Đăng ký khai sinh cho con để tên cha ở nước ngoài hay cha thật ở Việt Nam?
Đăng lúc: Thứ sáu - 11/05/2018 16:08 - Người đăng bài viết: Vũ Văn Toàn
Đăng ký khai sinh cho con để tên cha giả ở nước ngoài hay cha thật ở Việt Nam? Gia đình chúng tôi đang gặp phải vấn đề liên quan đến khai sinh cho đứa trẻ sắp sinh của chị gái tôi xin được giải đáp một vài thắc mắc: Chị gái tôi sang bên Úc du học năm 2010, vì lí do muốn làm giấy tờ để ở lại nên đã làm đính hôn giả với một người bản địa, và đang xin visa từng năm một. Đầu năm 2011, chị ấy trở về nước và tổ chức đám cưới với một người bạn cũ nhưng không đăng ký kết hôn. Tới đây anh chị tôi có em bé, vì lí do đang làm đơn xin định cư lại bên Úc nên khả năng khi cháu bé được sinh ra sẽ làm giấy khai sinh cho bé ở Việt Nam, nhưng phần tên họ cha của bé sẽ phải điền tên người nước ngoài đã đính hôn với chị để làm quốc tịch cho đứa bé và theo đó để mẹ được xét giấy tờ ăn theo. Xin được hỏi về vấn đề pháp lý, sau này anh rể tôi có thể làm lại được thủ tục nhận con và điều chỉnh lại giấy khai sinh cho đứa bé ở Việt Nam, để cháu có thể đi học hoặc nhập lại quốc tịch Việt Nam theo đúng cha mẹ thật của mình hay không, hoặc là giải quyết bằng cách nào đó để đưa mọi việc về đúng sự thật? Xin chân thành cám ơn quý luật sư.
Câu chuyện của người chị bạn (tạm gọi là chị A) thực sự là lắt léo, lẫn lộn về mặt tình cảm và chứa đựng nhiều rủi ro phức tạp về mặt pháp lý. Tôi thực sự không hiểu chị A suy nghĩ và tính toán thế nào, mà chọn những “nước cờ” kỳ lạ như vậy cho chính cuộc đời của mình.
Trong câu chuyện trên, tôi có ý kiến đánh giá như sau:
- Việc chị A và “người bản địa” (tạm gọi là ông B) “đính hôn” về mặt pháp lý chưa phải là “kết hôn” - nên về mặt pháp lý chưa thể nói hai người là “vợ chồng“. Tức là giữa hai người chưa phát sinh những vấn đề ràng buộc về quan hệ hôn nhân, tài sản … Nói cách khác, ông B hoàn toàn có quyền “xù” chuyện sẽ bảo lãnh chị A qua Úc bất kỳ lúc nào mà không cần phải thông qua thủ tục pháp lý theo kiểu “ly hôn”. Và cũng không thể nói chuyện đính hôn giữa hai người là “giả”.
- Tại Việt Nam, chị A có quan hệ như vợ chồng với một “người bạn cũ” (mà bạn gọi là “anh rể”, tạm gọi là ông C), hai người lại sắp có con chung. Như vậy, thực sự hai người đã là vợ chồng. Lẽ ra cần phải chính thức đăng ký kết hôn, hợp thức hóa quan hệ giữa hai người – cũng chính là ràng buộc các quyền lợi và nghĩa vụ vợ chồng với nhau. Thế mà ở đây hai người lại không kết hôn thì đúng là chị A đã cố tình đi vào cảnh “đơn thân có con” – thường rủi ro cho người phụ nữ và thiệt thòi cho đứa con.
- Về nguyên tắc, nếu sinh con ở Việt Nam thì chị A có thể làm giấy khai sinh cho con đứng tên cha là ông B. Nhưng cũng không hề đơn giản và nếu được thì đây là trường hợp khai sinh ngoài giá thú (vì chị A và ông B không có giấy kết hôn). Mặt khác, vì chuyện “có thể” này là giả mạo, gian dối – nên nếu bị phát hiện sẽ bị xử lý, hủy giấy khai sinh … Chưa kể liệu ông B có biết và đồng ý hay không? Tuy vậy, giả sử chị A hoàn tất được tình huống “giả mạo” này, thì sau này ông C vẫn có quyền làm đơn gửi đến tòa án để “truy nhận con”.
- Nếu chị A sinh con lấy tên cha là ông C thì đây là điều hoàn toàn đúng sự thật và hợp pháp, nên làm. Tuy nhiên, do hai người chưa phải là vợ chồng – nên cháu bé cũng vẫn thuộc trường hợp là con ngoài giá thú.
Nói tóm lại, theo tôi thì tốt nhất nên lấy tên cha đúng là người cha thật của cháu bé. Sau này, nếu chị A qua được Úc thì vẫn có thể bảo lãnh cháu qua, dù rằng có khó khăn, phức tạp hơn. Tuy nhiên chị A nhất thiết cần phải lường trước những tình huống trục trặc trong quá trình thực hiện “kế hoạch” của mình – vì kế hoạch này phụ thuộc phần lớn vào ông B. Mà một khi mình đã giao phó hết tương lai của mình cho người khác thì rủi ro là điều không thể không tính đến.
Trong câu chuyện trên, tôi có ý kiến đánh giá như sau:
- Việc chị A và “người bản địa” (tạm gọi là ông B) “đính hôn” về mặt pháp lý chưa phải là “kết hôn” - nên về mặt pháp lý chưa thể nói hai người là “vợ chồng“. Tức là giữa hai người chưa phát sinh những vấn đề ràng buộc về quan hệ hôn nhân, tài sản … Nói cách khác, ông B hoàn toàn có quyền “xù” chuyện sẽ bảo lãnh chị A qua Úc bất kỳ lúc nào mà không cần phải thông qua thủ tục pháp lý theo kiểu “ly hôn”. Và cũng không thể nói chuyện đính hôn giữa hai người là “giả”.
- Tại Việt Nam, chị A có quan hệ như vợ chồng với một “người bạn cũ” (mà bạn gọi là “anh rể”, tạm gọi là ông C), hai người lại sắp có con chung. Như vậy, thực sự hai người đã là vợ chồng. Lẽ ra cần phải chính thức đăng ký kết hôn, hợp thức hóa quan hệ giữa hai người – cũng chính là ràng buộc các quyền lợi và nghĩa vụ vợ chồng với nhau. Thế mà ở đây hai người lại không kết hôn thì đúng là chị A đã cố tình đi vào cảnh “đơn thân có con” – thường rủi ro cho người phụ nữ và thiệt thòi cho đứa con.
- Về nguyên tắc, nếu sinh con ở Việt Nam thì chị A có thể làm giấy khai sinh cho con đứng tên cha là ông B. Nhưng cũng không hề đơn giản và nếu được thì đây là trường hợp khai sinh ngoài giá thú (vì chị A và ông B không có giấy kết hôn). Mặt khác, vì chuyện “có thể” này là giả mạo, gian dối – nên nếu bị phát hiện sẽ bị xử lý, hủy giấy khai sinh … Chưa kể liệu ông B có biết và đồng ý hay không? Tuy vậy, giả sử chị A hoàn tất được tình huống “giả mạo” này, thì sau này ông C vẫn có quyền làm đơn gửi đến tòa án để “truy nhận con”.
- Nếu chị A sinh con lấy tên cha là ông C thì đây là điều hoàn toàn đúng sự thật và hợp pháp, nên làm. Tuy nhiên, do hai người chưa phải là vợ chồng – nên cháu bé cũng vẫn thuộc trường hợp là con ngoài giá thú.
Nói tóm lại, theo tôi thì tốt nhất nên lấy tên cha đúng là người cha thật của cháu bé. Sau này, nếu chị A qua được Úc thì vẫn có thể bảo lãnh cháu qua, dù rằng có khó khăn, phức tạp hơn. Tuy nhiên chị A nhất thiết cần phải lường trước những tình huống trục trặc trong quá trình thực hiện “kế hoạch” của mình – vì kế hoạch này phụ thuộc phần lớn vào ông B. Mà một khi mình đã giao phó hết tương lai của mình cho người khác thì rủi ro là điều không thể không tính đến.
HÃY GỌI 1900 6280
ĐỂ NGHE LUẬT SƯ TƯ VẤN
Nội dung tư vấn trên website chỉ mang tính tham khảo, cần Luật sư tư vấn chi tiết quý khách vui lòng gọi 1900 6280
Những tin mới hơn
- Bị kiện do rắc rối mua nhà của người được ủy quyền bán (12/05/2018)
- Bán nhà khi người bán đang bị tạm giam thì làm thủ tục thế nào? (12/05/2018)
- Đổi đất chưa làm thủ tục nay đã có chủ mới làm sao để cấp làm giấy chứng nhận? (12/05/2018)
- Tranh chấp nhà đất của Việt kiều bỏ tiền mua nhờ người đứng tên tại Việt Nam (12/05/2018)
- Bán nhà đất do nhận thừa kế khi các đồng sở hữu khác đang ở nước ngoài (12/05/2018)
- Các quy định xử phạt hoạt động mại dâm trá hình (11/05/2018)
- Điều kiện nhận con của người định cư ở nước ngoài (11/05/2018)
- Việt kiều được cấp giấy chứng nhận nhà đất thừa kế tại Việt Nam không? (11/05/2018)
- Việt kiều ở nước ngoài mua đất giấy tay muốn bán lại thì thủ tục thế nào? (11/05/2018)
- Đăng ký khai sinh cho con không để tên cha là người đã kết hôn được không? (11/05/2018)
Những tin cũ hơn
- Cha đang ở nước ngoài có khai sinh cho con ngoài giá thú khi chưa kết hôn? (11/05/2018)
- Đem con cùng ra nước ngoài phải có sự đồng ý của một bên dù đã ly hôn? (11/05/2018)
- Đứng tên riêng trên sổ đỏ nhà đất mua trước khi kết hôn có được không? (11/05/2018)
- Giành lại quyền nuôi con khi một bên cố tình giữ con không cho gặp thì làm sao? (11/05/2018)
- Giành quyền nuôi hai con trong điều kiện lương và thu nhập thấp khi ly hôn? (11/05/2018)
- Tạm đình chỉ vụ án ly hôn thì quyền nuôi con trong thời gian này như thế nào? (11/05/2018)
- Chia tài sản chung của vợ chồng bằng giấy ủy quyền sau ly hôn có rủi ro gì không? (11/05/2018)
- Ghi cảnh bắt quả tang chồng ngoại tình có vi phạm pháp luật không (11/05/2018)
- Pháp luật quy định thế nào về chế độ thai sản (11/05/2018)
- Đã ly hôn do mất tích nay trở về đòi chia tài sản chung vợ chồng có được không? (11/05/2018)
Trước hết Công ty Luật Bách Dương xin gửi tới quý khách hàng lời chào trân trọng nhất!Với khẩu hiệu "An toàn pháp lý - Nền tảng thành công!" Trong quá trình hoạt động chúng tôi đã nhận được nhiều sự tin tưởng từ các quý khách hàng trên phạm vi cả nước. Tuy nhiên một số thông tin chi tiết và các loại hình dịch vụ pháp lý được Công ty chúng tôi cung cấp thì không phải khách hàng nào cũng biết đến,...
Chi tiết
Thông tư này hướng dẫn một số điều của Nghị định số 30/2018/NĐ-CP ngày 07 tháng 3 năm 2018 của Chính phủ về căn cứ định giá tài sản; khảo sát giá, thu thập thông tin liên quan đến tài sản cần định giá; yêu cầu khi áp dụng phương...
Mẫu Văn Bản
-
Đơn thay đổi ý kiến không đồng ý với kết quả hòa giải của tòa án
-
Mẫu Đơn khởi kiện Đòi tiền đặt cọc thuê nhà
-
Đơn xin ly hôn thuận tình có yếu tố nước ngoài
-
Đơn kiện đòi tiền nợ theo hợp đồng
-
Đơn kiện đòi tài sản và quyền kinh doanh theo giấy phép
-
Đơn kiện đòi tài sản đã cho mượn.
-
Đơn kiện đòi quyền sử dụng đất
-
Đơn kiện đòi nợ theo xác nhận công nợ
-
Đơn kiện đòi lại di sản thừa kế
-
Đơn đề nghị công nhận quyền sử dụng đất và tài sản gắn liền với đất