Chuyển giao quyền sở hữu hàng hóa trong hợp đồng đại lý ở thời điểm nào?
Đăng lúc: Thứ ba - 08/05/2018 13:09 - Người đăng bài viết: Vũ Văn Toàn
Chuyển giao quyền sở hữu hàng hóa trong hợp đồng đại lý ở thời điểm nào? Nếu xét về vấn đề quyền sở hữu hàng hóa, người ta chia thành 2 dạng hợp đồng đại lý : hợp đồng đại lý mua đứt bán đoạn (tức là bên giao đại lý bán hàng cho bên nhận đại lý theo giá sỉ, và bên nhận đại lý tiếp tục bán hàng cho khách hàng của mình theo giá bán lẻ) và hợp đồng đại lý ký gửi như trong trường hợp ở bài viết này. Theo tôi hiểu khi đọc bài viết, thì quyền sở hữu hàng hóa có thể chuyển giao cho bên nhận đại lý trong hợp đồng đại lý mua đứt bán đoạn. Tôi hiểu như vậy có đúng không? Tại điều 170 Luật Thương mại có quy định rằng quyền sở hữu hàng hóa là thuộc về bên giao đại lý. Như vậy liệu có mâu thuẫn không? Và có khi nào hai bên có thể thỏa thuận quyền sở hữu hàng hóa được chuyển giao từ bên giao đại lý cho bên nhận đại lý lúc giao hàng không ? Chân thành cảm ơn luật sư.
Tôi rất thú vị với câu hỏi của bạn và cũng muốn bàn thêm cho “ra ngô ra khoai” về vấn đề này.
Nguyên văn điều 170 Luật Thương mại 2005 như sau : “Bên giao đại lý là chủ sở hữu đối với hàng hoá hoặc tiền giao cho bên đại lý”. Và ý kiến của cá nhân tôi như sau :
Trước hết, tôi không đồng ý với điều 170 luật Thương mại. Tôi cho rằng nội dung điều luật này là chưa rõ và cũng không đúng trong mọi trường hợp – chí ít là không đúng với các nguyên tắc cơ bản được qui định trong bộ luật “nền” là Bộ luật dân sự. Nói một cách thẳng thắn, tôi cho rằng điều luật này không đúng … luật !
Để hiểu thế nào là quyền sở hữu đối với hàng hóa ( một dạng tài sản), chúng ta nên biết về những căn cứ xác định việc xác lập quyền sở hữu - qui định tại Bộ luật dân sự.
Việc một người (hoặc một tổ chức) xác lập quyền sở hữu đối với tài sản có thể bằng nhiều cách. Như từ việc mua bán, thu hoạch, trúng số, hưởng di sản thừa kế … Thời điểm xác lập quyền sở hữu thường là thời điểm hai bên giao – nhận hàng hóa. Ví dụ : Khi ông A trả tiền và mua một món hàng thì về nguyên tắc, quyền sở hữu món hàng được chuyển giao từ người bán hàng sang cho ông A tại thời điểm ông A nhận món hàng, nếu hai bên không có thỏa thuận khác.
Đối với những loại tài sản mà Nhà nước qui định phải đăng ký ( thường là bất động sản, ô tô, xe máy …) thì thời điểm chuyển giao quyền sở hữu là thời điểm đăng ký quyền sở hữu. Ví dụ: ông B mua một chiếc ô tô. Khi ông B đi đóng thuế trước bạ, làm thủ tục cấp giấy chứng nhận đăng ký xe thì đó là thời điểm ông B chính thức sở hữu chiếc xe ô tô.
Tuy nhiên, từ năm 2005, khi Luật Nhà ở ra đời đã qui định mâu thuẫn với nguyên tắc cơ bản trên. Cụ thể theo Luật Nhà ở thì “Quyền sở hữu nhà ở được chuyển cho bên mua kể từ thời điểm hợp đồng mua bán nhà được công chứng”. Chính qui định này đã làm cho rất nhiều vụ tranh chấp về nhà đất càng thêm phức tạp, rắc rối. Người dân … than trời.
Hãy hình dung : ông C mua một căn nhà của ông A. Hai ông ra phòng công chứng ký hợp đồng mua bán nhà. Lúc này tiền mua nhà ông C vẫn chưa thanh toán hết, giấy tờ nhà vẫn đang đứng tên ông A. Vậy mà luật lại qui định là nhà đã thuộc sở hữu của ông C thì chẳng vô lý là gì. Lại nói tiếp : lúc này (theo luật Nhà ở) ông C đã có quyền sở hữu nhà nên có quyền … bán tiếp cho ông D ! Nhưng không/chưa có giấy sở hữu nhà thì ông D làm sao dám mua (!?). Chưa kể theo nguyên tắc chung thì khi có sự mâu thuẫn giữa luật chung với luật chuyên ngành thì luật chuyên ngành lại được ưu tiên áp dụng nên … càng rối.
Quay lại câu hỏi của bạn. Tôi cho rằng đối với trường hợp hợp đồng đại lý mua đứt bán đoạn, thời điểm chuyển giao quyền sở hữu đối với hàng hóa hợp lý và chặt chẽ nhất chính là thời điểm bên giao đại lý giao hàng cho bên nhận đại lý. Điều này không những hai bên có quyền thỏa thuận mà rất nên thỏa thuận như vậy. Điều này cũng hoàn toàn phù hợp với qui định tại Bộ luật dân sự.
Tôi là luật sư của công ty LaVie, lâu nay tôi vẫn luôn cho rằng khi công ty LaVie giao hàng ( nước khoáng) cho các Nhà phân phối (đại lý) và nhận tiền bán hàng thì hàng hóa đã thuộc về đại lý. Chứ nếu theo qui định tại điều 170 Luật Thương mại thì cả bên đại lý lẫn công ty LaVie đều không ai muốn. Vì chẳng có đại lý nào bỏ tiền ra mua hàng, đã giao tiền mà hàng hóa đó vẫn là của bên bán. Ngược lại, cũng chẳng có bên bán nào đã nhận tiền bán hàng, giao hàng, mà vẫn cứ phải lãnh nhận trách nhiệm là chủ của món hàng mà mình đã bán.
(Chúng ta cần lưu ý và phân biệt giữa quyền sở hữu và nghĩa vụ của nhà sản xuất đối với hàng hóa. Ví dụ : Những chiếc tivi Samsung tuy có thể thuộc quyền sở hữu của đại lý (trong trường hợp mua đứt bán đoạn), nhưng trách nhiệm về bảo hành vẫn thuộc về nhà sản xuất là công ty Samsung).
Trên thực tế, thời điểm chuyển giao quyền sở hữu đối với tài sản là một sự kiện pháp lý đặc biệt quan trọng. Vì vậy, pháp luật cũng cần phải qui định thật rõ ràng, cụ thể - đến mức cao nhất có thể. Chứ với kiểu qui định sơ sài, đại khái như điều 170 luật Thương mại – cá nhân tôi cho rằng không ổn và điều luật này cần sớm được bổ sung, sửa chữa cho phù hợp.
Chúng ta chắc chắn sẽ còn có nhiều dịp trao đổi về vấn đề này trên ecolaw.vn. Mong rằng những thông tin trên phần nào giải tỏa được những băn khăn của bạn.
Nguyên văn điều 170 Luật Thương mại 2005 như sau : “Bên giao đại lý là chủ sở hữu đối với hàng hoá hoặc tiền giao cho bên đại lý”. Và ý kiến của cá nhân tôi như sau :
Trước hết, tôi không đồng ý với điều 170 luật Thương mại. Tôi cho rằng nội dung điều luật này là chưa rõ và cũng không đúng trong mọi trường hợp – chí ít là không đúng với các nguyên tắc cơ bản được qui định trong bộ luật “nền” là Bộ luật dân sự. Nói một cách thẳng thắn, tôi cho rằng điều luật này không đúng … luật !
Để hiểu thế nào là quyền sở hữu đối với hàng hóa ( một dạng tài sản), chúng ta nên biết về những căn cứ xác định việc xác lập quyền sở hữu - qui định tại Bộ luật dân sự.
Việc một người (hoặc một tổ chức) xác lập quyền sở hữu đối với tài sản có thể bằng nhiều cách. Như từ việc mua bán, thu hoạch, trúng số, hưởng di sản thừa kế … Thời điểm xác lập quyền sở hữu thường là thời điểm hai bên giao – nhận hàng hóa. Ví dụ : Khi ông A trả tiền và mua một món hàng thì về nguyên tắc, quyền sở hữu món hàng được chuyển giao từ người bán hàng sang cho ông A tại thời điểm ông A nhận món hàng, nếu hai bên không có thỏa thuận khác.
Đối với những loại tài sản mà Nhà nước qui định phải đăng ký ( thường là bất động sản, ô tô, xe máy …) thì thời điểm chuyển giao quyền sở hữu là thời điểm đăng ký quyền sở hữu. Ví dụ: ông B mua một chiếc ô tô. Khi ông B đi đóng thuế trước bạ, làm thủ tục cấp giấy chứng nhận đăng ký xe thì đó là thời điểm ông B chính thức sở hữu chiếc xe ô tô.
Tuy nhiên, từ năm 2005, khi Luật Nhà ở ra đời đã qui định mâu thuẫn với nguyên tắc cơ bản trên. Cụ thể theo Luật Nhà ở thì “Quyền sở hữu nhà ở được chuyển cho bên mua kể từ thời điểm hợp đồng mua bán nhà được công chứng”. Chính qui định này đã làm cho rất nhiều vụ tranh chấp về nhà đất càng thêm phức tạp, rắc rối. Người dân … than trời.
Hãy hình dung : ông C mua một căn nhà của ông A. Hai ông ra phòng công chứng ký hợp đồng mua bán nhà. Lúc này tiền mua nhà ông C vẫn chưa thanh toán hết, giấy tờ nhà vẫn đang đứng tên ông A. Vậy mà luật lại qui định là nhà đã thuộc sở hữu của ông C thì chẳng vô lý là gì. Lại nói tiếp : lúc này (theo luật Nhà ở) ông C đã có quyền sở hữu nhà nên có quyền … bán tiếp cho ông D ! Nhưng không/chưa có giấy sở hữu nhà thì ông D làm sao dám mua (!?). Chưa kể theo nguyên tắc chung thì khi có sự mâu thuẫn giữa luật chung với luật chuyên ngành thì luật chuyên ngành lại được ưu tiên áp dụng nên … càng rối.
Quay lại câu hỏi của bạn. Tôi cho rằng đối với trường hợp hợp đồng đại lý mua đứt bán đoạn, thời điểm chuyển giao quyền sở hữu đối với hàng hóa hợp lý và chặt chẽ nhất chính là thời điểm bên giao đại lý giao hàng cho bên nhận đại lý. Điều này không những hai bên có quyền thỏa thuận mà rất nên thỏa thuận như vậy. Điều này cũng hoàn toàn phù hợp với qui định tại Bộ luật dân sự.
Tôi là luật sư của công ty LaVie, lâu nay tôi vẫn luôn cho rằng khi công ty LaVie giao hàng ( nước khoáng) cho các Nhà phân phối (đại lý) và nhận tiền bán hàng thì hàng hóa đã thuộc về đại lý. Chứ nếu theo qui định tại điều 170 Luật Thương mại thì cả bên đại lý lẫn công ty LaVie đều không ai muốn. Vì chẳng có đại lý nào bỏ tiền ra mua hàng, đã giao tiền mà hàng hóa đó vẫn là của bên bán. Ngược lại, cũng chẳng có bên bán nào đã nhận tiền bán hàng, giao hàng, mà vẫn cứ phải lãnh nhận trách nhiệm là chủ của món hàng mà mình đã bán.
(Chúng ta cần lưu ý và phân biệt giữa quyền sở hữu và nghĩa vụ của nhà sản xuất đối với hàng hóa. Ví dụ : Những chiếc tivi Samsung tuy có thể thuộc quyền sở hữu của đại lý (trong trường hợp mua đứt bán đoạn), nhưng trách nhiệm về bảo hành vẫn thuộc về nhà sản xuất là công ty Samsung).
Trên thực tế, thời điểm chuyển giao quyền sở hữu đối với tài sản là một sự kiện pháp lý đặc biệt quan trọng. Vì vậy, pháp luật cũng cần phải qui định thật rõ ràng, cụ thể - đến mức cao nhất có thể. Chứ với kiểu qui định sơ sài, đại khái như điều 170 luật Thương mại – cá nhân tôi cho rằng không ổn và điều luật này cần sớm được bổ sung, sửa chữa cho phù hợp.
Chúng ta chắc chắn sẽ còn có nhiều dịp trao đổi về vấn đề này trên ecolaw.vn. Mong rằng những thông tin trên phần nào giải tỏa được những băn khăn của bạn.
HÃY GỌI 1900 6280
ĐỂ NGHE LUẬT SƯ TƯ VẤN
Nội dung tư vấn trên website chỉ mang tính tham khảo, cần Luật sư tư vấn chi tiết quý khách vui lòng gọi 1900 6280
Những tin mới hơn
- Hợp đồng kinh tế và Hợp đồng góp vốn để kinh doanh nên làm thế nào? (08/05/2018)
- Mở quán internet không được vì giấy xác nhận của địa phương (08/05/2018)
- Bán hàng niêm yết và quảng cáo giá bằng ngoại tệ có đúng không? (08/05/2018)
- Nghành nghề lắp ráp xe máy nên thành lập mô hình doanh nghiệp nào? (08/05/2018)
- Chủ đầu tư có quyền giữ lại tiền bảo hành bên xây dựng được không? (08/05/2018)
- Công ty con xuất hóa đơn khi Công ty mẹ ký hợp đồng có được không? (08/05/2018)
- Hàng bị hư hỏng do Bên mua không nhận đúng hạn thì lỗi thuộc bên nào? (08/05/2018)
- Hợp đồng nhượng quyền thương mại và các điều kiện thực hiện (08/05/2018)
- Thỏa thuận về bồi thường thiệt hại tính trước trong giao dịch thương mại? (08/05/2018)
- Hợp đồng nguyên tắc có thể là mua bán hàng hóa có được không? (08/05/2018)
Những tin cũ hơn
- Công ty chỉ định công ty con nhận tiền tạm ứng và ủy quyền thi công? (08/05/2018)
- Phải làm sao khi không lấy được tiền công xây dụng công trình? (08/05/2018)
- Vi phạm hợp đồng mua bán thương mại sẽ bị phạt mức 8% có đúng không? (08/05/2018)
- Có nên ký hợp đồng mới hay phụ lục hợp đồng khi có phát sinh? (07/05/2018)
- Xuất hóa đơn từ công ty mẹ cho dịch vụ công ty con cung ứng được không? (07/05/2018)
- Ký Hợp đồng thương mại với nước ngoài dùng tiếng Anh được không? (07/05/2018)
- Thanh lý hợp đồng trước thời hạn có phải bồi thường thiệt hại không? (07/05/2018)
- Doanh nghiệp thuê xe ô tô của cá nhân có đưa vào chi phí hạch toán? (07/05/2018)
- Cổ phiếu quỹ trong công ty cổ phần và khi nào công ty có cổ phiếu quỹ? (07/05/2018)
- Lấy hàng bán không trả tiền có được trừ nợ bằng cổ phần hay xử lý thế nào? (07/05/2018)
Trước hết Công ty Luật Bách Dương xin gửi tới quý khách hàng lời chào trân trọng nhất!Với khẩu hiệu "An toàn pháp lý - Nền tảng thành công!" Trong quá trình hoạt động chúng tôi đã nhận được nhiều sự tin tưởng từ các quý khách hàng trên phạm vi cả nước. Tuy nhiên một số thông tin chi tiết và các loại hình dịch vụ pháp lý được Công ty chúng tôi cung cấp thì không phải khách hàng nào cũng biết đến,...
Chi tiết
Thông tư liên tịch này quy định phối hợp thực hiện tha tù trước thời hạn có điều kiện theo quy định của Bộ luật Tố tụng hình sự số 101/2015/QH13 (sau đây gọi tắt là Bộ luật Tố tụng hình sự năm 2015) về hồ sơ, trình tự, thủ tục...
Mẫu Văn Bản
-
Đơn thay đổi ý kiến không đồng ý với kết quả hòa giải của tòa án
-
Mẫu Đơn khởi kiện Đòi tiền đặt cọc thuê nhà
-
Đơn xin ly hôn thuận tình có yếu tố nước ngoài
-
Đơn kiện đòi tiền nợ theo hợp đồng
-
Đơn kiện đòi tài sản và quyền kinh doanh theo giấy phép
-
Đơn kiện đòi tài sản đã cho mượn.
-
Đơn kiện đòi quyền sử dụng đất
-
Đơn kiện đòi nợ theo xác nhận công nợ
-
Đơn kiện đòi lại di sản thừa kế
-
Đơn đề nghị công nhận quyền sử dụng đất và tài sản gắn liền với đất