Công ty chấm dứt hợp đồng cho nghỉ việc với người lao động thế nào là hợp pháp?
Đăng lúc: Chủ nhật - 27/05/2018 00:11 - Người đăng bài viết: Vũ Văn Toàn
Công ty chấm dứt hợp đồng cho nghỉ việc với người lao động thế nào là hợp pháp? Thưa luật sư, tôi làm việc tại công ty từ 11/2014 tới nay, hợp đồng làm việc hiện tại của tôi có hiệu lực từ 01/01/2017 tới 31/12/2019. Tuy nhiên, đầu tháng 02/2018 lãnh đạo công ty có họp riêng với cá nhân và thông báo công ty gặp khó khăn về tài chính nên cắt giảm nhân sự và tôi là người trong danh sách cắt giảm. Hiện hàng tháng tôi đang hưởng mức lương là 10.000.000 (mười triệu đồng). Công ty thực hiện đầy đủ việc đóng bảo hiểm xã hội, bảo hiểm tự nguyện và cá nhân tôi đóng thuế thu nhập đầy đủ. Vậy mong luật sư tư vấn cho tôi để việc này diễn ra theo đúng trình tự quy định của Pháp luật mà không phải là sự thỏa thuận bằng miệng. Xin cảm ơn!
Thứ nhất: Người sử dụng lao động chấm dứt Hợp đồng lao động vì lý do kinh tế:
Theo thông tin bạn cung cấp thì công ty bạn đang làm việc vì lý do kinh tế nên muốn cắt giảm nhân sự. Theo quy định tại khoản 2 Điều 44 Bộ luật Lao động 2012 về nghĩa vụ của người sử dụng lao động trong trường hợp thay đổi cơ cấu, công nghệ hoặc vì lý do kinh tế: "Trong trường hợp vì lý do kinh tế mà nhiều người lao động có nguy cơ mất việc làm, phải thôi việc thì người sử dụng lao động phải xây dựng và thực hiện phương án sử dụng lao động theo quy định tại Điều 46 của Bộ luật này. Trong trường hợp người sử dụng lao động không thể giải quyết được việc làm mà phải cho người lao động thôi việc thì phải trả trợ cấp mất việc làm cho người lao động theo quy định tại Điều 49 của Bộ luật này."
Theo quy định tại Nghị Định 05/2015/NĐ-CP quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số nội dung của Bộ luật Lao động Điều 13. Thay đổi cơ cấu, công nghệ và lý do kinh tế
1. Thay đổi cơ cấu, công nghệ tại Khoản 1 Điều 44 của Bộ luật Lao động gồm các trường hợp sau đây:
a) Thay đổi cơ cấu tổ chức, tổ chức lại lao động;
b) Thay đổi sản phẩm, cơ cấu sản phẩm;
c) Thay đổi quy trình, công nghệ, máy móc, thiết bị sản xuất, kinh doanh gắn với ngành, nghề sản xuất, kinh doanh của người sử dụng lao động.
2. Lý do kinh tế tại Khoản 2 Điều 44 của Bộ luật Lao động thuộc một trong các trường hợp sau đây:
a) Khủng hoảng hoặc suy thoái kinh tế;
b) Thực hiện chính sách của Nhà nước khi tái cơ cấu nền kinh tế hoặc thực hiện cam kết quốc tế.
Trường hợp thay đổi cơ cấu, công nghệ hoặc vì lý do kinh tế mà ảnh hưởng đến việc làm hoặc có nguy cơ mất việc làm, phải cho thôi việc từ 02 người lao động trở lên thì người sử dụng lao động thực hiện nghĩa vụ theo quy định tại Điều 44 của Bộ luật Lao động.
3. Trong trường hợp này nếu như công ty bạn muốn cắt giảm nhân sự thì công ty bạn cần thực hiện theo đúng trình tự quy định tại Điều 44 Bộ luật lao động 2012. Cụ thể vì lý do kinh tế công ty đã tìm mọi biện pháp khắc phục nhưng vẫn buộc phải cắt giảm nhân sự. Công ty cần xây dựng và thực hiện phương án sử dụng lao động theo quy định tại Điều 46 Bộ luật Lao động như sau:
- Phương án sử dụng lao động phải có những nội dung chủ yếu sau đây:
a) Danh sách và số lượng người lao động tiếp tục được sử dụng, người lao động đưa đi đào tạo lại để tiếp tục sử dụng;
b) Danh sách và số lượng người lao động nghỉ hưu;
c) Danh sách và số lượng người lao động được chuyển sang làm việc không trọn thời gian; người lao động phải chấm dứt hợp đồng lao động;
d) Biện pháp và nguồn tài chính bảo đảm thực hiện phương án.
- Khi xây dựng phương án sử dụng lao động phải có sự tham gia của tổ chức đại diện tập thể lao động tại cơ sở.
Việc cho thôi việc đối với nhiều người lao động theo quy định tại Điều này chỉ được tiến hành sau khi đã trao đổi với tổ chức đại diện tập thể lao động tại cơ sở và thông báo trước 30 ngày cho cơ quan quản lý nhà nước về lao động cấp tỉnh.
Khi chấm dứt hợp đồng lao động, công ty bạn phải trả trợ cấp mất việc làm cho những người lao động bị mất việc theo quy định tại Điều 49 Bộ luật lao động:
“ 1. Người sử dụng lao động trả trợ cấp mất việc làm cho người lao động đã làm việc thường xuyên cho mình từ 12 tháng trở lên mà bị mất việc làm theo quy định tại Điều 44 và Điều 45 của Bộ luật này, mỗi năm làm việc trả 01 tháng tiền lương nhưng ít nhất phải bằng 02 tháng tiền lương.
2. Thời gian làm việc để tính trợ cấp mất việc làm là tổng thời gian người lao động đã làm việc thực tế cho người sử dụng lao động trừ đi thời gian người lao động đã tham gia bảo hiểm thất nghiệp theo quy định của Luật bảo hiểm xã hội và thời gian làm việc đã được người sử dụng lao động chi trả trợ cấp thôi việc.
3. Tiền lương để tính trợ cấp mất việc làm là tiền lương bình quân theo hợp đồng lao động của 06 tháng liền kề trước khi người lao động mất việc làm.Ngoài ra khi chấm dứt hợp đồng lao động công ty còn phải hoàn trả cho những người lao động sổ bảo hiểm và các giấy tờ khác đã giữ của người lao động”.
Thứ hai: Nếu công ty và người lao động lựa chọn thỏa thuận chấm dứt hợp đồng lao động với người lao động theo quy định tại khoản 3 Điều 36 Bộ Luật lao động.
1. Nếu thỏa thuận được việc chấm dứt hợp đồng lao động thì công ty phải trả trợ cấp thôi việc cho người lao động đó theo quy định tại Điều 48 Bộ Luật Lao Động;
2. Khi hợp đồng lao động chấm dứt theo quy định tại các khoản 1, 2, 3, 5, 6, 7, 9 và 10 Điều 36 của Bộ luật này thì người sử dụng lao động có trách nhiệm chi trả trợ cấp thôi việc cho người lao động đã làm việc thường xuyên từ đủ 12 tháng trở lên, mỗi năm làm việc được trợ cấp một nửa tháng tiền lương.
Thời gian làm việc để tính trợ cấp thôi việc là tổng thời gian người lao động đã làm việc thực tế cho người sử dụng lao động trừ đi thời gian người lao động đã tham gia bảo hiểm thất nghiệp theo quy định của Luật bảo hiểm xã hội và thời gian làm việc đã được người sử dụng lao động chi trả trợ cấp thôi việc;
3. Tiền lương để tính trợ cấp thôi việc là tiền lương bình quân theo hợp đồng lao động của 06 tháng liền kề trước khi người lao động thôi việc.
Về thỏa thuận chấm dứt hợp đồng lao động cần thực hiện bằng văn bản ghi rõ nội dung thỏa thuận và trợ cấp đối với người lao động để tránh xảy ra tranh chấp giữa người sử dụng lao động và người lao động.
Theo thông tin bạn cung cấp thì công ty bạn đang làm việc vì lý do kinh tế nên muốn cắt giảm nhân sự. Theo quy định tại khoản 2 Điều 44 Bộ luật Lao động 2012 về nghĩa vụ của người sử dụng lao động trong trường hợp thay đổi cơ cấu, công nghệ hoặc vì lý do kinh tế: "Trong trường hợp vì lý do kinh tế mà nhiều người lao động có nguy cơ mất việc làm, phải thôi việc thì người sử dụng lao động phải xây dựng và thực hiện phương án sử dụng lao động theo quy định tại Điều 46 của Bộ luật này. Trong trường hợp người sử dụng lao động không thể giải quyết được việc làm mà phải cho người lao động thôi việc thì phải trả trợ cấp mất việc làm cho người lao động theo quy định tại Điều 49 của Bộ luật này."
Theo quy định tại Nghị Định 05/2015/NĐ-CP quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số nội dung của Bộ luật Lao động Điều 13. Thay đổi cơ cấu, công nghệ và lý do kinh tế
1. Thay đổi cơ cấu, công nghệ tại Khoản 1 Điều 44 của Bộ luật Lao động gồm các trường hợp sau đây:
a) Thay đổi cơ cấu tổ chức, tổ chức lại lao động;
b) Thay đổi sản phẩm, cơ cấu sản phẩm;
c) Thay đổi quy trình, công nghệ, máy móc, thiết bị sản xuất, kinh doanh gắn với ngành, nghề sản xuất, kinh doanh của người sử dụng lao động.
2. Lý do kinh tế tại Khoản 2 Điều 44 của Bộ luật Lao động thuộc một trong các trường hợp sau đây:
a) Khủng hoảng hoặc suy thoái kinh tế;
b) Thực hiện chính sách của Nhà nước khi tái cơ cấu nền kinh tế hoặc thực hiện cam kết quốc tế.
Trường hợp thay đổi cơ cấu, công nghệ hoặc vì lý do kinh tế mà ảnh hưởng đến việc làm hoặc có nguy cơ mất việc làm, phải cho thôi việc từ 02 người lao động trở lên thì người sử dụng lao động thực hiện nghĩa vụ theo quy định tại Điều 44 của Bộ luật Lao động.
3. Trong trường hợp này nếu như công ty bạn muốn cắt giảm nhân sự thì công ty bạn cần thực hiện theo đúng trình tự quy định tại Điều 44 Bộ luật lao động 2012. Cụ thể vì lý do kinh tế công ty đã tìm mọi biện pháp khắc phục nhưng vẫn buộc phải cắt giảm nhân sự. Công ty cần xây dựng và thực hiện phương án sử dụng lao động theo quy định tại Điều 46 Bộ luật Lao động như sau:
- Phương án sử dụng lao động phải có những nội dung chủ yếu sau đây:
a) Danh sách và số lượng người lao động tiếp tục được sử dụng, người lao động đưa đi đào tạo lại để tiếp tục sử dụng;
b) Danh sách và số lượng người lao động nghỉ hưu;
c) Danh sách và số lượng người lao động được chuyển sang làm việc không trọn thời gian; người lao động phải chấm dứt hợp đồng lao động;
d) Biện pháp và nguồn tài chính bảo đảm thực hiện phương án.
- Khi xây dựng phương án sử dụng lao động phải có sự tham gia của tổ chức đại diện tập thể lao động tại cơ sở.
Việc cho thôi việc đối với nhiều người lao động theo quy định tại Điều này chỉ được tiến hành sau khi đã trao đổi với tổ chức đại diện tập thể lao động tại cơ sở và thông báo trước 30 ngày cho cơ quan quản lý nhà nước về lao động cấp tỉnh.
Khi chấm dứt hợp đồng lao động, công ty bạn phải trả trợ cấp mất việc làm cho những người lao động bị mất việc theo quy định tại Điều 49 Bộ luật lao động:
“ 1. Người sử dụng lao động trả trợ cấp mất việc làm cho người lao động đã làm việc thường xuyên cho mình từ 12 tháng trở lên mà bị mất việc làm theo quy định tại Điều 44 và Điều 45 của Bộ luật này, mỗi năm làm việc trả 01 tháng tiền lương nhưng ít nhất phải bằng 02 tháng tiền lương.
2. Thời gian làm việc để tính trợ cấp mất việc làm là tổng thời gian người lao động đã làm việc thực tế cho người sử dụng lao động trừ đi thời gian người lao động đã tham gia bảo hiểm thất nghiệp theo quy định của Luật bảo hiểm xã hội và thời gian làm việc đã được người sử dụng lao động chi trả trợ cấp thôi việc.
3. Tiền lương để tính trợ cấp mất việc làm là tiền lương bình quân theo hợp đồng lao động của 06 tháng liền kề trước khi người lao động mất việc làm.Ngoài ra khi chấm dứt hợp đồng lao động công ty còn phải hoàn trả cho những người lao động sổ bảo hiểm và các giấy tờ khác đã giữ của người lao động”.
Thứ hai: Nếu công ty và người lao động lựa chọn thỏa thuận chấm dứt hợp đồng lao động với người lao động theo quy định tại khoản 3 Điều 36 Bộ Luật lao động.
1. Nếu thỏa thuận được việc chấm dứt hợp đồng lao động thì công ty phải trả trợ cấp thôi việc cho người lao động đó theo quy định tại Điều 48 Bộ Luật Lao Động;
2. Khi hợp đồng lao động chấm dứt theo quy định tại các khoản 1, 2, 3, 5, 6, 7, 9 và 10 Điều 36 của Bộ luật này thì người sử dụng lao động có trách nhiệm chi trả trợ cấp thôi việc cho người lao động đã làm việc thường xuyên từ đủ 12 tháng trở lên, mỗi năm làm việc được trợ cấp một nửa tháng tiền lương.
Thời gian làm việc để tính trợ cấp thôi việc là tổng thời gian người lao động đã làm việc thực tế cho người sử dụng lao động trừ đi thời gian người lao động đã tham gia bảo hiểm thất nghiệp theo quy định của Luật bảo hiểm xã hội và thời gian làm việc đã được người sử dụng lao động chi trả trợ cấp thôi việc;
3. Tiền lương để tính trợ cấp thôi việc là tiền lương bình quân theo hợp đồng lao động của 06 tháng liền kề trước khi người lao động thôi việc.
Về thỏa thuận chấm dứt hợp đồng lao động cần thực hiện bằng văn bản ghi rõ nội dung thỏa thuận và trợ cấp đối với người lao động để tránh xảy ra tranh chấp giữa người sử dụng lao động và người lao động.
HÃY GỌI 1900 6280
ĐỂ NGHE LUẬT SƯ TƯ VẤN
Nội dung tư vấn trên website chỉ mang tính tham khảo, cần Luật sư tư vấn chi tiết quý khách vui lòng gọi 1900 6280
Những tin mới hơn
- Bán cho thuê nhà ở hình thành trong tương lai chưa được ngân hàng bảo lãnh (27/05/2018)
- Hoãn thi hành hình phạt tù đối với người mang thai được quy định thế nào? (27/05/2018)
- Mua đất quy hoạch nếu không quy hoạch thì có được chuyển mục đích không? (27/05/2018)
- Cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất khi chủ cũ đã chết mà có tranh chấp (27/05/2018)
- Luật sư có được có mặt khi hỏi cung bị can trong giai đoạn điều tra? (27/05/2018)
- Đòi cấp dưỡng cho con sau ly hôn khi bản án có hiệu lực mà không chịu thi hành (27/05/2018)
- Tung tin đồn thất thiệt không đúng sự thật trên mạng xã hội thì bị xử lý thế nào? (27/05/2018)
- Thành lập văn phòng đại diện của thương nhân nước ngoài tại Việt Nam (27/05/2018)
- Điều kiện mở của hàng để kinh doanh bán lẻ xăng dầu? (27/05/2018)
- Công ty đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động trong những trường hợp nào? (27/05/2018)
Những tin cũ hơn
- Thời hạn bị tạm giữ tại công an phường do ném gạch vào xe ô tô? (27/05/2018)
- Xóa đăng ký góp vốn bằng quyền sử dụng đất được thực hiện thế nào? (26/05/2018)
- Trợ cấp bảo hiểm xã hội 1 lần do bị bệnh ung thu khi đã đóng bảo hiểm 15 năm? (26/05/2018)
- Chủ đầu tư chung cư đảm bảo phòng cháy chữa cháy như thế nào? (26/05/2018)
- Nhà ở của mình cho người khác sử dụng đánh bạc có phạm tội không? (26/05/2018)
- Bồi thường thiệt hại do tai nạn giao thông dẫn đến chết người được quy định thế nào? (26/05/2018)
- Tranh chấp lao động việc chấm dứt hợp đồng lao động chuyển sang sa thải (26/05/2018)
- Ly hôn khi một bên là người nước ngoài không cư trú tại Việt Nam (26/05/2018)
- Vi phạm nghĩa vụ của cha mẹ với con khi không thực hiện cấp dưỡng nuôi con (26/05/2018)
- Thuận tình ly hôn cần có hồ sơ giấy tờ gì và toà án giải quyết thủ tục thế nào? (26/05/2018)
Trước hết Công ty Luật Bách Dương xin gửi tới quý khách hàng lời chào trân trọng nhất!Với khẩu hiệu "An toàn pháp lý - Nền tảng thành công!" Trong quá trình hoạt động chúng tôi đã nhận được nhiều sự tin tưởng từ các quý khách hàng trên phạm vi cả nước. Tuy nhiên một số thông tin chi tiết và các loại hình dịch vụ pháp lý được Công ty chúng tôi cung cấp thì không phải khách hàng nào cũng biết đến,...
Chi tiết
Luật thi hành án dân sự quy định nguyên tắc, trình tự, thủ tục thi hành bản án, quyết định dân sự, hình phạt tiền, tịch thu tài sản, truy thu tiền, tài sản thu lợi bất chính, xử lý vật chứng, tài sản, án phí và quyết định dân sự...
Mẫu Văn Bản
-
Đơn thay đổi ý kiến không đồng ý với kết quả hòa giải của tòa án
-
Mẫu Đơn khởi kiện Đòi tiền đặt cọc thuê nhà
-
Đơn xin ly hôn thuận tình có yếu tố nước ngoài
-
Đơn kiện đòi tiền nợ theo hợp đồng
-
Đơn kiện đòi tài sản và quyền kinh doanh theo giấy phép
-
Đơn kiện đòi tài sản đã cho mượn.
-
Đơn kiện đòi quyền sử dụng đất
-
Đơn kiện đòi nợ theo xác nhận công nợ
-
Đơn kiện đòi lại di sản thừa kế
-
Đơn đề nghị công nhận quyền sử dụng đất và tài sản gắn liền với đất