Đòi bồi thường theo mức lương nào khi nghỉ việc vi phạm thời gian báo trước?
Đăng lúc: Thứ ba - 15/05/2018 18:41 - Người đăng bài viết: Vũ Văn Toàn
Đòi bồi thường theo mức lương nào khi nghỉ việc vi phạm thời gian báo trước? Công ty tôi có một nhân viên kế toán có hợp đồng lao động thời hạn 3 năm. Mới đây, nhân viên này viết đơn xin nghỉ việc. Ban giám đốc đã ký duyệt và đề nghị bàn giao trong vòng 45 ngày. Tuy nhiên nhân viên đó chỉ làm thêm 10 ngày rồi nghỉ việc luôn. Khi tính các chế độ nghỉ việc, Ban giám đốc yêu cầu nhân viên đó phải bồi thường lại những ngày vi phạm về thời gian báo trước. Tôi muốn hỏi, căn cứ vào mức lương nào để bắt người lao động bồi thường những ngày công đã vi phạm. Thực tế: lương công việc trong tháng của nhân viên đó là 5,5 triệu đồng, còn mức lương ký trên hợp đồng là 3,5 triệu đồng). Trước đây khi giải quyết các chế độ người lao động công ty đều áp dụng mức lương trên hợp đồng. Rất mong luật sư tham vấn giúp cho. Chân thành cám ơn
Pháp luật quy định NLĐ có quyền đơn phương chấm dứt HĐLĐ, nhưng phải có lý do hợp lý và thông báo trước.
Tại Điều 37 Bộ luật Lao động (2012) qui định: “Khi đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động, người lao động phải báo cho người sử dụng lao động biết trước ít nhất 30 ngày - nếu là hợp đồng xác định thời hạn (từ đủ 12 tháng đến 36 tháng), 45 ngày nếu là hợp đồng không xác định thời hạn”.
Trường hợp anh hỏi, do hợp đồng lao động của người nhân viên kế toán là 3 năm, tức thuộc loại hợp đồng xác định thời hạn, chứ không phải là loại không xác định thời hạn. Như vậy, khi nghỉ việc người này phải báo trước cho cho công ty ít nhất 30 ngày. Vì vậy, việc người nhân viên kế toán chỉ là thêm 10 ngày rồi nghỉ là đã vi phạm về thời gian báo trước (vi phạm 20 ngày). (Riêng việc công ty yêu cầu NLĐ chỉ được nghỉ sau 45 ngày cũng không đúng luật).
Do NLĐ vi phạm thời gian báo trước, nên có thể xem là trường hợp đơn phương chấm dứt HĐLĐ trái pháp luật.
Điều 43 Bộ luật lao động (2012) quy định về nghĩa vụ của người lao động khi đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động trái pháp luật như sau:
1. Không được trợ cấp thôi việc và phải bồi thường cho người sử dụng lao động nửa tháng tiền lương theo hợp đồng lao động.
2. Nếu vi phạm quy định về thời hạn báo trước thì phải bồi thường cho người sử dụng lao động một khoản tiền tương ứng với tiền lương của người lao động trong những ngày không báo trước.
3. Phải hoàn trả chi phí đào tạo cho người sử dụng lao động theo quy định tại Điều 62 của Bộ luật này.
Như vậy, khi NLĐ đơn phương chấm dứt HĐLĐ trái pháp luật, thì không những công ty có quyền yêu cầu nhân viên đó phải bồi thường một khoản tiền tương ứng với tiền lương trong 20 ngày làm việc, mà còn phải bồi thường nửa tháng tiền lương theo hợp đồng lao động nữa.
Về vấn đề công ty áp dụng mức "tiền lương" nào để yêu cầu bồi thường, thì cần căn cứ vào quy định tại Bộ luật lao động và văn bản hướng dẫn thi hành luật về tiền lương.
Điều 90 Bộ luật lao động (2012) quy định về tiền lương như sau: "Tiền lương là khoản tiền mà người sử dụng lao động trả cho người lao động để thực hiện công việc theo thỏa thuận. Tiền lương bao gồm mức lương theo công việc hoặc chức danh, phụ cấp lương và các khoản bổ sung khác. Mức lương của người lao động không được thấp hơn mức lương tối thiểu do Chính phủ quy định".
Như vậy, tiền lương bao gồm 3 yếu tố:
- Mức lương theo công việc hoặc chức danh;
- Phụ cấp lương;
- Các khoản bổ sung khác.
Áp vào trường hợp công ty anh, có thể thấy công ty đã ghi không đầy đủ tiền lương thực tế (gồm các khoản phụ cấp) hợp đồng. Điều này là sai quy định của pháp luật. (Tôi không đi sâu vào lý do, nhưng cho rằng công ty cần ghi đầy đủ các thành phần của tiền lương vào trong hợp đồng lao động. Đây là quy định của pháp luật). Tuy nhiên "tiền lương theo hợp đồng lao động" ở đây phải hiểu và tính một cách đầy đủ chính là mức lương 5,5 triệu đồng/tháng (bao gồm phụ cấp và các khoản bổ sung khác). Khái niệm "hợp đồng lao động" trong trường hợp này phải hiểu một cách rộng hơn là sự thoả thuận thực tế giữa hai bên, chứ không thuần chỉ là bản hợp đồng giấy.
Tại Điều 37 Bộ luật Lao động (2012) qui định: “Khi đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động, người lao động phải báo cho người sử dụng lao động biết trước ít nhất 30 ngày - nếu là hợp đồng xác định thời hạn (từ đủ 12 tháng đến 36 tháng), 45 ngày nếu là hợp đồng không xác định thời hạn”.
Trường hợp anh hỏi, do hợp đồng lao động của người nhân viên kế toán là 3 năm, tức thuộc loại hợp đồng xác định thời hạn, chứ không phải là loại không xác định thời hạn. Như vậy, khi nghỉ việc người này phải báo trước cho cho công ty ít nhất 30 ngày. Vì vậy, việc người nhân viên kế toán chỉ là thêm 10 ngày rồi nghỉ là đã vi phạm về thời gian báo trước (vi phạm 20 ngày). (Riêng việc công ty yêu cầu NLĐ chỉ được nghỉ sau 45 ngày cũng không đúng luật).
Do NLĐ vi phạm thời gian báo trước, nên có thể xem là trường hợp đơn phương chấm dứt HĐLĐ trái pháp luật.
Điều 43 Bộ luật lao động (2012) quy định về nghĩa vụ của người lao động khi đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động trái pháp luật như sau:
1. Không được trợ cấp thôi việc và phải bồi thường cho người sử dụng lao động nửa tháng tiền lương theo hợp đồng lao động.
2. Nếu vi phạm quy định về thời hạn báo trước thì phải bồi thường cho người sử dụng lao động một khoản tiền tương ứng với tiền lương của người lao động trong những ngày không báo trước.
3. Phải hoàn trả chi phí đào tạo cho người sử dụng lao động theo quy định tại Điều 62 của Bộ luật này.
Như vậy, khi NLĐ đơn phương chấm dứt HĐLĐ trái pháp luật, thì không những công ty có quyền yêu cầu nhân viên đó phải bồi thường một khoản tiền tương ứng với tiền lương trong 20 ngày làm việc, mà còn phải bồi thường nửa tháng tiền lương theo hợp đồng lao động nữa.
Về vấn đề công ty áp dụng mức "tiền lương" nào để yêu cầu bồi thường, thì cần căn cứ vào quy định tại Bộ luật lao động và văn bản hướng dẫn thi hành luật về tiền lương.
Điều 90 Bộ luật lao động (2012) quy định về tiền lương như sau: "Tiền lương là khoản tiền mà người sử dụng lao động trả cho người lao động để thực hiện công việc theo thỏa thuận. Tiền lương bao gồm mức lương theo công việc hoặc chức danh, phụ cấp lương và các khoản bổ sung khác. Mức lương của người lao động không được thấp hơn mức lương tối thiểu do Chính phủ quy định".
Như vậy, tiền lương bao gồm 3 yếu tố:
- Mức lương theo công việc hoặc chức danh;
- Phụ cấp lương;
- Các khoản bổ sung khác.
Áp vào trường hợp công ty anh, có thể thấy công ty đã ghi không đầy đủ tiền lương thực tế (gồm các khoản phụ cấp) hợp đồng. Điều này là sai quy định của pháp luật. (Tôi không đi sâu vào lý do, nhưng cho rằng công ty cần ghi đầy đủ các thành phần của tiền lương vào trong hợp đồng lao động. Đây là quy định của pháp luật). Tuy nhiên "tiền lương theo hợp đồng lao động" ở đây phải hiểu và tính một cách đầy đủ chính là mức lương 5,5 triệu đồng/tháng (bao gồm phụ cấp và các khoản bổ sung khác). Khái niệm "hợp đồng lao động" trong trường hợp này phải hiểu một cách rộng hơn là sự thoả thuận thực tế giữa hai bên, chứ không thuần chỉ là bản hợp đồng giấy.
HÃY GỌI 1900 6280
ĐỂ NGHE LUẬT SƯ TƯ VẤN
Nội dung tư vấn trên website chỉ mang tính tham khảo, cần Luật sư tư vấn chi tiết quý khách vui lòng gọi 1900 6280
Những tin mới hơn
- Công ty xác minh sự việc vi phạm có quyền đình chỉ công tác người lao động? (15/05/2018)
- Sa thải vì đang nghỉ việc để chữa bệnh nhưng không báo có đúng không? (15/05/2018)
- Bị chấm dứt hợp đồng lao động vì có trách nhiệm liên quan có hưởng quyền lợi gì? (15/05/2018)
- Bị sa thải vì lý do sửa lỗi chậm và quên báo cáo có đúng không? (15/05/2018)
- Có áp dụng biện pháp đình chỉ công tác để xử lý kỷ luật lao động được không? (15/05/2018)
- Hợp đồng thời vụ 3 tháng để né tránh đóng bảo hiểm xã hội có nên không? (15/05/2018)
- Chuyển đổi hình thức các hợp đồng lao động không thời hạn sang có thời hạn? (15/05/2018)
- Điều chuyển và thay đổi công việc của người lao động được thực hiện thế nào? (15/05/2018)
- Đòi quyền lợi khi công ty nợ lương không có HĐLĐ và không biết công ty ở đâu? (15/05/2018)
- Công ty ra quyết định nghỉ việc sớm 1 tuần so với thời gian báo trước? (15/05/2018)
Những tin cũ hơn
- Công ty có thể kỷ luật khi xin nghỉ việc chỉ báo trước 3 tuần được không? (15/05/2018)
- Sa thải người lao động tự ý nghỉ việc chỉ báo trước 1 ngày được không? (15/05/2018)
- Báo trước 3 ngày khi nghỉ việc hợp đồng lao động không xác định thời hạn đúng hay sai? (15/05/2018)
- Thời gian báo khi muốn nghỉ việc là ngày làm việc hay tính cả ngày nghỉ? (15/05/2018)
- Người khác có thể xin thôi việc cho người lao động trong công ty được không? (15/05/2018)
- Làm đơn nghỉ việc nhưng không cho nghỉ vì lý do không đúng luật thì phải làm gì? (15/05/2018)
- Đã bồi thường cam kết đào tạo khi nghỉ việc nhưng bị ngăn chặn làm việc nơi khác (15/05/2018)
- Lấy lại tiền ký quỹ khi thời gian thử việc đã kết thúc mà muốn xin thôi việc (15/05/2018)
- Công ty chấm dứt hợp đồng lao động do thay đổi cơ cấu nên giải quyết thế nào? (15/05/2018)
- Có nên kiện công ty khi đã nộp đơn xin nghỉ việc nhưng bị sa thải (15/05/2018)
Trước hết Công ty Luật Bách Dương xin gửi tới quý khách hàng lời chào trân trọng nhất!Với khẩu hiệu "An toàn pháp lý - Nền tảng thành công!" Trong quá trình hoạt động chúng tôi đã nhận được nhiều sự tin tưởng từ các quý khách hàng trên phạm vi cả nước. Tuy nhiên một số thông tin chi tiết và các loại hình dịch vụ pháp lý được Công ty chúng tôi cung cấp thì không phải khách hàng nào cũng biết đến,...
Chi tiết
Các Tòa án nhân dân đã tích cực phối hợp với Cơ quan thi hành án dân sự, Viện kiểm sát nhân dân cùng cấp rà soát và giải quyết kiến nghị của cơ quan thi hành án đối với các bản án, quyết định nêu trên. Số lượng các bản án, quyết...
Mẫu Văn Bản
-
Đơn thay đổi ý kiến không đồng ý với kết quả hòa giải của tòa án
-
Mẫu Đơn khởi kiện Đòi tiền đặt cọc thuê nhà
-
Đơn xin ly hôn thuận tình có yếu tố nước ngoài
-
Đơn kiện đòi tiền nợ theo hợp đồng
-
Đơn kiện đòi tài sản và quyền kinh doanh theo giấy phép
-
Đơn kiện đòi tài sản đã cho mượn.
-
Đơn kiện đòi quyền sử dụng đất
-
Đơn kiện đòi nợ theo xác nhận công nợ
-
Đơn kiện đòi lại di sản thừa kế
-
Đơn đề nghị công nhận quyền sử dụng đất và tài sản gắn liền với đất