhà trong hợp đồng thuê nhà thế nào? (12/05/2018)
- Đòi bồi thường khi bên cho thuê đòi thanh lý hợp đồng thuê nhà (12/05/2018)
- Tạm hoãn thi hành án của Tòa án với thời hạn 3 tháng có trái luật không? (12/05/2018)
- Mở công ty mua bán tên miền và cá nhân bán tên miền có phải nộp thuế? (12/05/2018)
- Thuê nhà tính theo đô la khi kết thúc hợp đồng thì trả lại tiền cọc nào? (12/05/2018)
- Mua bán nhà bằng đô la nhưng tăng giá gây thiệt hại cho bên bán nhà (12/05/2018)
- Cam kết đã tự nguyện ký có bắt buộc phải thực hiện hay là không? (12/05/2018)
- Thế chấp giấy tờ nhà đất của người khác nhưng bên nợ bỏ trốn (12/05/2018)
- Phân chia di sản thừa kế là tài sản đất đai chưa được cấp sổ đỏ (12/05/2018)
- Tài sản đã cho có được đòi lại và hủy bỏ văn bản tặng cho được không? (12/05/2018)
Những tin cũ hơn
- Nhờ công ty khác ký hợp đồng thầu phụ bị kiểm tra không được xuất hóa đơn? (12/05/2018)
- Khởi kiện nhà thầu chính hay nhà thầu phụ trong tranh chấp hợp đồng xây dựng? (12/05/2018)
- Chia di sản thừa kế và đòi tiền đóng góp xây nhà trong di sản (12/05/2018)
- Đất đã được vợ tặng cho chồng thì người mẹ vợ được hưởng thừa kế của con không? (12/05/2018)
- Kiện hủy di chúc do diện tích trong di chúc không khớp với giấy tờ nhà đất có nên không? (12/05/2018)
- Chia di sản thừa kế trong khi đã hết thời hiệu khởi kiện thì làm thế nào? (12/05/2018)
- Sủ dụng đất từ những năm 1990 muốn đăng ký cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất (12/05/2018)
- Chủ đầu tư bán đất dự án nhưng hứa hẹn nhiều lần chưa có sổ đỏ phải làm sao? (12/05/2018)
- Hướng giải quyết đòi tiền bán đất còn thiếu được thực hiện thế nào? (12/05/2018)
- Tặng cho nhà đất chưa được cấp sổ đỏ bị tranh chấp thì phải làm sao? (12/05/2018)
Trước hết Công ty Luật Bách Dương xin gửi tới quý khách hàng lời chào trân trọng nhất!Với khẩu hiệu "An toàn pháp lý - Nền tảng thành công!" Trong quá trình hoạt động chúng tôi đã nhận được nhiều sự tin tưởng từ các quý khách hàng trên phạm vi cả nước. Tuy nhiên một số thông tin chi tiết và các loại hình dịch vụ pháp lý được Công ty chúng tôi cung cấp thì không phải khách hàng nào cũng biết đến,...
Chi tiết
Theo đó, giám thị trại giam, trại tạm giam, Thủ trưởng cơ quan thi hành án hình sự Công an cấp huyện có thể xem xét, quyết định cho phạm nhân ăn cơm cùng thân nhân trong các trường hợp sau:
- Trong thời gian gặp mặt thân nhân...
- Trong thời gian gặp mặt thân nhân...
Mẫu Văn Bản
-
Đơn thay đổi ý kiến không đồng ý với kết quả hòa giải của tòa án
-
Mẫu Đơn khởi kiện Đòi tiền đặt cọc thuê nhà
-
Đơn xin ly hôn thuận tình có yếu tố nước ngoài
-
Đơn kiện đòi tiền nợ theo hợp đồng
-
Đơn kiện đòi tài sản và quyền kinh doanh theo giấy phép
-
Đơn kiện đòi tài sản đã cho mượn.
-
Đơn kiện đòi quyền sử dụng đất
-
Đơn kiện đòi nợ theo xác nhận công nợ
-
Đơn kiện đòi lại di sản thừa kế
-
Đơn đề nghị công nhận quyền sử dụng đất và tài sản gắn liền với đất