Chế biến thực phẩm mà dùng phụ gia bẩn thì bị xử lý thế nào?
Đăng lúc: Thứ sáu - 20/04/2018 13:11 - Người đăng bài viết: Vũ Văn ToànTheo quy định tại khoản 3 Điều 5 Luật An toàn thực phẩm 2010, hành vi "sử dụng phụ gia thực phẩm, chất hỗ trợ chế biến thực phẩm đã quá thời hạn sử dụng, ngoài danh mục được phép sử dụng hoặc trong danh mục được phép sử dụng nhưng vượt quá giới hạn cho phép; sử dụng hóa chất không rõ nguồn gốc, hóa chất bị cấm sử dụng trong hoạt động sản xuất, kinh doanh thực phẩm” bị nghiêm cấm.
Bên cạnh đó, danh mục phụ gia được phép sử dụng trong thực phẩm (Ban hành kèm theo Thông tư số 27/2012/TT-BYT ngày 30/11/2012 của Bộ Y tế hướng dẫn việc quản lý phụ gia thực phẩm); Danh mục hóa chất, kháng sinh cấm nhập khẩu, sản xuất, kinh doanh và sử dụng trong thức ăn chăn nuôi gia súc, gia cầm tại Việt Nam (Ban hành kèm theo Thông tư số 28/2014/TT-BNNPTNT ngày 4/9/2014 của Bộ trưởng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn); danh mục thuốc bảo vệ thực vật cấm sử dụng tại Việt Nam (Ban hành kèm theo Thông tư số 03 /2016/TT-BNNPTNT ngày 21/4/2016 của Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn) đã liệt kê các hóa chất cấm sử dụng tại Việt Nam trong chế biến thực phẩm, chăn nuôi gia súc, gia cầm. Trong đó, có một số loại hóa chất như sau:
- Salbutamol: Chất tạo nạc dùng trong chăn nuôi lợn;
- Clenbuterol: Chất kích thích tăng trưởng;
- Formol: Chất bảo quản hay dùng trong chế biến bún, bánh phở…
- Thạch tín
- NaHSO3 (natri hiđrosulfit): chất tẩy trắng
Về hình thức xử phạt
Điều 7 Nghị định 178/2013/NĐ-CP ngày 14/11/2013 của Chính phủ quy định xử phạt vi phạm hành chính về an toàn thực phẩm quy định như sau:
1. Phạt tiền từ 10.000.000 đến 20.000.000 đồng với hành vi sử dụng hóa chất được phép sử dụng trong hoạt động sản xuất, chế biến thực phẩm nhưng quá thời hạn sử dụng hoặc không có thời hạn sử dụng.
2. Phạt tiền từ 20.000.000 đến 40.000.000 đồng với hành vi sử dụng hóa chất không có trong danh mục được phép sử dụng, hóa chất không rõ nguồn gốc để sản xuất, chế biến thực phẩm.
3. Phạt tiền từ 70.000.000 đến 100.000.000 đồng với hành vi sử dụng hóa chất bị cấm sử dụng trong sản xuất, chế biến thực phẩm để sản xuất, chế biến thực phẩm.
4. Phạt tiền bằng 3,5 lần tổng giá trị thực phẩm vi phạm đối với hành vi quy định tại Khoản 3 Điều này nếu mức tiền phạt cao nhất của khung tiền phạt quy định tại Khoản 3 Điều này thấp hơn 3,5 lần tổng giá trị thực phẩm vi phạm tại thời điểm vi phạm…”.
Ngoài xử lý hành chính tổ chức, cá nhân vi phạm có thể bị truy cứu trách nhiệm hình sự theo quy định tại Điều 317 Bộ luật hình sự 2015 sửa đổi bổ sung 2017: Tội vi phạm quy định về vệ sinh an toàn thực phẩm
Ðiều 317. Tội vi phạm quy định về vệ sinh an toàn thực phẩm
1. Người nào thực hiện một trong các hành vi sau đây vi phạm các quy định về an toàn thực phẩm, thì bị phạt tiền từ 50.000.000 đồng đến 200.000.000 đồng hoặc phạt tù từ 01 năm đến 05 năm:
a) Sử dụng chất cấm trong sản xuất, sơ chế, chế biến, bảo quản thực phẩm hoặc bán, cung cấp thực phẩm mà biết rõ là thực phẩm có sử dụng chất cấm;
b) Sử dụng hóa chất, kháng sinh, thuốc thú y, thuốc bảo vệ thực vật cấm sử dụng trong trồng trọt, chăn nuôi, nuôi trồng thủy sản, làm muối, sơ chế, chế biến, bảo quản nông, lâm, thủy sản và muối tạo ra dư lượng vượt ngưỡng cho phép trong sản phẩm;
c) Sử dụng các loại hóa chất, kháng sinh, thuốc thú y, thuốc bảo vệ thực vật, chất xử lý cải tạo môi trường ngoài danh mục được phép sử dụng hoặc không rõ nguồn gốc xuất xứ hoặc không đúng quy định trong sản xuất, sơ chế, chế biến, bảo quản thực phẩm trong trồng trọt, chăn nuôi, nuôi trồng thủy sản, làm muối tạo ra dư lượng vượt ngưỡng cho phép trong sản phẩm hoặc đã bị xử phạt vi phạm hành chính về một trong các hành vi tại điểm này hoặc điểm a khoản này mà còn vi phạm;
d) Chế biến, cung cấp hoặc bán thực phẩm mà biết rõ là thực phẩm không bảo đảm quy chuẩn kỹ thuật, quy định về an toàn thực phẩm; sử dụng hóa chất, phụ gia, chất hỗ trợ chế biến ngoài danh mục được phép sử dụng hoặc không rõ nguồn gốc xuất xứ trong sản xuất, sơ chế, chế biến, bảo quản thực phẩm: gây tổn hại cho sức khỏe của 01 người mà tỷ lệ tổn thương cơ thể từ 31% đến 60% hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của 02 người trở lên mà tổng tỷ lệ tổn thương cơ thể của những người này từ 31% đến 60% hoặc thu lợi bất chính từ 50.000.000 đồng đến 100.000.000 đồng.
Như vậy, hiện nay, Bộ Y tế, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn đã ban hành danh mục những hóa chất cấm sử dụng, chất phụ gia được phép sử dụng, hàm lượng tối đa được sử dụng … trong chế biến thực phẩm, chăn nuôi, trồng trọt.
Tổ chức, cá nhân vi phạm quy định về sử dụng hóa chất trong sản xuất, chế biến thực phẩm có thể bị phạt đến 100.000.000 đồng hoặc bị xử lý hình sự đến 15 năm nếu gây hậu quả nghiêm trọng đến tính mạng, sức khỏe của người tiêu dùng theo quy định của pháp luật nêu trên.
HÃY GỌI 1900 6280
ĐỂ NGHE LUẬT SƯ TƯ VẤN
Những tin mới hơn
- Có nên xác định tài sản riêng khi chuẩn bị kết hôn? (20/04/2018)
- Căn cứ để đơn phương ly hôn là ly thân để được ly dị? (20/04/2018)
- Bị bôi nhọ hình ảnh trên facebook có nên tố cáo? (21/04/2018)
- Những trường hợp được quyền chấm dứt hợp đồng lao động (21/04/2018)
- Độ tuổi để được toàn quyền quyết định, định đoạt tài sản riêng? (20/04/2018)
- Các hành vi đối với các thành viên trong nhà được coi là bạo lực gia đình (20/04/2018)
- Giảm trừ gia cảnh xác định vào căn cứ nào khi nộp thuế thu nhập? (20/04/2018)
- Bị mất sổ đỏ có bị mất nhà đất hay gặp những phiền phức gì? (20/04/2018)
- Tài sản thừa kế là Sổ tiết kiệm có được coi là căn cứ để làm di chúc (20/04/2018)
- Đòi nhà của con dâu khi mẹ chồng đã cho tiền mua nhà (20/04/2018)
Những tin cũ hơn
- Các loại giấy tờ khi xin giấy phép xây dụng nhà ở (20/04/2018)
- Những trường hợp được miễn thuế sử dụng đất nông nghiệp (20/04/2018)
- Việc làm thêm giờ vào ban đêm được tính lương như thế nào? (20/04/2018)
- Có bằng đại học phải nhận lương trình độ cao đẳng có đúng không? (20/04/2018)
- Không trả tiền bản quyền bài hát sẽ bị phạt khi kinh doanh Karaoke (20/04/2018)
- Công an xã có được dừng xe đang đi trên đường để xử phạt vi phạm (20/04/2018)
- Hưởng lương hưu khi suy giảm khả năng lao động cần điều kiện gì? (20/04/2018)
- Căn hộ chung cư đã bị chủ đầu tư thế chấp tại ngân hàng thì làm thế nào? (20/04/2018)
- Sử dụng người già lao động làm việc cần chú ý những điểm gì? (20/04/2018)
- Thông tin về thời hạn sử dụng trên giấy phép lái xe (20/04/2018)
Trước hết Công ty Luật Bách Dương xin gửi tới quý khách hàng lời chào trân trọng nhất!Với khẩu hiệu "An toàn pháp lý - Nền tảng thành công!" Trong quá trình hoạt động chúng tôi đã nhận được nhiều sự tin tưởng từ các quý khách hàng trên phạm vi cả nước. Tuy nhiên một số thông tin chi tiết và các loại hình dịch vụ pháp lý được Công ty chúng tôi cung cấp thì không phải khách hàng nào cũng biết đến,...
Chi tiếtMẫu Văn Bản
-
Đơn thay đổi ý kiến không đồng ý với kết quả hòa giải của tòa án
-
Mẫu Đơn khởi kiện Đòi tiền đặt cọc thuê nhà
-
Đơn xin ly hôn thuận tình có yếu tố nước ngoài
-
Đơn kiện đòi tiền nợ theo hợp đồng
-
Đơn kiện đòi tài sản và quyền kinh doanh theo giấy phép
-
Đơn kiện đòi tài sản đã cho mượn.
-
Đơn kiện đòi quyền sử dụng đất
-
Đơn kiện đòi nợ theo xác nhận công nợ
-
Đơn kiện đòi lại di sản thừa kế
-
Đơn đề nghị công nhận quyền sử dụng đất và tài sản gắn liền với đất