Chế độ thai sản đối với người nhờ mang thai hộ hay nhận con nuôi
Đăng lúc: Thứ hai - 07/05/2018 08:49 - Người đăng bài viết: Vũ Văn Toàn
Chế độ thai sản đối với người nhờ mang thai hộ hay nhận con nuôi. Vợ chồng tôi kết hôn đã lâu nhưng chưa có con nên dự định nhờ người mang thai hộ hoặc nhận con nuôi. Xin hỏi khi đó, chúng tôi có được hưởng trợ cấp thai sản không? Cụ thể như thế nào?
Trước đây pháp luật chưa có văn bản quy định về chế độ thai sản dành cho người mẹ nhờ mang thai hộ hoặc nhận nuôi con nuôi. Tuy nhiên, kể từ ngày 1/1/2016 khi Luật Bảo hiểm xã hội năm 2014 chính thức có hiệu lực, các vấn đề liên quan đến chế độ thai sản của người mẹ nhờ mang thai hộ và người lao động nhận con nuôi sẽ được điều chỉnh bởi văn bản này.
Điều 31 Luật Bảo hiểm xã hội năm 2014 quy định về điều kiện hưởng chế độ thai sản như sau:
“1. Người lao động được hưởng chế độ thai sản khi thuộc một trong các trường hợp sau đây:
a) Lao động nữ mang thai;
b) Lao động nữ sinh con;
c) Lao động nữ mang thai hộ và người mẹ nhờ mang thai hộ;
d) Người lao động nhận nuôi con nuôi dưới 6 tháng tuổi;
đ) Lao động nữ đặt vòng tránh thai, người lao động thực hiện biện pháp triệt sản;
2. Người lao động quy định tại các điểm b, c và d khoản 1 Điều này phải đóng bảo hiểm xã hội từ đủ 6 tháng trở lên trong thời gian 12 tháng trước khi sinh con hoặc nhận nuôi con nuôi…”.
Chế độ thai sản của người mẹ nhận nuôi con nuôi
Điều 36 Luật Bảo hiểm xã hội quy định: “Người lao động nhận nuôi con nuôi dưới 6 tháng tuổi thì được nghỉ việc hưởng chế độ thai sản cho đến khi con đủ 6 tháng tuổi. Trường hợp cả cha và mẹ cùng tham gia bảo hiểm xã hội đủ điều kiện hưởng chế độ thai sản quy định tại khoản 2 Điều 31 của Luật này thì chỉ cha hoặc mẹ được nghỉ việc hưởng chế độ”.
Mức hưởng chế độ thai sản một tháng đối với người mẹ nhận nuôi con nuôi được tính bằng 100% mức bình quân tiền lương tháng đóng bảo hiểm xã hội của 6 tháng trước khi nghỉ việc hưởng chế độ thai sản.
Chế độ thai sản của người mẹ nhờ mang thai hộ
Theo khoản 1 Điều 4 Nghị định 115/2015/NĐ-CP ngày 11/11/2015 quy định chi tiết một số điều của Luật Bảo hiểm xã hội: “Người mẹ nhờ mang thai hộ đã đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc vào quỹ ốm đau và thai sản từ đủ 6 tháng trở lên trong thời gian 12 tháng tính đến thời điểm nhận con thì được hưởng các chế độ sau:
a) Trợ cấp một lần cho mỗi con bằng 2 lần mức lương cơ sở tại tháng lao động nữ mang thai hộ sinh con trong trường hợp lao động nữ mang thai hộ không tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc hoặc không đủ điều kiện quy định tại Khoản 3 Điều 3 của Nghị định này;
Trường hợp lao động nữ mang thai hộ, người mẹ nhờ mang thai hộ không tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc hoặc không đủ điều kiện quy định tại Khoản 3 Điều 3 của Nghị định này thì người chồng đang đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc vào quỹ ốm đau, thai sản của người mẹ nhờ mang thai hộ được hưởng trợ cấp một lần bằng 2 lần mức lương cơ sở tại tháng sinh cho mỗi con.
b) Được nghỉ việc hưởng chế độ thai sản từ thời điểm nhận con cho đến khi con đủ 6 tháng tuổi. Trường hợp sinh đôi trở lên thì tính từ con thứ hai trở đi, cứ mỗi con, người mẹ nhờ mang thai hộ được nghỉ thêm một tháng;
Trường hợp người mẹ nhờ mang thai hộ không nghỉ việc thì ngoài tiền lương vẫn được hưởng chế độ thai sản theo quy định…”.
Điều 38 Luật Bảo hiểm xã hội còn quy định: “Lao động nữ sinh con hoặc người lao động nhận nuôi con nuôi dưới 6 tháng tuổi thì được trợ cấp một lần cho mỗi con bằng 2 lần mức lương cơ sở tại tháng lao động nữ sinh con hoặc tháng người lao động nhận nuôi con nuôi”.
Như vậy, khi nhờ mang thai hộ hoặc nhận nuôi con nuôi dưới 6 tháng tuổi bạn cũng sẽ được hưởng chế độ thai sản theo các quy định của Luật Bảo hiểm xã hội 2014 vừa trích dẫn ở trên, với điều kiện bạn phải đóng bảo hiểm xã hội từ đủ 6 tháng trở lên trong thời gian 12 tháng trước khi nhận nuôi con nuôi hoặc 6 tháng trở lên trong thời gian 12 tháng tính đến thời điểm nhận con đối với trường hợp nhờ mang thai hộ.
Điều 31 Luật Bảo hiểm xã hội năm 2014 quy định về điều kiện hưởng chế độ thai sản như sau:
“1. Người lao động được hưởng chế độ thai sản khi thuộc một trong các trường hợp sau đây:
a) Lao động nữ mang thai;
b) Lao động nữ sinh con;
c) Lao động nữ mang thai hộ và người mẹ nhờ mang thai hộ;
d) Người lao động nhận nuôi con nuôi dưới 6 tháng tuổi;
đ) Lao động nữ đặt vòng tránh thai, người lao động thực hiện biện pháp triệt sản;
2. Người lao động quy định tại các điểm b, c và d khoản 1 Điều này phải đóng bảo hiểm xã hội từ đủ 6 tháng trở lên trong thời gian 12 tháng trước khi sinh con hoặc nhận nuôi con nuôi…”.
Chế độ thai sản của người mẹ nhận nuôi con nuôi
Điều 36 Luật Bảo hiểm xã hội quy định: “Người lao động nhận nuôi con nuôi dưới 6 tháng tuổi thì được nghỉ việc hưởng chế độ thai sản cho đến khi con đủ 6 tháng tuổi. Trường hợp cả cha và mẹ cùng tham gia bảo hiểm xã hội đủ điều kiện hưởng chế độ thai sản quy định tại khoản 2 Điều 31 của Luật này thì chỉ cha hoặc mẹ được nghỉ việc hưởng chế độ”.
Mức hưởng chế độ thai sản một tháng đối với người mẹ nhận nuôi con nuôi được tính bằng 100% mức bình quân tiền lương tháng đóng bảo hiểm xã hội của 6 tháng trước khi nghỉ việc hưởng chế độ thai sản.
Chế độ thai sản của người mẹ nhờ mang thai hộ
Theo khoản 1 Điều 4 Nghị định 115/2015/NĐ-CP ngày 11/11/2015 quy định chi tiết một số điều của Luật Bảo hiểm xã hội: “Người mẹ nhờ mang thai hộ đã đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc vào quỹ ốm đau và thai sản từ đủ 6 tháng trở lên trong thời gian 12 tháng tính đến thời điểm nhận con thì được hưởng các chế độ sau:
a) Trợ cấp một lần cho mỗi con bằng 2 lần mức lương cơ sở tại tháng lao động nữ mang thai hộ sinh con trong trường hợp lao động nữ mang thai hộ không tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc hoặc không đủ điều kiện quy định tại Khoản 3 Điều 3 của Nghị định này;
Trường hợp lao động nữ mang thai hộ, người mẹ nhờ mang thai hộ không tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc hoặc không đủ điều kiện quy định tại Khoản 3 Điều 3 của Nghị định này thì người chồng đang đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc vào quỹ ốm đau, thai sản của người mẹ nhờ mang thai hộ được hưởng trợ cấp một lần bằng 2 lần mức lương cơ sở tại tháng sinh cho mỗi con.
b) Được nghỉ việc hưởng chế độ thai sản từ thời điểm nhận con cho đến khi con đủ 6 tháng tuổi. Trường hợp sinh đôi trở lên thì tính từ con thứ hai trở đi, cứ mỗi con, người mẹ nhờ mang thai hộ được nghỉ thêm một tháng;
Trường hợp người mẹ nhờ mang thai hộ không nghỉ việc thì ngoài tiền lương vẫn được hưởng chế độ thai sản theo quy định…”.
Điều 38 Luật Bảo hiểm xã hội còn quy định: “Lao động nữ sinh con hoặc người lao động nhận nuôi con nuôi dưới 6 tháng tuổi thì được trợ cấp một lần cho mỗi con bằng 2 lần mức lương cơ sở tại tháng lao động nữ sinh con hoặc tháng người lao động nhận nuôi con nuôi”.
Như vậy, khi nhờ mang thai hộ hoặc nhận nuôi con nuôi dưới 6 tháng tuổi bạn cũng sẽ được hưởng chế độ thai sản theo các quy định của Luật Bảo hiểm xã hội 2014 vừa trích dẫn ở trên, với điều kiện bạn phải đóng bảo hiểm xã hội từ đủ 6 tháng trở lên trong thời gian 12 tháng trước khi nhận nuôi con nuôi hoặc 6 tháng trở lên trong thời gian 12 tháng tính đến thời điểm nhận con đối với trường hợp nhờ mang thai hộ.
HÃY GỌI 1900 6280
ĐỂ NGHE LUẬT SƯ TƯ VẤN
Nội dung tư vấn trên website chỉ mang tính tham khảo, cần Luật sư tư vấn chi tiết quý khách vui lòng gọi 1900 6280
Những tin mới hơn
- Không đồng ý ký biên bản vi phạm giao thông bị xử lý thế nào? (07/05/2018)
- Những người được thanh toán 100% bảo hiểm y tế là đối tượng nào? (07/05/2018)
- Người được miễn nhập ngũ theo luật nghĩa vụ quân sự là những ai? (07/05/2018)
- Vợ sinh con với người khác có được đứng tên cha khi khai sinh không? (07/05/2018)
- Xe bị hư hỏng trong thời gian tạm giữ xe thi bắt đền cảnh sát thế nào? (07/05/2018)
- Đăng ký xe biển số Hà Nội đối với sinh viên ngoại tỉnh (07/05/2018)
- Cấp lại bản chính giấy khai sinh khi mất bản gốc và không còn bản sao nào (07/05/2018)
- Vợ sinh con thì chồng được hưởng trợ cấp thai sản bao nhiêu tiền (07/05/2018)
- Con riêng của chồng có được hưởng chia tài sản riêng của mẹ kế? (07/05/2018)
- Bán nhà đồng thừa kế khi mẹ và em không đồng ý phải làm sao? (07/05/2018)
Những tin cũ hơn
- Đòi tiền vay nợ khi người vay đã chết bằng cách nào? (06/05/2018)
- Chồng vay tiền bí mật không cho biết thì vợ có phải cùng trả nợ khi ly hôn (06/05/2018)
- Cấp lại đăng ký xe ô tô khi đăng ký bị mất thủ tục thế nào? (06/05/2018)
- Không bật đèn tín hiệu xi nhan khi rẽ bị phạt thế nào? (06/05/2018)
- Cấp lại bằng lái xe bị mờ rách khi hồ sơ gốc bị mất có được không? (06/05/2018)
- Con riêng ngoài giá thú mang họ mẹ có được thừa kế tài sản của cha? (06/05/2018)
- Mất hết giấy tờ nhân thân do cháy nhà nên làm lại cái gì trước? (06/05/2018)
- Vợ ở nhà nội trợ có quyền gì trong tài sản của chồng kiếm được khi ly hôn? (06/05/2018)
- Cảnh sát giao thông có quyền kiểm tra những gì khi ra hiệu lệnh dừng xe? (06/05/2018)
- Người chuyển giới có được thay đổi về hộ tịch và làm thẻ căn cước mới? (06/05/2018)
Trước hết Công ty Luật Bách Dương xin gửi tới quý khách hàng lời chào trân trọng nhất!Với khẩu hiệu "An toàn pháp lý - Nền tảng thành công!" Trong quá trình hoạt động chúng tôi đã nhận được nhiều sự tin tưởng từ các quý khách hàng trên phạm vi cả nước. Tuy nhiên một số thông tin chi tiết và các loại hình dịch vụ pháp lý được Công ty chúng tôi cung cấp thì không phải khách hàng nào cũng biết đến,...
Chi tiết
Luật này quy định về tố cáo và giải quyết tố cáo đối với hành vi vi phạm pháp luật của cán bộ, công chức, viên chức trong việc thực hiện nhiệm vụ, công vụ; tố cáo và giải quyết tố cáo đối với hành vi vi phạm pháp luật của cơ quan,...
Mẫu Văn Bản
-
Đơn thay đổi ý kiến không đồng ý với kết quả hòa giải của tòa án
-
Mẫu Đơn khởi kiện Đòi tiền đặt cọc thuê nhà
-
Đơn xin ly hôn thuận tình có yếu tố nước ngoài
-
Đơn kiện đòi tiền nợ theo hợp đồng
-
Đơn kiện đòi tài sản và quyền kinh doanh theo giấy phép
-
Đơn kiện đòi tài sản đã cho mượn.
-
Đơn kiện đòi quyền sử dụng đất
-
Đơn kiện đòi nợ theo xác nhận công nợ
-
Đơn kiện đòi lại di sản thừa kế
-
Đơn đề nghị công nhận quyền sử dụng đất và tài sản gắn liền với đất