Góp tiền mua căn hộ chung cư để sở hữu chung nên làm thế nào?
Đăng lúc: Thứ hai - 21/05/2018 17:08 - Người đăng bài viết: Vũ Văn Toàn
Góp tiền mua căn hộ chung cư để sở hữu chung nên làm thế nào? Tôi có góp tiền cùng với người anh để mua một căn hộ chung cư, mỗi người góp khoảng 100 triệu, vay 700 triệu đồng. Đến nay dự án sắp hoàn thành chuẩn bị nhận nhà để ở. Vậy bây giờ, tôi cần làm những giấy tờ gì để tránh xảy ra tranh chấp tài sản khi bán căn hộ chung cư này. Hiện tại, vợ người anh đang đứng tên vay ngân hàng và là chủ căn nhà. Xin chân thành cảm ơn!
Theo quy định tại Điều 209, Điều 218 Bộ luật Dân sự 2015 (BLDS), sở hữu chung theo phần là sở hữu chung mà trong đó phần quyền sở hữu của mỗi chủ sở hữu được xác định đối với tài sản chung. Mỗi chủ sở hữu chung theo phần có quyền, nghĩa vụ đối với tài sản thuộc sở hữu chung tương ứng với phần quyền sở hữu của mình, trừ trường hợp có thoả thuận khác.
Khi bạn cùng vợ chồng người anh trai góp tiền để mua căn hộ chung cư thì bạn và vợ chồng người anh trai trở thành đồng sở hữu của căn hộ chung cư nêu trên. Tỷ lệ sở hữu của mỗi người tương ứng với phần vốn góp trong căn hộ theo thỏa thuận góp vốn và thực tế góp vốn. Trường hợp vợ người anh đứng tên vay ngân hàng vay 700 triệu đồng và góp vào tiền mua căn hộ thì tỷ lệ sở hữu của họ là 100 triệu + 700 triệu = 800 triệu (7/8 căn hộ). Trường hợp nếu bạn và vợ chồng người anh có thỏa thuận về việc đứng tên trên hợp đồng vay vốn nhưng việc trả nợ ngân hàng được chia đều giữa vợ chồng người anh và bạn thì tỷ lệ sở hữu tính theo thỏa thuận đó và thực tế đã diễn ra.
Để hạn chế tối đa tranh chấp và có căn cứ vững chắc để bảo vệ cho quyền lợi hợp pháp của mình nếu xảy ra tranh chấp khi bán căn hộ nêu trên, bạn nên thỏa thuận lại cùng vợ chồng người anh liên hệ Văn phòng công chứng nơi có căn hộ chung cư để lập một văn bản thỏa thuận, trong đó xác định rõ việc bạn cùng vợ chồng người anh cùng góp vốn mua nhà và nhà đó thuộc quyền sử dụng chung của cả 3 người, sau đó nộp văn bản thỏa thuận được công chứng và Giấy chứng nhận quyền sử dụng nhà đến UBND cấp huyện, quận (nơi có nhà) để làm thủ tục đổi lại giấy chứng nhận (nếu chị dâu bạn đã được cấp Giấy chứng nhận sở hữu nhà) hoặc liên hệ chủ đầu tư để thay đổi tên người mua trong hợp đồng mua bán nhà (nếu chưa được cấp Giấy chứng nhận sở hữu nhà).
Trường hợp nếu trước khi góp vốn, bạn và vợ chồng người anh đã có văn bản thỏa thuận có thể hiện rõ ràng việc mọi người cùng góp vốn để mua nhà và để cho chị dâu bạn đứng tên trong hợp đồng mua nhà và giấy chứng nhận sở hữu nhà; hợp đồng góp vốn và việc trả nợ vốn vay ngân hàng; các giấy tờ, tài liệu khác có liên quan như giấy giao, nhận tiền giữa bạn và vợ chồng người anh... thì khi tranh chấp xảy ra, sẽ có căn cứ để yêu cầu Tòa án bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của bạn đối với phần giá trị đã đóng góp.
Do thông tin bạn cung cấp chưa đầy đủ, cụ thể chi tiết nên chúng tôi đưa ra một số câu trả lời dự liệu cho tình huống để bạn tham khảo và sử dụng trong trường hợp của mình.
Khi bạn cùng vợ chồng người anh trai góp tiền để mua căn hộ chung cư thì bạn và vợ chồng người anh trai trở thành đồng sở hữu của căn hộ chung cư nêu trên. Tỷ lệ sở hữu của mỗi người tương ứng với phần vốn góp trong căn hộ theo thỏa thuận góp vốn và thực tế góp vốn. Trường hợp vợ người anh đứng tên vay ngân hàng vay 700 triệu đồng và góp vào tiền mua căn hộ thì tỷ lệ sở hữu của họ là 100 triệu + 700 triệu = 800 triệu (7/8 căn hộ). Trường hợp nếu bạn và vợ chồng người anh có thỏa thuận về việc đứng tên trên hợp đồng vay vốn nhưng việc trả nợ ngân hàng được chia đều giữa vợ chồng người anh và bạn thì tỷ lệ sở hữu tính theo thỏa thuận đó và thực tế đã diễn ra.
Để hạn chế tối đa tranh chấp và có căn cứ vững chắc để bảo vệ cho quyền lợi hợp pháp của mình nếu xảy ra tranh chấp khi bán căn hộ nêu trên, bạn nên thỏa thuận lại cùng vợ chồng người anh liên hệ Văn phòng công chứng nơi có căn hộ chung cư để lập một văn bản thỏa thuận, trong đó xác định rõ việc bạn cùng vợ chồng người anh cùng góp vốn mua nhà và nhà đó thuộc quyền sử dụng chung của cả 3 người, sau đó nộp văn bản thỏa thuận được công chứng và Giấy chứng nhận quyền sử dụng nhà đến UBND cấp huyện, quận (nơi có nhà) để làm thủ tục đổi lại giấy chứng nhận (nếu chị dâu bạn đã được cấp Giấy chứng nhận sở hữu nhà) hoặc liên hệ chủ đầu tư để thay đổi tên người mua trong hợp đồng mua bán nhà (nếu chưa được cấp Giấy chứng nhận sở hữu nhà).
Trường hợp nếu trước khi góp vốn, bạn và vợ chồng người anh đã có văn bản thỏa thuận có thể hiện rõ ràng việc mọi người cùng góp vốn để mua nhà và để cho chị dâu bạn đứng tên trong hợp đồng mua nhà và giấy chứng nhận sở hữu nhà; hợp đồng góp vốn và việc trả nợ vốn vay ngân hàng; các giấy tờ, tài liệu khác có liên quan như giấy giao, nhận tiền giữa bạn và vợ chồng người anh... thì khi tranh chấp xảy ra, sẽ có căn cứ để yêu cầu Tòa án bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của bạn đối với phần giá trị đã đóng góp.
Do thông tin bạn cung cấp chưa đầy đủ, cụ thể chi tiết nên chúng tôi đưa ra một số câu trả lời dự liệu cho tình huống để bạn tham khảo và sử dụng trong trường hợp của mình.
HÃY GỌI 1900 6280
ĐỂ NGHE LUẬT SƯ TƯ VẤN
Nội dung tư vấn trên website chỉ mang tính tham khảo, cần Luật sư tư vấn chi tiết quý khách vui lòng gọi 1900 6280
Từ khóa:
Góp tiền mua căn hộ chung cư, để sở hữu chung, nên làm thế nào, dân sự, sở hữu, xác định, tài sản, nghĩa vụ, tương ứng, tỷ lệ, thỏa thuận, góp vốn, thực tế, ngân hàng, hợp đồng, hạn chế, tối đa, tranh chấp, căn cứ, vững chắc, bảo vệ
Những tin mới hơn
- Hợp đồng chuyển quyền sử dụng đất từ mẹ sang con có cần chữ ký của các con? (22/05/2018)
- Thủ tục chuyển nhượng đất ở cùng đất vườn và nghĩa vụ tài chính khi thực hiện (22/05/2018)
- Cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất với căn hộ tập thể cũ như thế nào? (22/05/2018)
- Đã sang tên sổ đỏ nhưng chủ sở hữu gây khó khăn khi xây dựng nhà trên đất (22/05/2018)
- Diện tích thửa đất ghi trên sổ đỏ và trên bản đồ địa chính không giống nhau (22/05/2018)
- Không trả được nợ vay khi cầm cố thế chấp quyền sử dụng đất thì xử lý thế nào? (21/05/2018)
- Chuyển quyền sử dụng đất của hộ gia đình cho chủ hộ được thực hiện thế nào? (21/05/2018)
- Thủ tục khai nhận thừa kế quyền sử dụng đất thì phải làm thế nào? (21/05/2018)
- Hộ gia đình chuyển nhượng quyền sử dụng đất được thực hiện thế nào? (21/05/2018)
- Thủ tục chuyển quyền sử dụng đất và sở hữu nhà cùng các chi phí phải trả. (21/05/2018)
Những tin cũ hơn
- Đền bù đất không thỏa đáng khiếu nại đến cơ quan nào (21/05/2018)
- Bà ngoại cho đất thì khi bố mẹ ly hôn chia tài sản thế nào (21/05/2018)
- Hộ kinh doanh buôn bán chất cấm với số lượng lớn thì bị phạt gì (21/05/2018)
- Sang tên quyền sử dụng đất từ anh ruột sang cho em được thực hiện thế nào? (21/05/2018)
- Chưa nộp đủ tiền đền bù trong bản án hình sự có được xóa án tích không? (21/05/2018)
- Đất được cấp không đúng vị trí sai lệch diện tích và ranh giới so với thực tế xử lý thế nào? (21/05/2018)
- Hướng dẫn thủ tục đương nhiên xóa án tích theo quy định (21/05/2018)
- Thông dịch Phiếu lý lịch tư pháp sang tiếng Anh thì làm cách nào? (21/05/2018)
- Khiếu nại về việc cấp phiếu lý lịch tư pháp vì quá thời hạn trong giấy hẹn (21/05/2018)
- Thủ tục đương nhiên xóa án tích để xin phiếu lý lịch tư pháp (21/05/2018)
Trước hết Công ty Luật Bách Dương xin gửi tới quý khách hàng lời chào trân trọng nhất!Với khẩu hiệu "An toàn pháp lý - Nền tảng thành công!" Trong quá trình hoạt động chúng tôi đã nhận được nhiều sự tin tưởng từ các quý khách hàng trên phạm vi cả nước. Tuy nhiên một số thông tin chi tiết và các loại hình dịch vụ pháp lý được Công ty chúng tôi cung cấp thì không phải khách hàng nào cũng biết đến,...
Chi tiết
Kể từ ngày Bộ luật Dân sự năm 2015 có hiệu lực thi hành, theo quy định tại điểm d khoản 1 Điều 688 Bộ luật Dân sự năm 2015, khoản 4 Điều 4 Nghị quyết số 02/2016/NQ-HĐTP ngày 30-6-2016 của Hội đồng Thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao...
Mẫu Văn Bản
-
Đơn thay đổi ý kiến không đồng ý với kết quả hòa giải của tòa án
-
Mẫu Đơn khởi kiện Đòi tiền đặt cọc thuê nhà
-
Đơn xin ly hôn thuận tình có yếu tố nước ngoài
-
Đơn kiện đòi tiền nợ theo hợp đồng
-
Đơn kiện đòi tài sản và quyền kinh doanh theo giấy phép
-
Đơn kiện đòi tài sản đã cho mượn.
-
Đơn kiện đòi quyền sử dụng đất
-
Đơn kiện đòi nợ theo xác nhận công nợ
-
Đơn kiện đòi lại di sản thừa kế
-
Đơn đề nghị công nhận quyền sử dụng đất và tài sản gắn liền với đất