Giấy khai sinh của con ngoài giá thú với con trong giá thú khác nhau thế nào?
Đăng lúc: Thứ sáu - 11/05/2018 13:28 - Người đăng bài viết: Vũ Văn Toàn
Giấy khai sinh của con ngoài giá thú với con trong giá thú khác nhau thế nào? Về hình thức Giấy Khai sinh của những đứa trẻ mà cha mẹ chúng có Giấy Đăng ký kết hôn có khác với mẫu Giấy Khai sinh của những đứa trẻ mà cha mẹ chúng không có Giấy Đăng ký kết hôn không ? Nếu có thì hình thức của 2 mẫu giấy Khai sinh đó như thế nào ? Vì tôi có gia đình người bạn không có làm giấy ĐKKH, sau khi vợ của anh bạn ấy sinh con và làm giấy khai sinh cho con thì không có tên cha, sau đó họ làm thủ tục nhận cha cho con xong và thay đổi họ của đứa trẻ. Sau khi nhận lại Giấy khai sinh thì vẫn là Giấy KS cũ và kèm theo 1 bản Quyết định nhận cha cho con và thay đổi họ của đứa trẻ chứ không phải là Giấy Khai sinh mới có tên cha và mẹ trong đó. Mong quý luật sư cho hồi đáp. Chân thành cảm ơn.
Giấy khai sinh có thể xem là giấy tờ pháp lý quan trọng nhất của một con người, xác định ngày tháng năm sinh, cha mẹ là ai, sinh ở đâu … Giấy khai sinh chỉ được cấp một lần duy nhất (thường do cha mẹ làm cho con). Nếu ai chưa có thì về sau có thể làm và gọi là “khai sinh trễ hạn”. Ngoài ra, khi phát hiện trong Giấy khai sinh có chi tiết sai, tình tiết cần bổ sung – thì làm thủ tục điều chỉnh, đính chính giấy khai sinh, chứ không phải là được cấp Giấy khai sinh mới.
Tại Việt Nam, mẫu giấy khai sinh đã thay đổi nhiều lần qua từng giai đoạn, nhưng không có sự phân biệt giữa con trong giá thú và con ngoài giá thú (cha mẹ không có đăng ký kết hôn, không phải là vợ chồng). Theo đó, nếu tại thời điểm người mẹ làm Giấy khai sinh cho con mà chưa có chồng (chưa đăng ký hoặc thậm chí “ngoại tình”) và/hoặc không muốn khai tên cha cho cháu bé thì cơ quan hộ tịch vẫn cấp Giấy khai sinh cho cháu bé, phần tên cha để trống, nhưng có ghi chú trong Sổ hộ tịch là “con ngoài giá thú”. Sổ này lưu giữ và quản lý bởi cán bộ hộ tịch tại địa phương (xã/phường).
Như vậy, việc anh nêu, sau khi đã có Giấy khai sinh cho cháu bé, người cha nhận con và thay đổi họ cho cháu bé – thì đây là những tình tiết pháp lý mới, diễn ra sau khi cháu bé đã được cấp Giấy khai sinh, nên cần phải điều chỉnh, bổ sung cho phù hợp. Những điều chỉnh, bổ sung này được pháp luật qui định thể hiện “tách riêng” ra – thông qua các quyết định của cơ quan Nhà nước có thẩm quyền, chứ không phải là điều chỉnh thẳng vào Giấy khai sinh “gốc” như ý anh hỏi. Vì, như đã nói ở trên, Giấy khai sinh chỉ cấp một lần duy nhất mà thôi. Nếu điều chỉnh thẳng vào bản gốc thì sẽ dẫn đến tình trạng “tam sao thất bản”, rất khó quản lý, theo dõi.
Thực ra, việc điều chỉnh giấy tờ pháp lý theo kiểu gián tiếp như nêu trên là khá phổ biến trong nhiều lĩnh vực (chẳng hạn như khi một người bán nhà cho người khác, thì người mua có thể không được cấp Giấy sở hữu nhà mới mà chỉ được điều chỉnh, ghi tên mình vào trang sau (theo dõi biến động) mà thôi. Đó là nguyên tắc quản lý do Nhà nước qui định.
Nói tóm lại, chúng tôi nghĩ rằng việc điều chỉnh phần “người cha” và thay đổi “họ” cho cháu bé – thể hiện tại quyết định hành chính như anh nêu là phù hợp với qui định của pháp luật. Tất nhiên, xét về mặt tâm lý và yếu tố “tế nhị” thì có thể thấy sự điều chính như vậy đã vô hình chung ta ra sự khác biệt (và cũng là “phân biệt”) giữa con trong giá thú và con ngoài giá thú. Tuy nhiên, đây là một “thực tế lịch sử” của cháu bé mà chúng ta không thể bác bỏ, dù muốn hay không muốn. Thân mến
Tại Việt Nam, mẫu giấy khai sinh đã thay đổi nhiều lần qua từng giai đoạn, nhưng không có sự phân biệt giữa con trong giá thú và con ngoài giá thú (cha mẹ không có đăng ký kết hôn, không phải là vợ chồng). Theo đó, nếu tại thời điểm người mẹ làm Giấy khai sinh cho con mà chưa có chồng (chưa đăng ký hoặc thậm chí “ngoại tình”) và/hoặc không muốn khai tên cha cho cháu bé thì cơ quan hộ tịch vẫn cấp Giấy khai sinh cho cháu bé, phần tên cha để trống, nhưng có ghi chú trong Sổ hộ tịch là “con ngoài giá thú”. Sổ này lưu giữ và quản lý bởi cán bộ hộ tịch tại địa phương (xã/phường).
Như vậy, việc anh nêu, sau khi đã có Giấy khai sinh cho cháu bé, người cha nhận con và thay đổi họ cho cháu bé – thì đây là những tình tiết pháp lý mới, diễn ra sau khi cháu bé đã được cấp Giấy khai sinh, nên cần phải điều chỉnh, bổ sung cho phù hợp. Những điều chỉnh, bổ sung này được pháp luật qui định thể hiện “tách riêng” ra – thông qua các quyết định của cơ quan Nhà nước có thẩm quyền, chứ không phải là điều chỉnh thẳng vào Giấy khai sinh “gốc” như ý anh hỏi. Vì, như đã nói ở trên, Giấy khai sinh chỉ cấp một lần duy nhất mà thôi. Nếu điều chỉnh thẳng vào bản gốc thì sẽ dẫn đến tình trạng “tam sao thất bản”, rất khó quản lý, theo dõi.
Thực ra, việc điều chỉnh giấy tờ pháp lý theo kiểu gián tiếp như nêu trên là khá phổ biến trong nhiều lĩnh vực (chẳng hạn như khi một người bán nhà cho người khác, thì người mua có thể không được cấp Giấy sở hữu nhà mới mà chỉ được điều chỉnh, ghi tên mình vào trang sau (theo dõi biến động) mà thôi. Đó là nguyên tắc quản lý do Nhà nước qui định.
Nói tóm lại, chúng tôi nghĩ rằng việc điều chỉnh phần “người cha” và thay đổi “họ” cho cháu bé – thể hiện tại quyết định hành chính như anh nêu là phù hợp với qui định của pháp luật. Tất nhiên, xét về mặt tâm lý và yếu tố “tế nhị” thì có thể thấy sự điều chính như vậy đã vô hình chung ta ra sự khác biệt (và cũng là “phân biệt”) giữa con trong giá thú và con ngoài giá thú. Tuy nhiên, đây là một “thực tế lịch sử” của cháu bé mà chúng ta không thể bác bỏ, dù muốn hay không muốn. Thân mến
HÃY GỌI 1900 6280
ĐỂ NGHE LUẬT SƯ TƯ VẤN
Nội dung tư vấn trên website chỉ mang tính tham khảo, cần Luật sư tư vấn chi tiết quý khách vui lòng gọi 1900 6280
Những tin mới hơn
- Con ngoài giá thú được mang họ của cha hay không (11/05/2018)
- Ly hôn trong hoàn cảnh giấy tờ bị chồng giữ không cho và nhắn tin đe dọa (11/05/2018)
- Có phạm tội hiếp dâm không khi giao cấu nhầm người (11/05/2018)
- Đã ly hôn do mất tích nay trở về đòi chia tài sản chung vợ chồng có được không? (11/05/2018)
- Ly hôn ở Việt Nam trong khi kết hôn ở nước ngoài vừa mới sinh con có được không (11/05/2018)
- Bị cho thôi việc có phải bồi thường chi phí đào tạo không (11/05/2018)
- Ngân hàng có được toàn quyền bán đấu giá ngôi nhà được thế chấp không (11/05/2018)
- Được xóa án tích có coi như chưa từng phạm tội không (11/05/2018)
- Hủy hôn nhân trái pháp luật với người nước ngoài do kết hôn trước khi ly hôn (11/05/2018)
- Chứng minh bằng chứng cứ để xác định không phải là con cần làm thế nào? (11/05/2018)
Những tin cũ hơn
- Tranh chấp quyền nuôi con khi chung sống nhau không đăng ký kết hôn (11/05/2018)
- Giải quyết khoản nợ chung của vợ chồng trong thời ký hôn nhân khi ly hôn (11/05/2018)
- Chồng việt kiều Mỹ về Việt nam cưới thêm vợ 2 thì phải làm thế nào? (11/05/2018)
- Không cho người cha nhận con sau khi ly hôn vì đòi xác định ADN có được không? (11/05/2018)
- Tòa án chấp nhận người vợ được quyền nuôi con nhờ xin được hợp đồng lao động khống? (11/05/2018)
- Muốn được nuôi con khi bị đuổi khỏi nhà chồng chưa kết hôn thì phải làm sao? (11/05/2018)
- Tài sản riêng có trước khi kết hôn được xác định chứng minh bằng cách nào? (10/05/2018)
- Ly hôn với một bên lẩn tránh hiện không rõ đang cư trú ở đâu (10/05/2018)
- Chồng đơn phương ly hôn trong khi vợ vẫn yêu thương mà không ly hôn? (10/05/2018)
- Nhờ luật sư bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp trong vụ án ly hôn (10/05/2018)
Trước hết Công ty Luật Bách Dương xin gửi tới quý khách hàng lời chào trân trọng nhất!Với khẩu hiệu "An toàn pháp lý - Nền tảng thành công!" Trong quá trình hoạt động chúng tôi đã nhận được nhiều sự tin tưởng từ các quý khách hàng trên phạm vi cả nước. Tuy nhiên một số thông tin chi tiết và các loại hình dịch vụ pháp lý được Công ty chúng tôi cung cấp thì không phải khách hàng nào cũng biết đến,...
Chi tiết
Tha tù trước thời hạn có Điều kiện là biện pháp được Tòa án áp dụng đối với người đang chấp hành án phạt tù khi có đủ các Điều kiện theo quy định của Bộ luật Hình sự, xét thấy không cần buộc họ phải tiếp tục chấp hành án phạt tù...
Mẫu Văn Bản
-
Đơn thay đổi ý kiến không đồng ý với kết quả hòa giải của tòa án
-
Mẫu Đơn khởi kiện Đòi tiền đặt cọc thuê nhà
-
Đơn xin ly hôn thuận tình có yếu tố nước ngoài
-
Đơn kiện đòi tiền nợ theo hợp đồng
-
Đơn kiện đòi tài sản và quyền kinh doanh theo giấy phép
-
Đơn kiện đòi tài sản đã cho mượn.
-
Đơn kiện đòi quyền sử dụng đất
-
Đơn kiện đòi nợ theo xác nhận công nợ
-
Đơn kiện đòi lại di sản thừa kế
-
Đơn đề nghị công nhận quyền sử dụng đất và tài sản gắn liền với đất