Có cần ra sở tư pháp ghi chú việc ly hôn ở nước ngoài
Đăng lúc: Thứ sáu - 20/04/2018 16:02 - Người đăng bài viết: Vũ Kiều Trang
Có cần ra sở tư pháp ghi chú việc ly hôn ở nước ngoài? Tôi kết hôn với người có quốc tịch Hà Lan tại nước này nhưng khi về Việt Nam không ra Sở Tư pháp làm thủ tục ghi chú kết hôn với người nước ngoài. Khi ly hôn, tôi có cần làm thủ tục ghi chú nữa không?
Việc kết hôn và ly hôn của bạn là quan hệ hôn nhân có yếu tố nước ngoài, do đó ngoài việc công dân phải tuân thủ theo quy định pháp luật của nước sở tại thì cần phải tuân thủ quy định pháp luật của nước mà họ mang quốc tịch.
Về nguyên tắc, theo quy định của pháp luật Việt Nam, công dân Việt Nam sau khi đăng ký kết hôn với người nước ngoài tại nước ngoài thì phải làm thủ tục ghi vào sổ đăng ký kết hôn tại cơ quan nhà nước có thẩm quyền của Việt Nam. Sau khi xem xét đủ điều kiện theo quy định của pháp luật, Nhà nước Việt Nam công nhận việc kết hôn của công dân Việt Nam đã được giải quyết tại cơ quan nhà nước có thẩm quyền của nước ngoài ở nước ngoài. Khi đó, Giấy đăng ký kết hôn của người Việt Nam tại nước ngoài mới có hiệu lực trên lãnh thổ Việt Nam.
Cụ thể, tại Điều 16 Mục 3 Nghị định số 24/2013/NĐ-CP ngày 28/3/2013 quy định: “Việc kết hôn giữa công dân Việt Nam với nhau hoặc với người nước ngoài đã được giải quyết tại cơ quan có thẩm quyền của nước ngoài ở nước ngoài, phù hợp với pháp luật của nước đó thì được công nhận tại Việt Nam, nếu vào thời điểm kết hôn, công dân Việt Nam không vi phạm quy định của pháp luật Việt Nam về điều kiện kết hôn”
Theo quy định nói trên, thông thường, nếu bạn đã làm thủ tục đăng ký kết hôn tại Hà Lan và đã được pháp luật Hà Lan công nhận thì sẽ được công nhận tại Việt Nam. Tuy nhiên, để Giấy đăng ký kết hôn được công nhận tại Việt Nam thì bạn cần làm thủ tục ghi vào sổ đăng ký kết hôn. Tại khoản 1 Điều 17 Nghị định 24 quy định về thẩm quyền, trình tự, thủ tục ghi vào sổ đăng ký kết hôn việc kết hôn của công dân Việt Nam đã được giải quyết tại cơ quan có thẩm quyền của nước ngoài ở nước ngoài như sau:
“Sở Tư pháp, nơi đăng ký thường trú của công dân Việt Nam thực hiện ghi vào Sổ đăng ký kết hôn việc kết hôn của công dân Việt Nam đã được giải quyết tại cơ quan có thẩm quyền của nước ngoài ở nước ngoài (sau đây gọi là ghi vào sổ việc kết hôn). Trường hợp công dân Việt Nam không có hoặc chưa có đăng ký thường trú, nhưng có đăng ký tạm trú theo quy định của pháp luật về cư trú thì Sở Tư pháp, nơi đăng ký tạm trú của công dân Việt Nam, thực hiện ghi vào sổ việc kết hôn”.
Do vậy, khi về Việt Nam, bạn cần đến Sở Tư pháp nơi bạn đăng ký thường trú (nếu không có đăng ký thường trú thì đến Sở Tư pháp nơi đăng ký tạm trú) để đề nghị ghi vào Sổ đăng ký kết hôn việc kết hôn của bạn.
Theo quy định tại khoản 2 Điều 17 Nghị định nói trên thì “Hồ sơ ghi vào sổ việc kết hôn được lập thành một bộ, gồm các giấy tờ sau:
a) Tờ khai ghi vào sổ việc kết hôn (theo mẫu quy định);
b) Bản sao giấy tờ chứng nhận việc kết hôn do cơ quan có thẩm quyền của nước ngoài cấp;
c) Bản sao một trong các giấy tờ để chứng minh về nhân thân, như Giấy chứng minh nhân dân, Hộ chiếu hoặc giấy tờ hợp lệ thay thế;
d) Bản sao sổ hộ khẩu hoặc sổ tạm trú của người có yêu cầu”.
Như vậy, theo nguyên tắc lãnh thổ, việc đăng ký kết hôn của bạn tại Hà Lan chỉ có giá trị tại đất nước Hà Lan. Nếu bạn không làm thủ tục ghi vào sổ đăng ký kết hôn ở Sở Tư pháp nơi bạn đăng ký hộ khẩu thường trú (hoặc tạm trú) tại Việt Nam thì cơ quan có thẩm quyền này sẽ không biết việc bạn đã kết hôn, cũng như không công nhận việc kết hôn của bạn ở Hà Lan.
Việc kết hôn của bạn ở nước ngoài không được ghi vào sổ đăng ký kết hôn tại Sở Tư pháp thì bạn không thuộc trường hợp phải làm thủ tục ghi vào sổ hộ tịch việc ly hôn đã tiến hành ở nước ngoài (khoản 2 Điều 4 Thông tư 16/2010/TT-BTP ngày 08/10/2010 của Bộ Tư pháp hướng dẫn việc ghi vào sổ hộ tịch việc ly hôn đã tiến hành ở nước ngoài).
Về nguyên tắc, theo quy định của pháp luật Việt Nam, công dân Việt Nam sau khi đăng ký kết hôn với người nước ngoài tại nước ngoài thì phải làm thủ tục ghi vào sổ đăng ký kết hôn tại cơ quan nhà nước có thẩm quyền của Việt Nam. Sau khi xem xét đủ điều kiện theo quy định của pháp luật, Nhà nước Việt Nam công nhận việc kết hôn của công dân Việt Nam đã được giải quyết tại cơ quan nhà nước có thẩm quyền của nước ngoài ở nước ngoài. Khi đó, Giấy đăng ký kết hôn của người Việt Nam tại nước ngoài mới có hiệu lực trên lãnh thổ Việt Nam.
Cụ thể, tại Điều 16 Mục 3 Nghị định số 24/2013/NĐ-CP ngày 28/3/2013 quy định: “Việc kết hôn giữa công dân Việt Nam với nhau hoặc với người nước ngoài đã được giải quyết tại cơ quan có thẩm quyền của nước ngoài ở nước ngoài, phù hợp với pháp luật của nước đó thì được công nhận tại Việt Nam, nếu vào thời điểm kết hôn, công dân Việt Nam không vi phạm quy định của pháp luật Việt Nam về điều kiện kết hôn”
Theo quy định nói trên, thông thường, nếu bạn đã làm thủ tục đăng ký kết hôn tại Hà Lan và đã được pháp luật Hà Lan công nhận thì sẽ được công nhận tại Việt Nam. Tuy nhiên, để Giấy đăng ký kết hôn được công nhận tại Việt Nam thì bạn cần làm thủ tục ghi vào sổ đăng ký kết hôn. Tại khoản 1 Điều 17 Nghị định 24 quy định về thẩm quyền, trình tự, thủ tục ghi vào sổ đăng ký kết hôn việc kết hôn của công dân Việt Nam đã được giải quyết tại cơ quan có thẩm quyền của nước ngoài ở nước ngoài như sau:
“Sở Tư pháp, nơi đăng ký thường trú của công dân Việt Nam thực hiện ghi vào Sổ đăng ký kết hôn việc kết hôn của công dân Việt Nam đã được giải quyết tại cơ quan có thẩm quyền của nước ngoài ở nước ngoài (sau đây gọi là ghi vào sổ việc kết hôn). Trường hợp công dân Việt Nam không có hoặc chưa có đăng ký thường trú, nhưng có đăng ký tạm trú theo quy định của pháp luật về cư trú thì Sở Tư pháp, nơi đăng ký tạm trú của công dân Việt Nam, thực hiện ghi vào sổ việc kết hôn”.
Do vậy, khi về Việt Nam, bạn cần đến Sở Tư pháp nơi bạn đăng ký thường trú (nếu không có đăng ký thường trú thì đến Sở Tư pháp nơi đăng ký tạm trú) để đề nghị ghi vào Sổ đăng ký kết hôn việc kết hôn của bạn.
Theo quy định tại khoản 2 Điều 17 Nghị định nói trên thì “Hồ sơ ghi vào sổ việc kết hôn được lập thành một bộ, gồm các giấy tờ sau:
a) Tờ khai ghi vào sổ việc kết hôn (theo mẫu quy định);
b) Bản sao giấy tờ chứng nhận việc kết hôn do cơ quan có thẩm quyền của nước ngoài cấp;
c) Bản sao một trong các giấy tờ để chứng minh về nhân thân, như Giấy chứng minh nhân dân, Hộ chiếu hoặc giấy tờ hợp lệ thay thế;
d) Bản sao sổ hộ khẩu hoặc sổ tạm trú của người có yêu cầu”.
Như vậy, theo nguyên tắc lãnh thổ, việc đăng ký kết hôn của bạn tại Hà Lan chỉ có giá trị tại đất nước Hà Lan. Nếu bạn không làm thủ tục ghi vào sổ đăng ký kết hôn ở Sở Tư pháp nơi bạn đăng ký hộ khẩu thường trú (hoặc tạm trú) tại Việt Nam thì cơ quan có thẩm quyền này sẽ không biết việc bạn đã kết hôn, cũng như không công nhận việc kết hôn của bạn ở Hà Lan.
Việc kết hôn của bạn ở nước ngoài không được ghi vào sổ đăng ký kết hôn tại Sở Tư pháp thì bạn không thuộc trường hợp phải làm thủ tục ghi vào sổ hộ tịch việc ly hôn đã tiến hành ở nước ngoài (khoản 2 Điều 4 Thông tư 16/2010/TT-BTP ngày 08/10/2010 của Bộ Tư pháp hướng dẫn việc ghi vào sổ hộ tịch việc ly hôn đã tiến hành ở nước ngoài).
HÃY GỌI 1900 6280
ĐỂ NGHE LUẬT SƯ TƯ VẤN
Nội dung tư vấn trên website chỉ mang tính tham khảo, cần Luật sư tư vấn chi tiết quý khách vui lòng gọi 1900 6280
Từ khóa:
Có cần, ra sở, tư pháp, ghi chú, việc ly hôn, ở nước ngoài, kết hôn, ly hôn, quan hệ, hôn nhân, yếu tố, công dân, sở tại, quốc tịch, nguyên tắc, đăng ký, thủ tục, cơ quan, nhà nước, thẩm quyền, xem xét, công nhận, giải quyết
Những tin mới hơn
- Công an xã có được dừng xe đang đi trên đường để xử phạt vi phạm (20/04/2018)
- Không trả tiền bản quyền bài hát sẽ bị phạt khi kinh doanh Karaoke (20/04/2018)
- Có bằng đại học phải nhận lương trình độ cao đẳng có đúng không? (20/04/2018)
- Việc làm thêm giờ vào ban đêm được tính lương như thế nào? (20/04/2018)
- Hưởng lương hưu khi suy giảm khả năng lao động cần điều kiện gì? (20/04/2018)
- Căn hộ chung cư đã bị chủ đầu tư thế chấp tại ngân hàng thì làm thế nào? (20/04/2018)
- Bắt đi làm vào ngày nghỉ lễ được nghỉ bù vào ngày khác có đúng luật (20/04/2018)
- Thông tin về thời hạn sử dụng trên giấy phép lái xe (20/04/2018)
- Sử dụng người già lao động làm việc cần chú ý những điểm gì? (20/04/2018)
- Ký nhiều hợp đồng lao động với công ty khác bị giám đốc sa thải (20/04/2018)
Những tin cũ hơn
- Quay phim trong rạp để phát ra bên ngoài có vi phạm gì không? (20/04/2018)
- Thủ tục ủy quyền sử dụng nhà cho người khác (20/04/2018)
- Thẩm quyền chứng thực bản sao giấy tờ văn bản (20/04/2018)
- Phương thức đóng BHXH tự nguyện được quy định như thế nào? (20/04/2018)
- Cha mẹ hay nhà trường phải bồi thường do học sinh vi phạm gây ra? (20/04/2018)
- Thời gian cấp giấy chứng nhận khi mua căn hộ chung cư là bao lâu? (20/04/2018)
- Học thạc sĩ có được hoãn thực hiện nghĩa vụ quân sự không (20/04/2018)
- Rượu nấu tại nhà để bán cho khách quen có cần phải xin phép? (20/04/2018)
- Chú ý những rủi ro tiềm ẩn xảy ra khi mua bán nhà ở xã hội (20/04/2018)
- Có được bổ sung tên cha vào giấy khai sinh của con không (20/04/2018)
Trước hết Công ty Luật Bách Dương xin gửi tới quý khách hàng lời chào trân trọng nhất!Với khẩu hiệu "An toàn pháp lý - Nền tảng thành công!" Trong quá trình hoạt động chúng tôi đã nhận được nhiều sự tin tưởng từ các quý khách hàng trên phạm vi cả nước. Tuy nhiên một số thông tin chi tiết và các loại hình dịch vụ pháp lý được Công ty chúng tôi cung cấp thì không phải khách hàng nào cũng biết đến,...
Chi tiết
Thông tư này liên tịch này hướng dẫn về nội dung chi, mức chi, nguồn kinh phí thực hiện cưỡng chế thi hành án, thủ tục tạm ứng, hoàn tạm ứng chi phí cưỡng chế thi hành án, lập dự toán, chấp hành và quyết toán kinh phí cưỡng chế...
Mẫu Văn Bản
-
Đơn thay đổi ý kiến không đồng ý với kết quả hòa giải của tòa án
-
Mẫu Đơn khởi kiện Đòi tiền đặt cọc thuê nhà
-
Đơn xin ly hôn thuận tình có yếu tố nước ngoài
-
Đơn kiện đòi tiền nợ theo hợp đồng
-
Đơn kiện đòi tài sản và quyền kinh doanh theo giấy phép
-
Đơn kiện đòi tài sản đã cho mượn.
-
Đơn kiện đòi quyền sử dụng đất
-
Đơn kiện đòi nợ theo xác nhận công nợ
-
Đơn kiện đòi lại di sản thừa kế
-
Đơn đề nghị công nhận quyền sử dụng đất và tài sản gắn liền với đất