Cho thôi việc để làm gương răn đe người khác phải thực hiện đúng luật
Đăng lúc: Thứ tư - 16/05/2018 00:29 - Người đăng bài viết: Vũ Văn Toàn
Cho thôi việc để làm gương răn đe người khác phải thực hiện đúng luật. Giúp tôi để giải quyết một việc như sau:Một anh công nhân đang hợp đồng dài hạn không xác định thời gian và làm việc tại đơn vị được 5 năm, vừa qua anh công nhân đã vi phạm quy chế của đơn vị. Đơn vị đã cho anh công nhân viết bản kiểm điểm và anh CN đã thừa nhận việc làm sai trái của mình. Đơn vị cần phải xử lý nghiêm để làm gương, ngăn chặn thiệt hại về sau và anh công nhân đã khắc phục những việc làm sai của mình. Đơn vị không muốn tiếp tục sử dụng người vi phạm, nhưng không muốn áp dụng biện pháp sa thải - vì nhiều lý do. Phải chấm dứt hợp đồng lao động. Khi quyết định chấm dứt HĐLĐ, anh CN còn được hưởng các quyền lợi như: BHXH, mỗi năm nửa tháng lương không (ý chúng tôi còn tình cảm cho anh CN để còn được hưởng quyền lợi này khi nghỉ việc). Kính đề nghị Quý luật sư tư vấn giúp tôi giải quyết việc nêu trên. Xin trân trọng cám ơn
Việc người CN có sai phạm gì đó như anh hỏi là thuộc trường hợp “vi phạm kỷ luật lao động”. Tùy theo mức độ nặng nhẹ và hậu quả xảy ra, căn cứ vào qui định tại Bộ luật lao động và Nội qui lao động của đơn vị (doanh nghiệp), phía người sử dụng lao động có quyền áp dụng biện pháp kỷ luật từ khiển trách (nhẹ nhất) cho đến sa thải (nặng nhất).
Như vậy, hình thức kỷ luật như thế nào là do pháp luật qui định, chứ không phải phía Người sử dụng lao động muốn “xử” sao thì xử. Ngoài ra,việc xử lý kỷ luật lao động còn phải tiến hành theo đúng trình tự, thủ tục do pháp luật qui định. Nếu không, bị người lao động khiếu nại hay khởi kiện, thì quyết định kỷ luật đó cũng sẽ bị Tòa án tuyên vô hiệu (không có giá trị pháp lý). Doanh nghiệp phải nhận người lao động vào làm việc trở lại và bồi hoàn tiền lương cho những tháng người lao động bị mất việc làm.
Qua thông tin của anh, người công nhân đã thừa nhận sai phạm và viết bản kiểm điểm. Như vậy, nếu còn trong thời hạn xử lý kỷ luật lao động và muốn xử lý, thì công ty cần phải khẩn trương tiến hành phiên họp xử lý kỷ luật lao động và ra quyết định xử lý kỷ luật.
Còn việc anh nêu công ty “phải chấm dứt hợp đồng lao động” – theo đánh giá của tôi là không/chưa có cơ sở và có phần trịch thượng đối với người lao động. Hình thức mà anh nêu có thể xem là trường hợp Người sử dụng đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động. Muốn vậy, phải thỏa theo đúng các điều kiện do pháp luật quy định.
Cụ thể Điều 38 Bộ luật lao động (năm 2012) quy định về quyền đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động của người sử dụng lao động như sau:
1. Người sử dụng lao động có quyền đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động trong những trường hợp sau đây:
a) Người lao động thường xuyên không hoàn thành công việc theo hợp đồng lao động;
b) Người lao động bị ốm đau, tai nạn đã điều trị 12 tháng liên tục đối với người làm theo hợp đồng lao động không xác định thời hạn, đã điều trị 06 tháng liên tục, đối với người lao động làm theo hợp đồng lao động xác định thời hạn và quá nửa thời hạn hợp đồng lao động đối với người làm theo hợp đồng lao động theo mùa vụ hoặc theo một công việc nhất định có thời hạn dưới 12 tháng mà khả năng lao động chưa hồi phục.
Khi sức khỏe của người lao động bình phục, thì người lao động được xem xét để tiếp tục giao kết hợp đồng lao động;
c) Do thiên tai, hỏa hoạn hoặc những lý do bất khả kháng khác theo quy định của pháp luật, mà người sử dụng lao động đã tìm mọi biện pháp khắc phục nhưng vẫn buộc phải thu hẹp sản xuất, giảm chỗ làm việc;
d) Người lao động không có mặt tại nơi làm việc sau thời hạn quy định tại Điều 33 của Bộ luật này.
2. Khi đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động người sử dụng lao động phải báo cho người lao động biết trước:
a) Ít nhất 45 ngày đối với hợp đồng lao động không xác định thời hạn;
b) Ít nhất 30 ngày đối với hợp đồng lao động xác định thời hạn;
c) Ít nhất 03 ngày làm việc đối với trường hợp quy định tại điểm b khoản 1 Điều này và đối với hợp đồng lao động theo mùa vụ hoặc theo một công việc nhất định có thời hạn dưới 12 tháng.
Như vậy, những thông tin anh nêu không đủ cơ sở để công ty có quyền đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động.
Theo cách trình bày của anh, tôi hiểu là doanh nghiệp muốn giải quyết theo hướng hai bên “thỏa thuận chấm dứt hợp đồng lao động”. Muốn vậy, hai bên phải trao đổi thỏa thuận với nhau. Và chỉ khi nào người công nhân đồng ý, thì hai bên mới chấm dứt hợp đồng lao động. Điều này pháp luật cho phép.
Tóm lại, muốn giữ vững kỷ cương, kỷ luật trong công ty và “làm gương” cho người khác, thì không gì tốt hơn là công ty cần tuân thủ và xử lý theo đúng quy định của pháp luật.
Như vậy, hình thức kỷ luật như thế nào là do pháp luật qui định, chứ không phải phía Người sử dụng lao động muốn “xử” sao thì xử. Ngoài ra,việc xử lý kỷ luật lao động còn phải tiến hành theo đúng trình tự, thủ tục do pháp luật qui định. Nếu không, bị người lao động khiếu nại hay khởi kiện, thì quyết định kỷ luật đó cũng sẽ bị Tòa án tuyên vô hiệu (không có giá trị pháp lý). Doanh nghiệp phải nhận người lao động vào làm việc trở lại và bồi hoàn tiền lương cho những tháng người lao động bị mất việc làm.
Qua thông tin của anh, người công nhân đã thừa nhận sai phạm và viết bản kiểm điểm. Như vậy, nếu còn trong thời hạn xử lý kỷ luật lao động và muốn xử lý, thì công ty cần phải khẩn trương tiến hành phiên họp xử lý kỷ luật lao động và ra quyết định xử lý kỷ luật.
Còn việc anh nêu công ty “phải chấm dứt hợp đồng lao động” – theo đánh giá của tôi là không/chưa có cơ sở và có phần trịch thượng đối với người lao động. Hình thức mà anh nêu có thể xem là trường hợp Người sử dụng đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động. Muốn vậy, phải thỏa theo đúng các điều kiện do pháp luật quy định.
Cụ thể Điều 38 Bộ luật lao động (năm 2012) quy định về quyền đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động của người sử dụng lao động như sau:
1. Người sử dụng lao động có quyền đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động trong những trường hợp sau đây:
a) Người lao động thường xuyên không hoàn thành công việc theo hợp đồng lao động;
b) Người lao động bị ốm đau, tai nạn đã điều trị 12 tháng liên tục đối với người làm theo hợp đồng lao động không xác định thời hạn, đã điều trị 06 tháng liên tục, đối với người lao động làm theo hợp đồng lao động xác định thời hạn và quá nửa thời hạn hợp đồng lao động đối với người làm theo hợp đồng lao động theo mùa vụ hoặc theo một công việc nhất định có thời hạn dưới 12 tháng mà khả năng lao động chưa hồi phục.
Khi sức khỏe của người lao động bình phục, thì người lao động được xem xét để tiếp tục giao kết hợp đồng lao động;
c) Do thiên tai, hỏa hoạn hoặc những lý do bất khả kháng khác theo quy định của pháp luật, mà người sử dụng lao động đã tìm mọi biện pháp khắc phục nhưng vẫn buộc phải thu hẹp sản xuất, giảm chỗ làm việc;
d) Người lao động không có mặt tại nơi làm việc sau thời hạn quy định tại Điều 33 của Bộ luật này.
2. Khi đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động người sử dụng lao động phải báo cho người lao động biết trước:
a) Ít nhất 45 ngày đối với hợp đồng lao động không xác định thời hạn;
b) Ít nhất 30 ngày đối với hợp đồng lao động xác định thời hạn;
c) Ít nhất 03 ngày làm việc đối với trường hợp quy định tại điểm b khoản 1 Điều này và đối với hợp đồng lao động theo mùa vụ hoặc theo một công việc nhất định có thời hạn dưới 12 tháng.
Như vậy, những thông tin anh nêu không đủ cơ sở để công ty có quyền đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động.
Theo cách trình bày của anh, tôi hiểu là doanh nghiệp muốn giải quyết theo hướng hai bên “thỏa thuận chấm dứt hợp đồng lao động”. Muốn vậy, hai bên phải trao đổi thỏa thuận với nhau. Và chỉ khi nào người công nhân đồng ý, thì hai bên mới chấm dứt hợp đồng lao động. Điều này pháp luật cho phép.
Tóm lại, muốn giữ vững kỷ cương, kỷ luật trong công ty và “làm gương” cho người khác, thì không gì tốt hơn là công ty cần tuân thủ và xử lý theo đúng quy định của pháp luật.
HÃY GỌI 1900 6280
ĐỂ NGHE LUẬT SƯ TƯ VẤN
Nội dung tư vấn trên website chỉ mang tính tham khảo, cần Luật sư tư vấn chi tiết quý khách vui lòng gọi 1900 6280
Những tin mới hơn
- Kiện yêu cầu cấp dưỡng cho con ngoài giá thú thì thủ tục và hồ sơ thế nào? (19/05/2018)
- Thẩm quyền giải quyết chia tài sản chung của vợ chồng trong thời kỳ hôn nhân (19/05/2018)
- Chưa gây thiệt hại nhưng lại bắt bồi thường khi nghỉ việc (19/05/2018)
- Điều kiện tham gia giảng dạy môn Luật giao thông đường bộ (19/05/2018)
- Chủ nợ đánh bị thương con nợ khi vay nặng lãi có được tố cáo khởi kiện không? (18/05/2018)
- Mua nhầm đất bị quy hoạch có thể kiện ra tòa án để đòi lại tiền? (16/05/2018)
- Chứng cứ để khởi kiện đòi tiền cho vay bằng ghi âm có được coi là hợp pháp? (16/05/2018)
- Đòi nhà cho ở nhờ không trả thì tòa án sẽ giải quyết tranh chấp đòi nhà (16/05/2018)
- Kiện dịch vụ của resort khi chất lượng phục vụ cho du khách du lịch quá kém (16/05/2018)
- Hồ sơ thủ tục và mức án phí khi khởi kiện hàng xóm trổ cửa sổ sang nhà mình (16/05/2018)
Những tin cũ hơn
- Công ty xác minh lý lịch của người lao động vi phạm kỷ luật có đúng không? (16/05/2018)
- Bảo vệ làm mất xe trong ca trực của mình mà bồi thường không nổi phải làm sao? (16/05/2018)
- Công ty tố cáo trộm cắp nay muốn tố ngược công ty trốn thuế được không? (16/05/2018)
- Công nhân đình công quá 3 ngày công ty có quyền sa thải có đúng không? (16/05/2018)
- Sa thải người lao động vì lý do tham gia đình công có đúng không? (16/05/2018)
- Bồi thường hợp đồng lao động và chi phí đào tạo của công ty khi bị sa thải (15/05/2018)
- Bị sa thải vì lý do sửa lỗi chậm và quên báo cáo có đúng không? (15/05/2018)
- Bị chấm dứt hợp đồng lao động vì có trách nhiệm liên quan có hưởng quyền lợi gì? (15/05/2018)
- Sa thải vì đang nghỉ việc để chữa bệnh nhưng không báo có đúng không? (15/05/2018)
- Công ty xác minh sự việc vi phạm có quyền đình chỉ công tác người lao động? (15/05/2018)
Trước hết Công ty Luật Bách Dương xin gửi tới quý khách hàng lời chào trân trọng nhất!Với khẩu hiệu "An toàn pháp lý - Nền tảng thành công!" Trong quá trình hoạt động chúng tôi đã nhận được nhiều sự tin tưởng từ các quý khách hàng trên phạm vi cả nước. Tuy nhiên một số thông tin chi tiết và các loại hình dịch vụ pháp lý được Công ty chúng tôi cung cấp thì không phải khách hàng nào cũng biết đến,...
Chi tiết
Thông tư này liên tịch này hướng dẫn về nội dung chi, mức chi, nguồn kinh phí thực hiện cưỡng chế thi hành án, thủ tục tạm ứng, hoàn tạm ứng chi phí cưỡng chế thi hành án, lập dự toán, chấp hành và quyết toán kinh phí cưỡng chế...
Mẫu Văn Bản
-
Đơn thay đổi ý kiến không đồng ý với kết quả hòa giải của tòa án
-
Mẫu Đơn khởi kiện Đòi tiền đặt cọc thuê nhà
-
Đơn xin ly hôn thuận tình có yếu tố nước ngoài
-
Đơn kiện đòi tiền nợ theo hợp đồng
-
Đơn kiện đòi tài sản và quyền kinh doanh theo giấy phép
-
Đơn kiện đòi tài sản đã cho mượn.
-
Đơn kiện đòi quyền sử dụng đất
-
Đơn kiện đòi nợ theo xác nhận công nợ
-
Đơn kiện đòi lại di sản thừa kế
-
Đơn đề nghị công nhận quyền sử dụng đất và tài sản gắn liền với đất