Chuyển vị trí làm việc sang bộ phận khác có phải ký hợp đồng lao động mới?
Đăng lúc: Thứ hai - 14/05/2018 23:49 - Người đăng bài viết: Vũ Văn Toàn
Chuyển vị trí làm việc sang bộ phận khác có phải ký hợp đồng lao động mới? Công ty tôi có 1 trường hợp sau: Chị A làm ở bộ phận Nhân sự, hiện chị muốn chuyển sang làm việc ở bộ phận kinh doanh, vị trí nhân viên tư vấn. Công ty tôi nên chấm dứt hợp đồng cũ và ký hợp đồng mới hay có cách giải quyết khác theo pháp luật. Và, các chế độ bảo hiểm, chế độ thâm niên trong trường hợp này sẽ như thế nào (công ty vẫn muốn ghi nhận thâm niên của chị A từ khi làm việc, việc thay đổi hợp đồng có ảnh hưởng hay không). Ghi chú: Với vị trí nhân viên ở bộ phận kinh doanh, chúng tôi có cơ chế riêng như sau: Sau 2 tháng liên tiếp không có giao dịch, nhân viên bị xuống chế độ thử việc không lương, và khi có giao dịch mới được phục hồi. Nhân viên chính thức 06 tháng mới được đóng BHXH. Chị A đang được tính sẽ ký hợp đồng chính thức luôn khi chuyển sang vị trí nhân viên thay vì phải thử việc. Rất mong nhận được tư vấn của quý luật sư. Xin chân thành cám ơn
Trước hết, HĐLĐ là sự thoả thuận giữa hai bên. Do vậy, việc chị A “muốn chuyển sang làm ở bộ phận kinh doanh” được hiểu mới là mong muốn đơn phương từ phía chị A. Công ty có quyền đồng ý hoặc không đồng ý với nguyện vọng này của chị A.
Giả sử trong trường hợp công ty đồng ý, thì do chị A từ trước đến nay là NLĐ của công ty, đang có HĐLĐ với công ty, nay sang làm tại vị trí mới là nhân viên kinh doanh, thì về bản chất vẫn tiếp tục là NLĐ của công ty. Do vậy, không nhất thiết phải ký HĐLĐ mới, mà có thể ký phụ lục hợp đồng, chuyển đổi vị trí làm việc từ “nhân viên nhân sự” sang “nhân viên kinh doanh”. Mọi chế độ và quyền lợi cơ bản của NLĐ (cụ thể là chế độ BHXH, BHYT, BHTN) tiếp tục được duy trì, liên tục.
Việc bạn hỏi công ty có nên chấm dứt HĐLĐ cũ, để ký HĐLĐ mới hay không? Xét về mặt pháp luật và “kỹ thuật” thì cũng không có gì sai. Tuy nhiên, cần lưu ý là: nếu muốn chấm dứt HĐLĐ cũ, thì cũng phải có sự thoả thuận giữa hai bên. Đây có thể xem là trường hợp chấm dứt HĐLĐ theo thoả thuận giữa hai bên. Sau đó sẽ ký HĐLĐ mới. Tuy nhiên về mặt pháp lý, điều này sẽ gây rủi ro cho phía NLĐ. Vì theo chính sách áp dụng cho nhân viên kinh doanh, rõ ràng không có gì bảo đảm chị A sẽ tiếp tục có công việc ổn định tại công ty. (trường hợp không hoàn thành chỉ tiêu doanh số). Tuy nhiên cũng có thể là chị A chấp nhận như vậy. Việc này tôi không có ý kiến.
Song có một điều quan trọng mà tôi muốn nhấn mạnh, là “cơ chế” của công ty – áp dụng cho vị trí nhân viên kinh doanh, cho thấy có nhiều dấu hiệu trái quy định của pháp luật. Nếu công ty bị cơ quan chức năng phát hiện, hoặc NLĐ khiếu nại, thì chắc chắn sẽ bị “tuýt còi”. Những dấu hiệu trái pháp luật ở đây là:
- Vi phạm quy định về thử việc và thời gian thử việc. Theo quy định tại BLLĐ (2012), thời gian thử việc tối đa là 60 ngày, không được thử việc lần thứ hai (kéo dài thời gian thử việc).
- Trong thời gian thử việc, NLĐ vẫn được hưởng lương ít nhất bằng 85% lương chính thức.
- Sau khi kết thúc thời gian thử việc, nếu NLĐ tiếp tục làm việc tại công ty, thì hai bên bắt buộc phải ký HĐLĐ. Và không thể có chuyện “quay lại” thử việc được.
- HĐLĐ có thời hạn từ 3 tháng (từ ngày 1/1/2018 có thời hạn từ 1 tháng) thuộc trường hợp phải tham gia BHXH bắt buộc.
Trong khi đó, công ty bạn không trả lương trong thời gian “thử việc”, và/hoặc có thể chuyển NLĐ đang từ “nhân viên” chính thức thành người thử việc, HĐLĐ sau 6 tháng mới được tham gia BHXH là hoàn toàn sai.
Tôi cũng muốn nói rõ hơn là công ty có thể ban hành chế độ thưởng doanh số, hay chính sách đặc thù đối với nhân viên bán hàng. Nhưng bất luận thế nào, một khi NLĐ đã làm việc tại công ty sau thời gian thử việc, thì phải ký HĐLĐ, phải trả lương hàng tháng. Và công ty phải thực hiện trách nhiệm tham gia BHXH, BHYT và BHTN cho NLĐ theo đúng quy định.
Cuối cùng, về chuyện “thâm niên” của chị A, tức là “thời gian làm việc”. Đây là vấn đề không phụ thuộc vào việc công ty muốn hay không muốn, mà phải ghi nhận thực tế, thể hiện trong Sổ BHXH của chị A. Để xác nhận và bảo đảm thời gian đóng BHXH, bảo đảm các chế độ về sau cho NLĐ. Nguyên tắc là khi NLĐ làm việc tại công ty, khi đổi từ vị trí này sang vị trí khác, thì thời gian làm việc tại vị trí nào cũng phải được thể hiện trong HĐLĐ, trong sổ BHXH của NLĐ. Và còn thể hiện cả trong quá trình công ty làm hồ sơ tham gia đóng BHXH, BHYT, BHTN hàng tháng cho NLĐ, báo cáo tình hình sử dụng lao động nữa.
Giả sử trong trường hợp công ty đồng ý, thì do chị A từ trước đến nay là NLĐ của công ty, đang có HĐLĐ với công ty, nay sang làm tại vị trí mới là nhân viên kinh doanh, thì về bản chất vẫn tiếp tục là NLĐ của công ty. Do vậy, không nhất thiết phải ký HĐLĐ mới, mà có thể ký phụ lục hợp đồng, chuyển đổi vị trí làm việc từ “nhân viên nhân sự” sang “nhân viên kinh doanh”. Mọi chế độ và quyền lợi cơ bản của NLĐ (cụ thể là chế độ BHXH, BHYT, BHTN) tiếp tục được duy trì, liên tục.
Việc bạn hỏi công ty có nên chấm dứt HĐLĐ cũ, để ký HĐLĐ mới hay không? Xét về mặt pháp luật và “kỹ thuật” thì cũng không có gì sai. Tuy nhiên, cần lưu ý là: nếu muốn chấm dứt HĐLĐ cũ, thì cũng phải có sự thoả thuận giữa hai bên. Đây có thể xem là trường hợp chấm dứt HĐLĐ theo thoả thuận giữa hai bên. Sau đó sẽ ký HĐLĐ mới. Tuy nhiên về mặt pháp lý, điều này sẽ gây rủi ro cho phía NLĐ. Vì theo chính sách áp dụng cho nhân viên kinh doanh, rõ ràng không có gì bảo đảm chị A sẽ tiếp tục có công việc ổn định tại công ty. (trường hợp không hoàn thành chỉ tiêu doanh số). Tuy nhiên cũng có thể là chị A chấp nhận như vậy. Việc này tôi không có ý kiến.
Song có một điều quan trọng mà tôi muốn nhấn mạnh, là “cơ chế” của công ty – áp dụng cho vị trí nhân viên kinh doanh, cho thấy có nhiều dấu hiệu trái quy định của pháp luật. Nếu công ty bị cơ quan chức năng phát hiện, hoặc NLĐ khiếu nại, thì chắc chắn sẽ bị “tuýt còi”. Những dấu hiệu trái pháp luật ở đây là:
- Vi phạm quy định về thử việc và thời gian thử việc. Theo quy định tại BLLĐ (2012), thời gian thử việc tối đa là 60 ngày, không được thử việc lần thứ hai (kéo dài thời gian thử việc).
- Trong thời gian thử việc, NLĐ vẫn được hưởng lương ít nhất bằng 85% lương chính thức.
- Sau khi kết thúc thời gian thử việc, nếu NLĐ tiếp tục làm việc tại công ty, thì hai bên bắt buộc phải ký HĐLĐ. Và không thể có chuyện “quay lại” thử việc được.
- HĐLĐ có thời hạn từ 3 tháng (từ ngày 1/1/2018 có thời hạn từ 1 tháng) thuộc trường hợp phải tham gia BHXH bắt buộc.
Trong khi đó, công ty bạn không trả lương trong thời gian “thử việc”, và/hoặc có thể chuyển NLĐ đang từ “nhân viên” chính thức thành người thử việc, HĐLĐ sau 6 tháng mới được tham gia BHXH là hoàn toàn sai.
Tôi cũng muốn nói rõ hơn là công ty có thể ban hành chế độ thưởng doanh số, hay chính sách đặc thù đối với nhân viên bán hàng. Nhưng bất luận thế nào, một khi NLĐ đã làm việc tại công ty sau thời gian thử việc, thì phải ký HĐLĐ, phải trả lương hàng tháng. Và công ty phải thực hiện trách nhiệm tham gia BHXH, BHYT và BHTN cho NLĐ theo đúng quy định.
Cuối cùng, về chuyện “thâm niên” của chị A, tức là “thời gian làm việc”. Đây là vấn đề không phụ thuộc vào việc công ty muốn hay không muốn, mà phải ghi nhận thực tế, thể hiện trong Sổ BHXH của chị A. Để xác nhận và bảo đảm thời gian đóng BHXH, bảo đảm các chế độ về sau cho NLĐ. Nguyên tắc là khi NLĐ làm việc tại công ty, khi đổi từ vị trí này sang vị trí khác, thì thời gian làm việc tại vị trí nào cũng phải được thể hiện trong HĐLĐ, trong sổ BHXH của NLĐ. Và còn thể hiện cả trong quá trình công ty làm hồ sơ tham gia đóng BHXH, BHYT, BHTN hàng tháng cho NLĐ, báo cáo tình hình sử dụng lao động nữa.
HÃY GỌI 1900 6280
ĐỂ NGHE LUẬT SƯ TƯ VẤN
Nội dung tư vấn trên website chỉ mang tính tham khảo, cần Luật sư tư vấn chi tiết quý khách vui lòng gọi 1900 6280
Những tin mới hơn
- Hợp đồng lao động hết hạn đối với lao động nữ đang có thai có được chấm dứt hay ký tiếp? (15/05/2018)
- Bị điều chuyển từ Trưởng phòng xuống phó phòng nên làm thế nào? (15/05/2018)
- Nghỉ việc vì bị chuyển làm việc không đúng trong hợp đồng lao động thì phải làm sao? (15/05/2018)
- Không đồng ý hợp đồng lao động mới vì thời hạn chỉ có 12 tháng có đúng không? (15/05/2018)
- Ký hợp đồng lao động một năm liên tiếp khi nghỉ việc có quyền lợi gì? (15/05/2018)
- Đòi bồi thường khi công ty không ký hợp đồng lao động cho nghỉ việc? (15/05/2018)
- Chấm dứt hợp đồng lao động do tuyển dụng xong mà không có việc làm (15/05/2018)
- Bắt viết đơn xin nghỉ việc khi vừa ký hợp đồng xong thì giải quyết thế nào? (15/05/2018)
- Đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động xong lại tiếp tục tái ký tiếp được không? (15/05/2018)
- Hợp đồng lao động cho nhân viên tạp vụ và nấu ăn được thực hiện thế nào? (15/05/2018)
Những tin cũ hơn
- Cán bộ công đoàn cơ sở hết hạn hợp đồng lao động không gia hạn nữa có được không? (14/05/2018)
- Có được hưởng chế độ hưu trí khi là lao động nữ dưới 50 tuổi đóng BHXH 20 năm? (14/05/2018)
- Chưa ký hợp đồng lao động nhưng nghỉ sinh con được hưởng quyền lợi gì không? (14/05/2018)
- Doanh nghiệp bãi bỏ mức lương tối thiểu do Chính phủ qui định được không? (14/05/2018)
- Nghỉ định kỳ trong tháng như thế nào khi có ngày lễ và nghỉ thai sản? (13/05/2018)
- Thời giờ nghỉ ngơi trong giờ làm khi mang thai được quy định thế nào? (13/05/2018)
- Đòi bồi thường thiệt hại dân sự trong vụ án hình sự ở giai đoạn thi hành án (13/05/2018)
- Giả mạo giấy tờ người em thành người chị thì xử lý thế nào? (13/05/2018)
- Có được vắng mặt tại phiên tòa khi là nguyên đơn trong vụ án ly hôn không (13/05/2018)
- Vấn đề hòa giải trong tranh chấp dân sự khác hòa giải trong lao động như thế nào? (13/05/2018)
Trước hết Công ty Luật Bách Dương xin gửi tới quý khách hàng lời chào trân trọng nhất!Với khẩu hiệu "An toàn pháp lý - Nền tảng thành công!" Trong quá trình hoạt động chúng tôi đã nhận được nhiều sự tin tưởng từ các quý khách hàng trên phạm vi cả nước. Tuy nhiên một số thông tin chi tiết và các loại hình dịch vụ pháp lý được Công ty chúng tôi cung cấp thì không phải khách hàng nào cũng biết đến,...
Chi tiết
Luật sửa đổi bổ sụng, một số điều của Bộ luật Hình sự năm 1999, được ban hành năm 2009 nhằm sửa đổi, bổ sung bà bãi bỏ một số điều của Bộ luật Hình sự năm 1999 cho phù hợp với thực tiễn phát triển của xã hội và xu thế hội nhập...
Mẫu Văn Bản
-
Đơn thay đổi ý kiến không đồng ý với kết quả hòa giải của tòa án
-
Mẫu Đơn khởi kiện Đòi tiền đặt cọc thuê nhà
-
Đơn xin ly hôn thuận tình có yếu tố nước ngoài
-
Đơn kiện đòi tiền nợ theo hợp đồng
-
Đơn kiện đòi tài sản và quyền kinh doanh theo giấy phép
-
Đơn kiện đòi tài sản đã cho mượn.
-
Đơn kiện đòi quyền sử dụng đất
-
Đơn kiện đòi nợ theo xác nhận công nợ
-
Đơn kiện đòi lại di sản thừa kế
-
Đơn đề nghị công nhận quyền sử dụng đất và tài sản gắn liền với đất