Cách tính ngày nghỉ phép năm khi làm việc còn nửa chừng giữa năm
Đăng lúc: Thứ tư - 09/05/2018 23:25 - Người đăng bài viết: Vũ Văn Toàn
Cách tính ngày nghỉ phép năm khi làm việc còn nửa chừng giữa năm. Cụ thể như sau: Công nhân A bắt đầu làm việc tại công ty tôi từ tháng 6-2015 (tháng 7/2015 mới ký Hợp đồng lao động). Cuối năm 2015 do chưa làm đủ 12 tháng nên chưa tính phép cho năm 2015 (Điều 111 BLLĐ 2012). Vậy cuối năm 2016 tiền phép của công nhân A được tính: 7 ngày của năm 2015 + 12 ngày của năm 2016 = 19 ngày. Tính như vậy là đúng hay sai? Xin luật sư tư vấn giúp tôi. Cảm ơn luật sư nhiều. Trân trọng. (Chau T.)
Thắc mắc của bạn thực ra cũng đơn giản thôi, nếu bạn “ráng” đọc thêm vài dòng nữa (Điều 114) trong Bộ luật lao động thì sẽ thấy ngay kết quả thôi (Hi). Thế này nhé, Điều 111 Bộ luật lao động 2012 qui định như sau (tôi chép nguyên văn).
Điều 111. Nghỉ hằng năm
1. Người lao động có đủ 12 tháng làm việc cho một người sử dụng lao động thì được nghỉ hằng năm, hưởng nguyên lương theo hợp đồng lao động như sau:
a) 12 ngày làm việc đối với người làm công việc trong điều kiện bình thường;
b) 14 ngày làm việc đối với người làm công việc nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm hoặc người làm việc ở những nơi có có điều kiện sinh sống khắc nghiệt theo danh mục do Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội chủ trì phối hợp với Bộ Y tế ban hành hoặc lao động chưa thành niên hoặc lao động là người khuyết tật;
c) 16 ngày làm việc đối với người làm công việc đặc biệt nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm hoặc người làm việc ở những nơi có điều kiện sinh sống đặc biệt khắc nghiệt theo danh mục do Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội chủ trì phối hợp với Bộ Y tế ban hành.
2. Người sử dụng lao động có quyền quy định lịch nghỉ hằng năm sau khi tham khảo ý kiến của người lao động và phải thông báo trước cho người lao động.
3. Người lao động có thể thoả thuận với người sử dụng lao động để nghỉ hằng năm thành nhiều lần hoặc nghỉ gộp tối đa 03 năm một lần.
4. Khi nghỉ hằng năm, nếu người lao động đi bằng các phương tiện đường bộ, đường sắt, đường thủy mà số ngày đi đường cả đi và về trên 02 ngày thì từ ngày thứ 03 trở đi được tính thêm thời gian đi đường ngoài ngày nghỉ hằng năm và chỉ được tính cho 01 lần nghỉ trong năm.
Và:
Điều 114. Thanh toán tiền lương những ngày chưa nghỉ
1. Người lao động do thôi việc, bị mất việc làm hoặc vì các lý do khác mà chưa nghỉ hằng năm hoặc chưa nghỉ hết số ngày nghỉ hằng năm thì được thanh toán bằng tiền những ngày chưa nghỉ.
2. Người lao động có dưới 12 tháng làm việc thì thời gian nghỉ hằng năm được tính theo tỷ lệ tương ứng với số thời gian làm việc. Trường hợp không nghỉ thì được thanh toán bằng tiền.
Đối chiếu với các qui định trên, chúng ta thấy rằng:
- Không có nghĩa là cứ phải làm việc đủ 12 tháng thì mới được nghỉ phép. Mà cần hiểu là làm việc đủ 12 tháng thì được nghỉ 12 ngày phép. Tức trung bình cứ làm việc 1 tháng thì được nghỉ 1 ngày phép. Như vậy, anh công nhân mà bạn nói do làm việc từ tháng 7 đến tháng 12 năm 2015 là 6 tháng, nên hiển nhiên sẽ được nghỉ phép 6 ngày. (Thời gian 1 tháng đầu có thể xem như là thử việc. Thời gian này nếu công ty cũng tính để cho nghỉ phép thì cũng được)
- Về nguyên tắc, nói chung ngày nghỉ phép trong năm nào thì “dứt điểm” luôn trong năm đó mà không nhất thiết phải chuyển sang năm sau. Nhiều doanh nghiệp gần cuối năm là “kêu gọi” mọi người nghỉ phép cho hết, bảo đảm quyền lợi.
- Việc trả lương cho ngày chưa nghỉ phép là “giải pháp” - chỉ áp dụng khi vì lý do nào đó mà người lao động không/chưa nghỉ phép. Còn nói chung công ty nên tạo điều kiện để người lao động được nghỉ phép năm theo đúng qui định (mà vẫn được hưởng nguyên lương).
Nói tóm lại, trường hợp bạn hỏi theo tôi nên giải quyết như sau:
- Thanh toán lương cho 7 ngày phép năm 2015 mà chưa nghỉ: đúng.
- Năm 2016 vẫn đang còn hơn 2 tháng nữa mới kết thúc (hôm nay là ngày 12/9/2016), công ty nên động viên và tạo điều kiện để người lao động nghỉ phép năm trong thời gian còn lại trong năm 2016. Chỉ khi nào họ không nghỉ thì mới trả lương như bạn nêu. Thân mến.
Điều 111. Nghỉ hằng năm
1. Người lao động có đủ 12 tháng làm việc cho một người sử dụng lao động thì được nghỉ hằng năm, hưởng nguyên lương theo hợp đồng lao động như sau:
a) 12 ngày làm việc đối với người làm công việc trong điều kiện bình thường;
b) 14 ngày làm việc đối với người làm công việc nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm hoặc người làm việc ở những nơi có có điều kiện sinh sống khắc nghiệt theo danh mục do Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội chủ trì phối hợp với Bộ Y tế ban hành hoặc lao động chưa thành niên hoặc lao động là người khuyết tật;
c) 16 ngày làm việc đối với người làm công việc đặc biệt nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm hoặc người làm việc ở những nơi có điều kiện sinh sống đặc biệt khắc nghiệt theo danh mục do Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội chủ trì phối hợp với Bộ Y tế ban hành.
2. Người sử dụng lao động có quyền quy định lịch nghỉ hằng năm sau khi tham khảo ý kiến của người lao động và phải thông báo trước cho người lao động.
3. Người lao động có thể thoả thuận với người sử dụng lao động để nghỉ hằng năm thành nhiều lần hoặc nghỉ gộp tối đa 03 năm một lần.
4. Khi nghỉ hằng năm, nếu người lao động đi bằng các phương tiện đường bộ, đường sắt, đường thủy mà số ngày đi đường cả đi và về trên 02 ngày thì từ ngày thứ 03 trở đi được tính thêm thời gian đi đường ngoài ngày nghỉ hằng năm và chỉ được tính cho 01 lần nghỉ trong năm.
Và:
Điều 114. Thanh toán tiền lương những ngày chưa nghỉ
1. Người lao động do thôi việc, bị mất việc làm hoặc vì các lý do khác mà chưa nghỉ hằng năm hoặc chưa nghỉ hết số ngày nghỉ hằng năm thì được thanh toán bằng tiền những ngày chưa nghỉ.
2. Người lao động có dưới 12 tháng làm việc thì thời gian nghỉ hằng năm được tính theo tỷ lệ tương ứng với số thời gian làm việc. Trường hợp không nghỉ thì được thanh toán bằng tiền.
Đối chiếu với các qui định trên, chúng ta thấy rằng:
- Không có nghĩa là cứ phải làm việc đủ 12 tháng thì mới được nghỉ phép. Mà cần hiểu là làm việc đủ 12 tháng thì được nghỉ 12 ngày phép. Tức trung bình cứ làm việc 1 tháng thì được nghỉ 1 ngày phép. Như vậy, anh công nhân mà bạn nói do làm việc từ tháng 7 đến tháng 12 năm 2015 là 6 tháng, nên hiển nhiên sẽ được nghỉ phép 6 ngày. (Thời gian 1 tháng đầu có thể xem như là thử việc. Thời gian này nếu công ty cũng tính để cho nghỉ phép thì cũng được)
- Về nguyên tắc, nói chung ngày nghỉ phép trong năm nào thì “dứt điểm” luôn trong năm đó mà không nhất thiết phải chuyển sang năm sau. Nhiều doanh nghiệp gần cuối năm là “kêu gọi” mọi người nghỉ phép cho hết, bảo đảm quyền lợi.
- Việc trả lương cho ngày chưa nghỉ phép là “giải pháp” - chỉ áp dụng khi vì lý do nào đó mà người lao động không/chưa nghỉ phép. Còn nói chung công ty nên tạo điều kiện để người lao động được nghỉ phép năm theo đúng qui định (mà vẫn được hưởng nguyên lương).
Nói tóm lại, trường hợp bạn hỏi theo tôi nên giải quyết như sau:
- Thanh toán lương cho 7 ngày phép năm 2015 mà chưa nghỉ: đúng.
- Năm 2016 vẫn đang còn hơn 2 tháng nữa mới kết thúc (hôm nay là ngày 12/9/2016), công ty nên động viên và tạo điều kiện để người lao động nghỉ phép năm trong thời gian còn lại trong năm 2016. Chỉ khi nào họ không nghỉ thì mới trả lương như bạn nêu. Thân mến.
HÃY GỌI 1900 6280
ĐỂ NGHE LUẬT SƯ TƯ VẤN
Nội dung tư vấn trên website chỉ mang tính tham khảo, cần Luật sư tư vấn chi tiết quý khách vui lòng gọi 1900 6280
Những tin mới hơn
- Giải quyết vụ án phạm tội ở hai nơi khác nhau thì xét xử thế nào? (10/05/2018)
- Người nhà bị chết không rõ nguyên nhân trong trại tạm giam nên làm thế nào? (10/05/2018)
- Gọi bạn đến đánh người để cảnh cáo thì phạm tội gì không? (10/05/2018)
- Sử dụng sổ đỏ giả để lấy lòng tin khi mua hàng không trả tiền thì phạm những tội gì? (10/05/2018)
- Nhờ luật sư bảo vệ vụ án hình sự giết nguời với chi phí bao nhiêu? (10/05/2018)
- Bị đi tù bao nhiêu năm khi cố ý đánh nhau gây chết người (10/05/2018)
- Hợp đồng mua bán nhà có bị chấm dứt khi một bên qua đời (10/05/2018)
- Con mang họ của ai khi bố mẹ chưa đăng ký kết hôn (10/05/2018)
- Có bị tù hay phải đầu thú khi không còn khả năng đóng tiền hụi (10/05/2018)
- Người lái xe có phải chịu trách nhiệm khi ngã té xe máy gây chết người (10/05/2018)
Những tin cũ hơn
- Thời gian làm việc tại công ty như thế nào mới là hợp lý theo quy định (09/05/2018)
- Người lao động làm việc với số giờ tối đa trong một tuần là bao nhiêu? (09/05/2018)
- Chi nhánh có phải đóng BHXH dưới hình thức hợp đồng thời vụ (08/05/2018)
- Trong thời gian thử việc có phải bắt buộc đóng bảo hiểm xã hội? (08/05/2018)
- Công ty sử dụng hai lao động phải làm sao để khỏi phải đóng BHXH? (08/05/2018)
- Công ty thực hiện đăng ký lao động và các vấn đề liên quan đến thử việc (08/05/2018)
- Phải làm gì khi vụ án hình sự chậm giải quyết theo quy định? (08/05/2018)
- Giảm án đặc xá và thăm nuôi bạn trai trong trại giam chưa đăng ký kết hôn (08/05/2018)
- Kiện công ty điện lực gây thiệt hại do cắt điện không báo trước (08/05/2018)
- Làm lại sổ hộ khẩu khi chồng mất tích mang theo sổ hộ khẩu cũ của gia đình (08/05/2018)
Trước hết Công ty Luật Bách Dương xin gửi tới quý khách hàng lời chào trân trọng nhất!Với khẩu hiệu "An toàn pháp lý - Nền tảng thành công!" Trong quá trình hoạt động chúng tôi đã nhận được nhiều sự tin tưởng từ các quý khách hàng trên phạm vi cả nước. Tuy nhiên một số thông tin chi tiết và các loại hình dịch vụ pháp lý được Công ty chúng tôi cung cấp thì không phải khách hàng nào cũng biết đến,...
Chi tiết
Thông tư này hướng dẫn một số điều của Nghị định số 30/2018/NĐ-CP ngày 07 tháng 3 năm 2018 của Chính phủ về căn cứ định giá tài sản; khảo sát giá, thu thập thông tin liên quan đến tài sản cần định giá; yêu cầu khi áp dụng phương...
Mẫu Văn Bản
-
Đơn thay đổi ý kiến không đồng ý với kết quả hòa giải của tòa án
-
Mẫu Đơn khởi kiện Đòi tiền đặt cọc thuê nhà
-
Đơn xin ly hôn thuận tình có yếu tố nước ngoài
-
Đơn kiện đòi tiền nợ theo hợp đồng
-
Đơn kiện đòi tài sản và quyền kinh doanh theo giấy phép
-
Đơn kiện đòi tài sản đã cho mượn.
-
Đơn kiện đòi quyền sử dụng đất
-
Đơn kiện đòi nợ theo xác nhận công nợ
-
Đơn kiện đòi lại di sản thừa kế
-
Đơn đề nghị công nhận quyền sử dụng đất và tài sản gắn liền với đất