Đưa con về thăm ông bà nhưng bị vợ cũ ngăn cản thì làm thế nào?
Đăng lúc: Thứ ba - 17/04/2018 11:09 - Người đăng bài viết: Vũ Văn Toàn
Đưa con về thăm ông bà nhưng bị vợ cũ ngăn cản thì làm thế nào? Sau khi ly hôn, con tôi ở với mẹ. Cuối tuần tôi thường đến đón cháu về chơi với ông bà nội. Tuy nhiên, gần đây vợ cũ không cho tôi chở con về thăm nội hay đi bất cứ đâu. Vậy xin hỏi tôi phải làm như thế nào được đưa con về thăm ông bà?
Theo Điều 82 Luật hôn nhân và gia đình 2014 quy định về nghĩa vụ, quyền của cha, mẹ không trực tiếp nuôi con sau khi ly hôn:
“1. Cha, mẹ không trực tiếp nuôi con có nghĩa vụ tôn trọng quyền của con được sống chung với người trực tiếp nuôi.
2. Cha, mẹ không trực tiếp nuôi con có nghĩa vụ cấp dưỡng cho con.
3. Sau khi ly hôn, người không trực tiếp nuôi con có quyền, nghĩa vụ thăm nom con mà không ai được cản trở.
Cha, mẹ không trực tiếp nuôi con lạm dụng việc thăm nom để cản trở hoặc gây ảnh hưởng xấu đến việc trông nom, chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục con thì người trực tiếp nuôi con có quyền yêu cầu Tòa án hạn chế quyền thăm nom con của người đó.”
Bên cạnh đó, Điều 83 Luật này còn quy định về nghĩa vụ, quyền của cha, mẹ trực tiếp nuôi con đối với người không trực tiếp nuôi con sau khi ly hôn như sau:
“1. Cha, mẹ trực tiếp nuôi con có quyền yêu cầu người không trực tiếp nuôi con thực hiện các nghĩa vụ theo quy định tại Điều 82 của Luật này; yêu cầu người không trực tiếp nuôi con cùng các thành viên gia đình tôn trọng quyền được nuôi con của mình.
2. Cha, mẹ trực tiếp nuôi con cùng các thành viên gia đình không được cản trở người không trực tiếp nuôi con trong việc thăm nom, chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục con”.
Ngoài ra, Điều 53 Nghị định 167/2013/NĐ-CP ngày 12/11/2013 còn quy định người có hành vi “ngăn cản việc thực hiện quyền, nghĩa vụ trong quan hệ gia đình giữa ông, bà và cháu; giữa cha, mẹ và con; giữa vợ và chồng; giữa anh, chị, em với nhau” sẽ bị phạt cảnh cáo hoặc phạt tiền từ 100.000 đến 300.000 đồng (trừ trường hợp cha mẹ bị hạn chế quyền thăm nom con theo quyết định của tòa án).
Như vậy, theo quy định của pháp luật vừa trích dẫn ở trên, việc thăm nom, chăm sóc con vừa là quyền vừa là nghĩa vụ của người không trực tiếp nuôi con sau ly hôn. Do đó, nếu bạn không thuộc trường hợp bị hạn chế quyền thăm nom con theo quyết định của Tòa án thì việc vợ bạn ngăn cản không cho bạn chăm sóc đón con đi chơi là vi phạm quy định của pháp luật.
Để bảo đảm quyền được thăm con của mình, bạn cần làm đơn gửi đến Chủ tịch UBND cấp xã nơi vợ bạn cư trú, kèm theo các chứng cứ chứng minh hành vi ngăn cản của vợ bạn (như tin nhắn trao đổi, lời làm chứng của những người chứng kiến sự việc...) để cơ quan này có các biện pháp xử lý và yêu cầu vợ bạn chấm dứt hành vi vi phạm.
“1. Cha, mẹ không trực tiếp nuôi con có nghĩa vụ tôn trọng quyền của con được sống chung với người trực tiếp nuôi.
2. Cha, mẹ không trực tiếp nuôi con có nghĩa vụ cấp dưỡng cho con.
3. Sau khi ly hôn, người không trực tiếp nuôi con có quyền, nghĩa vụ thăm nom con mà không ai được cản trở.
Cha, mẹ không trực tiếp nuôi con lạm dụng việc thăm nom để cản trở hoặc gây ảnh hưởng xấu đến việc trông nom, chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục con thì người trực tiếp nuôi con có quyền yêu cầu Tòa án hạn chế quyền thăm nom con của người đó.”
Bên cạnh đó, Điều 83 Luật này còn quy định về nghĩa vụ, quyền của cha, mẹ trực tiếp nuôi con đối với người không trực tiếp nuôi con sau khi ly hôn như sau:
“1. Cha, mẹ trực tiếp nuôi con có quyền yêu cầu người không trực tiếp nuôi con thực hiện các nghĩa vụ theo quy định tại Điều 82 của Luật này; yêu cầu người không trực tiếp nuôi con cùng các thành viên gia đình tôn trọng quyền được nuôi con của mình.
2. Cha, mẹ trực tiếp nuôi con cùng các thành viên gia đình không được cản trở người không trực tiếp nuôi con trong việc thăm nom, chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục con”.
Ngoài ra, Điều 53 Nghị định 167/2013/NĐ-CP ngày 12/11/2013 còn quy định người có hành vi “ngăn cản việc thực hiện quyền, nghĩa vụ trong quan hệ gia đình giữa ông, bà và cháu; giữa cha, mẹ và con; giữa vợ và chồng; giữa anh, chị, em với nhau” sẽ bị phạt cảnh cáo hoặc phạt tiền từ 100.000 đến 300.000 đồng (trừ trường hợp cha mẹ bị hạn chế quyền thăm nom con theo quyết định của tòa án).
Như vậy, theo quy định của pháp luật vừa trích dẫn ở trên, việc thăm nom, chăm sóc con vừa là quyền vừa là nghĩa vụ của người không trực tiếp nuôi con sau ly hôn. Do đó, nếu bạn không thuộc trường hợp bị hạn chế quyền thăm nom con theo quyết định của Tòa án thì việc vợ bạn ngăn cản không cho bạn chăm sóc đón con đi chơi là vi phạm quy định của pháp luật.
Để bảo đảm quyền được thăm con của mình, bạn cần làm đơn gửi đến Chủ tịch UBND cấp xã nơi vợ bạn cư trú, kèm theo các chứng cứ chứng minh hành vi ngăn cản của vợ bạn (như tin nhắn trao đổi, lời làm chứng của những người chứng kiến sự việc...) để cơ quan này có các biện pháp xử lý và yêu cầu vợ bạn chấm dứt hành vi vi phạm.
HÃY GỌI 1900 6280
ĐỂ NGHE LUẬT SƯ TƯ VẤN
Nội dung tư vấn trên website chỉ mang tính tham khảo, cần Luật sư tư vấn chi tiết quý khách vui lòng gọi 1900 6280
Những tin mới hơn
- Cho bạn mượn chứng minh nhân dân bị mắc nợ ngân hàng (17/04/2018)
- Ly hôn khi con sắp sinh có được Toà án chấp nhận? (17/04/2018)
- Cách xử lý việc chậm trả tiền thuê nhà khi không được vào nhà đã thuê? (17/04/2018)
- Quay cóp gian lận trong phòng thi bị phạt như thế nào? (17/04/2018)
- Mua lại nhà tái định cư trả góp khi sổ đỏ đứng tên người khác (17/04/2018)
- Không nhập được hộ khẩu cho vợ vì chưa làm đám cưới có đúng không? (17/04/2018)
- Giá trị pháp lý về lời khai của người làm chứng trong tố tụng (17/04/2018)
- Con mang họ bố nhưng sống chung không đăng ký kết hôn (17/04/2018)
- Hồ sơ giấy tờ cần thiết để xin cấp phép xây dựng nhà ở (17/04/2018)
- Bảo vệ người làm chứng trong các giai đoạn tố tụng được quy định như thế nào? (17/04/2018)
Những tin cũ hơn
- Đòi quyền làm cha và quyền nuôi con khi con mang họ mẹ (17/04/2018)
- Xây nhà trên đất nông nghiệp có vi phạm gì không và thủ tục xin phép xây dựng (16/04/2018)
- Có được sống cùng khi làm con nuôi người định cư ở nước ngoài? (16/04/2018)
- Có được giữ tài sản của con nợ khi chủ nợ đòi tiền không được? (16/04/2018)
- Có được trả lại nhà đất được tặng cho để tránh phải chia khi ly hôn (16/04/2018)
- UBND tự ý cưỡng chế phá tường rào và cây cối khi không báo trước (16/04/2018)
- Chồng cũ mất tích trở về khi đã kết hôn với người khác thì giải quyết thế nào? (16/04/2018)
- Chồng biệt tích nhiều năm khi yêu người khác có phải ngoại tình? (16/04/2018)
- Hướng dẫn lập hồ sơ và thủ tục đăng ký ô tô nhập khẩu (16/04/2018)
- Lý do nghỉ việc vì công ty trả lương không đúng hạn có hợp pháp? (16/04/2018)
Trước hết Công ty Luật Bách Dương xin gửi tới quý khách hàng lời chào trân trọng nhất!Với khẩu hiệu "An toàn pháp lý - Nền tảng thành công!" Trong quá trình hoạt động chúng tôi đã nhận được nhiều sự tin tưởng từ các quý khách hàng trên phạm vi cả nước. Tuy nhiên một số thông tin chi tiết và các loại hình dịch vụ pháp lý được Công ty chúng tôi cung cấp thì không phải khách hàng nào cũng biết đến,...
Chi tiết
Luật này quy định về tố cáo và giải quyết tố cáo đối với hành vi vi phạm pháp luật của cán bộ, công chức, viên chức trong việc thực hiện nhiệm vụ, công vụ; tố cáo và giải quyết tố cáo đối với hành vi vi phạm pháp luật của cơ quan,...
Mẫu Văn Bản
-
Đơn thay đổi ý kiến không đồng ý với kết quả hòa giải của tòa án
-
Mẫu Đơn khởi kiện Đòi tiền đặt cọc thuê nhà
-
Đơn xin ly hôn thuận tình có yếu tố nước ngoài
-
Đơn kiện đòi tiền nợ theo hợp đồng
-
Đơn kiện đòi tài sản và quyền kinh doanh theo giấy phép
-
Đơn kiện đòi tài sản đã cho mượn.
-
Đơn kiện đòi quyền sử dụng đất
-
Đơn kiện đòi nợ theo xác nhận công nợ
-
Đơn kiện đòi lại di sản thừa kế
-
Đơn đề nghị công nhận quyền sử dụng đất và tài sản gắn liền với đất