Giết người có thể giải quyết nội bộ với phía bị hại mà không bị xét xử không?
Đăng lúc: Thứ năm - 10/05/2018 21:05 - Người đăng bài viết: Vũ Văn Toàn
Giết người có thể giải quyết nội bộ với phía bị hại mà không bị xét xử không? Tôi xin hỏi trong 1 vụ án mang tính chất hình sự : khi nào thì vụ án ấy không đưa ra tòa xét xử? Nếu gia đình người bị hại họ không có ý kiến cũng như không mong muốn đưa ra tòa mà họ chỉ mong muốn giải quyết nội bộ giữa 2 bên thì bên công an có trách nhiệm đưa ra tòa không ạ ? Với trường hợp gia đình bị hại chỉ cần bồi thường bằng tiền thì công an có cần vào cuộc không ạ ? Nếu vẫn đưa ra tòa xử thì em có nên mời luật sư bào chữa cho người nhà mình không ạ? Em chân thành mong muốn được luật sư giải đáp
Nói tới vụ án hình sự, tức là nói tới việc Cơ quan tiến hành tố tụng (của Nhà nước, gồm công an, Viện kiểm sát và Tòa án) điều tra và đưa ra truy tố một/hoặc nhiều người có “hành vi nguy hiểm cho xã hội” ( hành vi như vậy gọi là “tội phạm”).
Các hành vi bị xem là “gây nguy hiểm cho xã hội” khi làm ảnh hưởng, gây thiệt hại đến sức khỏe, tính mạng, danh dự, tài sản của người khác ( tương ứng với các tội cố ý gây thương tích, giết người, vu khống, lừa đảo chiếm đoạt tài sản ..), hoặc đến an toàn, an ninh xã hội…(tương ứng với các tội như mua bán trẻ em, môi giới mại dâm, mua bán chất ma túy …)…vv.
Thông thường, trong vụ án hình sự, người bị đưa ra truy tố gọi là “bị cáo”, còn phía bên bị xâm hại về quyền lợi gọi là “bị hại”. Về nguyên tắc, bị cáo ngoài việc bị trừng phạt (kết tội) – xét về mặt trách nhiệm hình sự, còn phải bồi thường thiệt hại cho người bị hại – xét về mặt trách nhiệm dân sự.
Ví dụ: Bị cáo A đã có hành vi đánh anh B gãy chân và bị truy tố về tội “cố ý gây thương tích. Tòa án đã tuyên phạt A 3 năm tù và còn buộc A phải bồi thường tiền khám chữa bệnh cho anh B 10 triệu đồng. Trong trường hợp này, số tiền 10 triệu đồng chính là tiền “trách nhiệm dân sự”.
Về nguyên tắc, nói chung “trách nhiệm hình sự” và “trách nhiệm dân sự” không liên quan với nhau. Tức là cho dù (theo ví dụ trên) anh B đã nhận tiền bồi thường và thậm chí có đơn bãi nại cho anh A (tức là xin cơ quan tiến hành tố tụng không truy tố xét xử anh A) thì các cơ quan tiến hành tố tụng vẫn không chấp nhận mà vẫn đưa anh A ra xét xử. Vì xử ở đây là xử “hành vi phạm tội” (tức là chuyện hình sự) chứ không phải là xử chuyện bồi thường thiệt hại (là chuyện dân sự).
Tuy nhiên, theo qui định tại Bộ luật tố tụng hình sự, vẫn có một số tội danh mà luật qui định chỉ đưa ra truy tố, xét xử theo yêu cầu của bị hại. Tức là nếu người bị hại có yêu cầu thì Tòa mới xử, còn bị hại không yêu cầu/ hoặc đã yêu cầu nhưng nay muốn bãi nại, muốn rút yêu cầu – như trường hợp bạn nêu – thì Tòa án (hoặc công an, Viện kiểm sát – tùy theo vụ án đang ở giai đoạn nào) sẽ ra quyết định đình chỉ vụ án, không truy cứu trách nhiệm hình sự của người có “hành vi nguy hiểm” nữa.
Cụ thể đó là trường hợp các tội sau đây (quy định tại Điều 155 Bộ luật Tố tụng hình sự):
Tuy nhiên Điều 155 Bộ luật tố tụng hình sự cũng quy định: “Trong trường hợp người đã yêu cầu khởi tố rút yêu cầu trước ngày mở phiên tòa sơ thẩm thì vụ án phải được đình chỉ. Tuy nhiên, nếu có căn cứ để xác định người đã yêu cầu khởi tố rút yêu cầu khởi tố trái với ý muốn của họ do bị ép buộc, cưỡng bức thì tuy người đã yêu cầu khởi tố rút yêu cầu, cơ quan điều tra, Viện Kiểm sát, Tòa án vẫn có thể tiếp tục tiến hành tố tụng đối với vụ án”.
Đối chiếu với các qui định nêu trên, có thể nói tóm gọn thế này: nếu người nhà của bạn phạm vào một trong các tội nêu trên – thì bạn và gia đình nên chủ động liên hệ với phía bị hại để xin lỗi, bồi thường và xin họ làm đơn bãi nại cho mình. Nếu thực sự tỏ ra ăn năn, hối hận và bồi thường thỏa đáng thì khả năng thành công là khá cao ( có thể nhờ người giỏi ăn nói đi giúp).
Còn việc có nên mời luật sư hay không (trường hợp tòa vẫn xét xử) thì theo tôi là nên, rất nên.
Các hành vi bị xem là “gây nguy hiểm cho xã hội” khi làm ảnh hưởng, gây thiệt hại đến sức khỏe, tính mạng, danh dự, tài sản của người khác ( tương ứng với các tội cố ý gây thương tích, giết người, vu khống, lừa đảo chiếm đoạt tài sản ..), hoặc đến an toàn, an ninh xã hội…(tương ứng với các tội như mua bán trẻ em, môi giới mại dâm, mua bán chất ma túy …)…vv.
Thông thường, trong vụ án hình sự, người bị đưa ra truy tố gọi là “bị cáo”, còn phía bên bị xâm hại về quyền lợi gọi là “bị hại”. Về nguyên tắc, bị cáo ngoài việc bị trừng phạt (kết tội) – xét về mặt trách nhiệm hình sự, còn phải bồi thường thiệt hại cho người bị hại – xét về mặt trách nhiệm dân sự.
Ví dụ: Bị cáo A đã có hành vi đánh anh B gãy chân và bị truy tố về tội “cố ý gây thương tích. Tòa án đã tuyên phạt A 3 năm tù và còn buộc A phải bồi thường tiền khám chữa bệnh cho anh B 10 triệu đồng. Trong trường hợp này, số tiền 10 triệu đồng chính là tiền “trách nhiệm dân sự”.
Về nguyên tắc, nói chung “trách nhiệm hình sự” và “trách nhiệm dân sự” không liên quan với nhau. Tức là cho dù (theo ví dụ trên) anh B đã nhận tiền bồi thường và thậm chí có đơn bãi nại cho anh A (tức là xin cơ quan tiến hành tố tụng không truy tố xét xử anh A) thì các cơ quan tiến hành tố tụng vẫn không chấp nhận mà vẫn đưa anh A ra xét xử. Vì xử ở đây là xử “hành vi phạm tội” (tức là chuyện hình sự) chứ không phải là xử chuyện bồi thường thiệt hại (là chuyện dân sự).
Tuy nhiên, theo qui định tại Bộ luật tố tụng hình sự, vẫn có một số tội danh mà luật qui định chỉ đưa ra truy tố, xét xử theo yêu cầu của bị hại. Tức là nếu người bị hại có yêu cầu thì Tòa mới xử, còn bị hại không yêu cầu/ hoặc đã yêu cầu nhưng nay muốn bãi nại, muốn rút yêu cầu – như trường hợp bạn nêu – thì Tòa án (hoặc công an, Viện kiểm sát – tùy theo vụ án đang ở giai đoạn nào) sẽ ra quyết định đình chỉ vụ án, không truy cứu trách nhiệm hình sự của người có “hành vi nguy hiểm” nữa.
Cụ thể đó là trường hợp các tội sau đây (quy định tại Điều 155 Bộ luật Tố tụng hình sự):
Tuy nhiên Điều 155 Bộ luật tố tụng hình sự cũng quy định: “Trong trường hợp người đã yêu cầu khởi tố rút yêu cầu trước ngày mở phiên tòa sơ thẩm thì vụ án phải được đình chỉ. Tuy nhiên, nếu có căn cứ để xác định người đã yêu cầu khởi tố rút yêu cầu khởi tố trái với ý muốn của họ do bị ép buộc, cưỡng bức thì tuy người đã yêu cầu khởi tố rút yêu cầu, cơ quan điều tra, Viện Kiểm sát, Tòa án vẫn có thể tiếp tục tiến hành tố tụng đối với vụ án”.
Đối chiếu với các qui định nêu trên, có thể nói tóm gọn thế này: nếu người nhà của bạn phạm vào một trong các tội nêu trên – thì bạn và gia đình nên chủ động liên hệ với phía bị hại để xin lỗi, bồi thường và xin họ làm đơn bãi nại cho mình. Nếu thực sự tỏ ra ăn năn, hối hận và bồi thường thỏa đáng thì khả năng thành công là khá cao ( có thể nhờ người giỏi ăn nói đi giúp).
Còn việc có nên mời luật sư hay không (trường hợp tòa vẫn xét xử) thì theo tôi là nên, rất nên.
HÃY GỌI 1900 6280
ĐỂ NGHE LUẬT SƯ TƯ VẤN
Nội dung tư vấn trên website chỉ mang tính tham khảo, cần Luật sư tư vấn chi tiết quý khách vui lòng gọi 1900 6280
Những tin mới hơn
- Muốn được nuôi con khi bị đuổi khỏi nhà chồng chưa kết hôn thì phải làm sao? (11/05/2018)
- Tòa án chấp nhận người vợ được quyền nuôi con nhờ xin được hợp đồng lao động khống? (11/05/2018)
- Không cho người cha nhận con sau khi ly hôn vì đòi xác định ADN có được không? (11/05/2018)
- Chồng việt kiều Mỹ về Việt nam cưới thêm vợ 2 thì phải làm thế nào? (11/05/2018)
- Tài sản riêng có trước khi kết hôn được xác định chứng minh bằng cách nào? (10/05/2018)
- Ly hôn với một bên lẩn tránh hiện không rõ đang cư trú ở đâu (10/05/2018)
- Phân chia tài sản sau ly hôn đã có thỏa thuận riêng và bản án của tòa án (10/05/2018)
- Nhờ luật sư bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp trong vụ án ly hôn (10/05/2018)
- Chồng đơn phương ly hôn trong khi vợ vẫn yêu thương mà không ly hôn? (10/05/2018)
- Có phải chu cấp dưỡng tiền nuôi con khi chưa đăng ký kết hôn (10/05/2018)
Những tin cũ hơn
- Nhân viên ngân hàng cầm tiền của khách hàng không trả được phạm tội gì? (10/05/2018)
- Người được thuê viết hoá đơn trong mua bán hóa đơn sẽ bị xử phạt như thế nào? (10/05/2018)
- Nhận hóa đơn không đúng quy định là mua hóa đơn khống có phạm tội? (10/05/2018)
- Mua bằng lái xe giả nhưng không sử dụng có phải bị tù không? (10/05/2018)
- Đưa tiền để xin việc nhưng không được phải làm gì để giải quyết? (10/05/2018)
- Vụ tai nạn giao thông có dấu hiệu giết người cần phải làm gì? (10/05/2018)
- Bị công ty tố cáo tới công an vì gửi email cung cấp thông tin nội bộ cho người khác (10/05/2018)
- Vay tiền để làm ăn nhưng thua lỗ thì giải quyết dân sự hay hình sự? (10/05/2018)
- Làm thế nào để lấy lại tài sản khi bị bạn lấy trộm và vay tiền không trả (10/05/2018)
- Chỉ bán đất mà không bán nhà trên đất có được không (10/05/2018)
Trước hết Công ty Luật Bách Dương xin gửi tới quý khách hàng lời chào trân trọng nhất!Với khẩu hiệu "An toàn pháp lý - Nền tảng thành công!" Trong quá trình hoạt động chúng tôi đã nhận được nhiều sự tin tưởng từ các quý khách hàng trên phạm vi cả nước. Tuy nhiên một số thông tin chi tiết và các loại hình dịch vụ pháp lý được Công ty chúng tôi cung cấp thì không phải khách hàng nào cũng biết đến,...
Chi tiết
Luật Hôn nhân và gia đình năm 2014 quy định chế độ hôn nhân và gia đình; chuẩn mực pháp lý cho cách ứng xử giữa các thành viên gia đình; trách nhiệm của cá nhân, tổ chức, Nhà nước và xã hội trong việc xây dựng, củng cố chế độ hôn...
Mẫu Văn Bản
-
Đơn thay đổi ý kiến không đồng ý với kết quả hòa giải của tòa án
-
Mẫu Đơn khởi kiện Đòi tiền đặt cọc thuê nhà
-
Đơn xin ly hôn thuận tình có yếu tố nước ngoài
-
Đơn kiện đòi tiền nợ theo hợp đồng
-
Đơn kiện đòi tài sản và quyền kinh doanh theo giấy phép
-
Đơn kiện đòi tài sản đã cho mượn.
-
Đơn kiện đòi quyền sử dụng đất
-
Đơn kiện đòi nợ theo xác nhận công nợ
-
Đơn kiện đòi lại di sản thừa kế
-
Đơn đề nghị công nhận quyền sử dụng đất và tài sản gắn liền với đất