Giành quyền nuôi hai con trong điều kiện lương và thu nhập thấp khi ly hôn?
Đăng lúc: Thứ sáu - 11/05/2018 15:28 - Người đăng bài viết: Vũ Văn Toàn
Giành quyền nuôi hai con trong điều kiện lương và thu nhập thấp khi ly hôn? Xin chào các luật sư, cho em hỏi: Em kết hôn năm 2007 và đã có 2 cháu, cháu lớn 3,5 tuổi, cháu thứ hai được 2 tuổi. Vì chồng em có người đàn bà khác và họ đã có với nhau con riêng . Chồng em là người đang không có việc làm, lại hay chơi cờ bạc, đã một năm nay không đưa tiền em nuôi con. Và đã từng bị tạm giam 3 ngày vì tội đánh nhau tập thể và đến giờ vẫn phải có giấy triệu tập của công an. Em làm ở công ty may lương tháng cũng được tạm 3-3,5 triệu đồng. Vậy giờ vợ chồng em ly hôn mà em muốn nuôi 2 đứa con thì liệu tòa có giải quyết như em mong muốn không ? Em xin chân thành cám ơn
Bạn đã kết hôn với một người có thể nói là không tốt, thiếu trách nhiệm với vợ con và chính bản thân mình. Với một người như vậy, ly hôn cũng có thể xem là một giải pháp tốt.
Theo qui định tại Luật hôn nhân và gia đình, cha mẹ có trách nhiệm yêu thương, chăm sóc và nuôi dạy con cái – kể cả khi đã ly hôn. Do vậy, bạn không nên tự mình làm “mất đi” nghĩa vụ của chồng bạn đối với các con. Chưa kể cần phải “ràng buộc” nghĩa vụ nuôi con vì chính quyền lợi của các con (chứ không phải của bạn). Cụ thể, khi ly hôn, bạn vẫn nên yêu cầu người chồng hàng tháng phải cấp dưỡng nuôi con một số tiền cụ thể là bao nhiêu (ví dụ là 3 triệu đồng/tháng). Điều này cần được ghi rõ trong bản án ly hôn, mực đen giấy trắng rõ ràng. Cho dù trước mắt người chồng có thể không có khả năng, không thực hiện việc cấp dưỡng, thì sau này cũng có cơ sở để bạn đòi quyền lợi cho các con ( dù biết rằng hy vọng là mong manh).
Về việc muốn nuôi cả hai con, bạn đã thể hiện tình thương và trách nhiệm của mình. Tôi thực sự rất thông cảm và chia sẻ (về mặt tinh thần thôi) với bạn. Qua những thông tin bạn nêu trong thư, khả năng bạn được tòa chấp nhận cho nuôi con là cao. (Vì với một ông bố không có nghề nghiệp, thu nhập, tư cách lại không tốt – thì lấy gì mà nuôi con ?). Về nguyên tắc, việc giao con cho ai nuôi phải hướng tới tương lai tốt đẹp cho các con ( bạn có thể xem thêm về vấn đề này tại các câu hỏi – đáp khác trong mục này).
Mức lương 3,5 triệu đồng/tháng ở thời điểm tháng 4-2012 hiện nay là thấp, lại phải nuôi hai con nhỏ thực sự sẽ rất khó khăn, không đủ. Theo tôi nghĩ, bạn cũng cần trao đổi với cha mẹ bạn, hoặc cả cha mẹ bên chồng, để tìm sự đồng cảm và hỗ trợ trong việc nuôi con về sau. Nếu ông bà ngoại thương các cháu, có văn bản cam kết hỗ trợ/tạo điều kiện cho bạn về sau, thì cũng là một “điểm cộng” về phía bạn trong việc “giành” quyền nuôi con.
Tôi cũng không rõ là hai vợ chồng bạn có tài sản gì chung hay không ? Chỗ ở sau khi ly hôn là thế nào ? …vv. Đây là những vấn đề thực tế cần phải suy nghĩ và có hướng giải quyết trong quá trình ly hôn. Chúc bạn mọi việc thuận lợi, tốt đẹp.
Theo qui định tại Luật hôn nhân và gia đình, cha mẹ có trách nhiệm yêu thương, chăm sóc và nuôi dạy con cái – kể cả khi đã ly hôn. Do vậy, bạn không nên tự mình làm “mất đi” nghĩa vụ của chồng bạn đối với các con. Chưa kể cần phải “ràng buộc” nghĩa vụ nuôi con vì chính quyền lợi của các con (chứ không phải của bạn). Cụ thể, khi ly hôn, bạn vẫn nên yêu cầu người chồng hàng tháng phải cấp dưỡng nuôi con một số tiền cụ thể là bao nhiêu (ví dụ là 3 triệu đồng/tháng). Điều này cần được ghi rõ trong bản án ly hôn, mực đen giấy trắng rõ ràng. Cho dù trước mắt người chồng có thể không có khả năng, không thực hiện việc cấp dưỡng, thì sau này cũng có cơ sở để bạn đòi quyền lợi cho các con ( dù biết rằng hy vọng là mong manh).
Về việc muốn nuôi cả hai con, bạn đã thể hiện tình thương và trách nhiệm của mình. Tôi thực sự rất thông cảm và chia sẻ (về mặt tinh thần thôi) với bạn. Qua những thông tin bạn nêu trong thư, khả năng bạn được tòa chấp nhận cho nuôi con là cao. (Vì với một ông bố không có nghề nghiệp, thu nhập, tư cách lại không tốt – thì lấy gì mà nuôi con ?). Về nguyên tắc, việc giao con cho ai nuôi phải hướng tới tương lai tốt đẹp cho các con ( bạn có thể xem thêm về vấn đề này tại các câu hỏi – đáp khác trong mục này).
Mức lương 3,5 triệu đồng/tháng ở thời điểm tháng 4-2012 hiện nay là thấp, lại phải nuôi hai con nhỏ thực sự sẽ rất khó khăn, không đủ. Theo tôi nghĩ, bạn cũng cần trao đổi với cha mẹ bạn, hoặc cả cha mẹ bên chồng, để tìm sự đồng cảm và hỗ trợ trong việc nuôi con về sau. Nếu ông bà ngoại thương các cháu, có văn bản cam kết hỗ trợ/tạo điều kiện cho bạn về sau, thì cũng là một “điểm cộng” về phía bạn trong việc “giành” quyền nuôi con.
Tôi cũng không rõ là hai vợ chồng bạn có tài sản gì chung hay không ? Chỗ ở sau khi ly hôn là thế nào ? …vv. Đây là những vấn đề thực tế cần phải suy nghĩ và có hướng giải quyết trong quá trình ly hôn. Chúc bạn mọi việc thuận lợi, tốt đẹp.
HÃY GỌI 1900 6280
ĐỂ NGHE LUẬT SƯ TƯ VẤN
Nội dung tư vấn trên website chỉ mang tính tham khảo, cần Luật sư tư vấn chi tiết quý khách vui lòng gọi 1900 6280
Những tin mới hơn
- Điều kiện nhận con của người định cư ở nước ngoài (11/05/2018)
- Việt kiều được cấp giấy chứng nhận nhà đất thừa kế tại Việt Nam không? (11/05/2018)
- Việt kiều ở nước ngoài mua đất giấy tay muốn bán lại thì thủ tục thế nào? (11/05/2018)
- Các quy định xử phạt hoạt động mại dâm trá hình (11/05/2018)
- Đăng ký khai sinh cho con không để tên cha là người đã kết hôn được không? (11/05/2018)
- Đăng ký khai sinh cho con để tên cha ở nước ngoài hay cha thật ở Việt Nam? (11/05/2018)
- Đứng tên riêng trên sổ đỏ nhà đất mua trước khi kết hôn có được không? (11/05/2018)
- Đem con cùng ra nước ngoài phải có sự đồng ý của một bên dù đã ly hôn? (11/05/2018)
- Cha đang ở nước ngoài có khai sinh cho con ngoài giá thú khi chưa kết hôn? (11/05/2018)
- Giành lại quyền nuôi con khi một bên cố tình giữ con không cho gặp thì làm sao? (11/05/2018)
Những tin cũ hơn
- Tạm đình chỉ vụ án ly hôn thì quyền nuôi con trong thời gian này như thế nào? (11/05/2018)
- Chia tài sản chung của vợ chồng bằng giấy ủy quyền sau ly hôn có rủi ro gì không? (11/05/2018)
- Ghi cảnh bắt quả tang chồng ngoại tình có vi phạm pháp luật không (11/05/2018)
- Pháp luật quy định thế nào về chế độ thai sản (11/05/2018)
- Đã ly hôn do mất tích nay trở về đòi chia tài sản chung vợ chồng có được không? (11/05/2018)
- Có phạm tội hiếp dâm không khi giao cấu nhầm người (11/05/2018)
- Ly hôn trong hoàn cảnh giấy tờ bị chồng giữ không cho và nhắn tin đe dọa (11/05/2018)
- Con ngoài giá thú được mang họ của cha hay không (11/05/2018)
- Ly hôn ở Việt Nam trong khi kết hôn ở nước ngoài vừa mới sinh con có được không (11/05/2018)
- Bị cho thôi việc có phải bồi thường chi phí đào tạo không (11/05/2018)
Trước hết Công ty Luật Bách Dương xin gửi tới quý khách hàng lời chào trân trọng nhất!Với khẩu hiệu "An toàn pháp lý - Nền tảng thành công!" Trong quá trình hoạt động chúng tôi đã nhận được nhiều sự tin tưởng từ các quý khách hàng trên phạm vi cả nước. Tuy nhiên một số thông tin chi tiết và các loại hình dịch vụ pháp lý được Công ty chúng tôi cung cấp thì không phải khách hàng nào cũng biết đến,...
Chi tiết
Pháp luật hình sự là một trong những công cụ sắc bén, hữu hiệu để đấu tranh phòng ngừa và chống tội phạm, góp phần đắc lực vào việc bảo vệ độc lập, chủ quyền, thống nhất và toàn vẹn lãnh thổ của Tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa,...
Mẫu Văn Bản
-
Đơn thay đổi ý kiến không đồng ý với kết quả hòa giải của tòa án
-
Mẫu Đơn khởi kiện Đòi tiền đặt cọc thuê nhà
-
Đơn xin ly hôn thuận tình có yếu tố nước ngoài
-
Đơn kiện đòi tiền nợ theo hợp đồng
-
Đơn kiện đòi tài sản và quyền kinh doanh theo giấy phép
-
Đơn kiện đòi tài sản đã cho mượn.
-
Đơn kiện đòi quyền sử dụng đất
-
Đơn kiện đòi nợ theo xác nhận công nợ
-
Đơn kiện đòi lại di sản thừa kế
-
Đơn đề nghị công nhận quyền sử dụng đất và tài sản gắn liền với đất