Các con muốn chuyển toàn bộ di sản thừa kế của bố cho mẹ
Đăng lúc: Thứ tư - 02/05/2018 16:13 - Người đăng bài viết: Vũ Kiều Trang
Các con muốn chuyển toàn bộ di sản thừa kế của bố cho mẹ ? Bố tôi mất có để lại bất động sản tại nhiều địa phương. Các anh chị em tôi muốn để lại toàn bộ tài sản thừa kế này cho mẹ. Xin hỏi phải làm thủ tục như thế nào? Có phải tới những nơi có bất động sản để công chứng không? Cả 6 anh chị em có phải ký xác nhận chuyển quyền thừa kế cho mẹ hay không?
Bố bạn mất không để lại di chúc nên di sản bố bạn để lại được phân chia theo pháp luật cho các đồng thừa kế thuộc hàng thừa kế thứ nhất, bao gồm mẹ và 6 người con. Nay, 6 anh chị em bạn muốn để toàn bộ tài sản được thừa kế của bố cho mẹ thì có thể giải quyết theo một trong hai cách sau:
Cách thứ nhất: 6 người con lập văn bản từ chối nhận di sản của bố để lại
Theo quy định tại Điều 620, việc từ chối nhận di sản phải đáp ứng các điều kiện sau: Việc từ chối không nhằm trốn tránh việc thực hiện nghĩa vụ tài sản của mình với người khác; việc từ chối phải được lập thành văn bản và phải báo cho những người thừa kế khác, người được giao nhiệm vụ phân chia di sản, cơ quan công chứng hoặc UBND cấp xã nơi mở thừa kế. Sau khi có văn bản từ chối nhận di sản thừa kế của 6 người con, mẹ bạn tiến hành thủ tục khai nhận di sản thừa kế theo quy định của pháp luật..
Cách thứ hai: Lập văn bản thỏa thuận phân chia di sản thừa kế
Mẹ và 6 anh chị em bạn lập văn bản thỏa thuận phân chia di sản thừa kế tại cơ quan công chứng. Trong văn bản thỏa thuận phân chia di sản này, 6 anh chị em bạn có thể tặng cho toàn bộ phần quyền hưởng di sản của mình cho mẹ.
Theo Điều 49 Luật Công chứng và Điều 19 Nghị định 04/2013/NĐ-CP ngày 07/01/2013, thủ tục lập văn bản thỏa thuận phân chia di sản thừa kế được quy định như sau: Các đồng thừa kế nộp bộ hồ sơ bao gồm: Phiếu yêu cầu công chứng; giấy chứng nhận quyền sử dụng đất; giấy chứng tử của bố bạn; giấy tờ tùy thân của những người thừa kế; các giấy tờ khác chứng minh quan hệ thừa kế (giấy khai sinh, sổ hộ khẩu, giấy kết hôn...).
Sau khi kiểm tra hồ sơ thấy đầy đủ, phù hợp quy định của pháp luật, cơ quan công chứng tiến hành niêm yết công khai tại UBND xã nơi có các di sản thừa kế (do bố bạn để lại di sản thừa kế ở nhiều địa phương) trong thời hạn 15 ngày. Sau 15 ngày niêm yết, không có khiếu nại, tố cáo, cơ quan công chứng chứng nhận văn bản phân chia di sản thừa kế của mẹ con bạn.
Sau khi có văn bản thỏa thuận phân chia di sản thừa kế này, mẹ bạn tiến hành thủ tục khai nhận di sản thừa kế theo quy định của pháp luật.
Về thẩm quyền công chứng văn bản thỏa thuận phân chia di sản thừa kế là bất động sản:
Theo quy định tại Điều 37 Luật Công chứng: “1. Công chứng viên của tổ chức hành nghề công chứng có thẩm quyền công chứng các hợp đồng, giao dịch về bất động sản trong phạm vi tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương nơi tổ chức hành nghề công chứng đặt trụ sở, trừ trường hợp quy định tại khoản 2 Điều này. 2. Công chứng viên của các tổ chức hành nghề công chứng có thẩm quyền công chứng di chúc, văn bản từ chối nhận di sản là bất động sản”.
Do đó, đối với trường hợp của gia đình bạn, khi lập văn bản thỏa thuận phân chia di sản thừa kế mà di sản gồm nhiều bất động sản ở nhiều địa phương thì cần phân biệt:
- Nếu nhiều bất động sản ở nhiều địa phương nhưng vẫn trong phạm vi tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương thì gia đình bạn có thể yêu cầu công chứng tại một tổ chức công chứng bất kỳ trên địa bàn tỉnh, thành phố đó.
- Nếu nhiều bất động sản ở nhiều tỉnh, thành phố khác nhau thì bất động sản ở tỉnh, thành phố nào thì yêu cầu công chứng tại tổ chức công chứng trực thuộc tỉnh, thành phố đó.
Cách thứ nhất: 6 người con lập văn bản từ chối nhận di sản của bố để lại
Theo quy định tại Điều 620, việc từ chối nhận di sản phải đáp ứng các điều kiện sau: Việc từ chối không nhằm trốn tránh việc thực hiện nghĩa vụ tài sản của mình với người khác; việc từ chối phải được lập thành văn bản và phải báo cho những người thừa kế khác, người được giao nhiệm vụ phân chia di sản, cơ quan công chứng hoặc UBND cấp xã nơi mở thừa kế. Sau khi có văn bản từ chối nhận di sản thừa kế của 6 người con, mẹ bạn tiến hành thủ tục khai nhận di sản thừa kế theo quy định của pháp luật..
Cách thứ hai: Lập văn bản thỏa thuận phân chia di sản thừa kế
Mẹ và 6 anh chị em bạn lập văn bản thỏa thuận phân chia di sản thừa kế tại cơ quan công chứng. Trong văn bản thỏa thuận phân chia di sản này, 6 anh chị em bạn có thể tặng cho toàn bộ phần quyền hưởng di sản của mình cho mẹ.
Theo Điều 49 Luật Công chứng và Điều 19 Nghị định 04/2013/NĐ-CP ngày 07/01/2013, thủ tục lập văn bản thỏa thuận phân chia di sản thừa kế được quy định như sau: Các đồng thừa kế nộp bộ hồ sơ bao gồm: Phiếu yêu cầu công chứng; giấy chứng nhận quyền sử dụng đất; giấy chứng tử của bố bạn; giấy tờ tùy thân của những người thừa kế; các giấy tờ khác chứng minh quan hệ thừa kế (giấy khai sinh, sổ hộ khẩu, giấy kết hôn...).
Sau khi kiểm tra hồ sơ thấy đầy đủ, phù hợp quy định của pháp luật, cơ quan công chứng tiến hành niêm yết công khai tại UBND xã nơi có các di sản thừa kế (do bố bạn để lại di sản thừa kế ở nhiều địa phương) trong thời hạn 15 ngày. Sau 15 ngày niêm yết, không có khiếu nại, tố cáo, cơ quan công chứng chứng nhận văn bản phân chia di sản thừa kế của mẹ con bạn.
Sau khi có văn bản thỏa thuận phân chia di sản thừa kế này, mẹ bạn tiến hành thủ tục khai nhận di sản thừa kế theo quy định của pháp luật.
Về thẩm quyền công chứng văn bản thỏa thuận phân chia di sản thừa kế là bất động sản:
Theo quy định tại Điều 37 Luật Công chứng: “1. Công chứng viên của tổ chức hành nghề công chứng có thẩm quyền công chứng các hợp đồng, giao dịch về bất động sản trong phạm vi tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương nơi tổ chức hành nghề công chứng đặt trụ sở, trừ trường hợp quy định tại khoản 2 Điều này. 2. Công chứng viên của các tổ chức hành nghề công chứng có thẩm quyền công chứng di chúc, văn bản từ chối nhận di sản là bất động sản”.
Do đó, đối với trường hợp của gia đình bạn, khi lập văn bản thỏa thuận phân chia di sản thừa kế mà di sản gồm nhiều bất động sản ở nhiều địa phương thì cần phân biệt:
- Nếu nhiều bất động sản ở nhiều địa phương nhưng vẫn trong phạm vi tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương thì gia đình bạn có thể yêu cầu công chứng tại một tổ chức công chứng bất kỳ trên địa bàn tỉnh, thành phố đó.
- Nếu nhiều bất động sản ở nhiều tỉnh, thành phố khác nhau thì bất động sản ở tỉnh, thành phố nào thì yêu cầu công chứng tại tổ chức công chứng trực thuộc tỉnh, thành phố đó.
HÃY GỌI 1900 6280
ĐỂ NGHE LUẬT SƯ TƯ VẤN
Nội dung tư vấn trên website chỉ mang tính tham khảo, cần Luật sư tư vấn chi tiết quý khách vui lòng gọi 1900 6280
Những tin mới hơn
- Cần làm gì để tự bảo vệ quyền lợi khi Cảnh sát giao thông dừng xe? (02/05/2018)
- Hàng xóm chửi bới làm phiền thì bị xử lý thế nào? (02/05/2018)
- Chiếm đoạt tài khoản để lừa đảo và bôi nhọ trên facebook bị phạt thế nào? (03/05/2018)
- Bảo vệ bệnh viện có nhiệm vụ quyền hạn gì khi chặn xe cấp cứu? (03/05/2018)
- Có quyền cho cháu nội làm con nuôi khi chưa có sự đồng ý của mẹ đẻ? (02/05/2018)
- Không chăm sóc con mà vứt con tại nhà nười khác thì phạm tội gì? (02/05/2018)
- Đòi lại đất bị hàng xóm xây tường rào lấn chiếm bằng cách nào? (02/05/2018)
- Mua căn hộ với điều kiện cam kết trong 5 năm không được chuyển nhượng (02/05/2018)
- Đi đường quên không mang chứng minh thư bị kiểm tra thì xử lý thế nào? (02/05/2018)
- Lập trang web giả với mục đích lừa dối thì bị xử lý thế nào? (02/05/2018)
Những tin cũ hơn
- Điều kiện để người Việt Nam được chấp nhận hai quốc tịch (02/05/2018)
- Mất giấy đăng ký kết hôn được xin cấp lại bản gốc mới hay bản sao? (02/05/2018)
- Thẩm quyền của Thanh tra giao thông có như cảnh sát giao thông không? (02/05/2018)
- Con đẻ và con nuôi được thừa kế tài sản có khác nhau không? (02/05/2018)
- Trông giữ xe tại nhà có phải xin phép đăng ký không? (02/05/2018)
- Đất không sổ đỏ có được cho thừa kế hay không (02/05/2018)
- Công an có được đánh đạp xe người vi phạm bỏ chạy trong trường hợp nào? (02/05/2018)
- Con trai cả được hưởng hết tài sản thừa kế không cho ai được hưởng. (02/05/2018)
- Bồi thường cho hành khách khi xe gặp nạn (02/05/2018)
- Bị chồng đánh đến mức độ nào mới được tố cáo bạo hành gia đình (02/05/2018)
Trước hết Công ty Luật Bách Dương xin gửi tới quý khách hàng lời chào trân trọng nhất!Với khẩu hiệu "An toàn pháp lý - Nền tảng thành công!" Trong quá trình hoạt động chúng tôi đã nhận được nhiều sự tin tưởng từ các quý khách hàng trên phạm vi cả nước. Tuy nhiên một số thông tin chi tiết và các loại hình dịch vụ pháp lý được Công ty chúng tôi cung cấp thì không phải khách hàng nào cũng biết đến,...
Chi tiết
Luật sửa đổi bổ sụng, một số điều của Bộ luật Hình sự năm 1999, được ban hành năm 2009 nhằm sửa đổi, bổ sung bà bãi bỏ một số điều của Bộ luật Hình sự năm 1999 cho phù hợp với thực tiễn phát triển của xã hội và xu thế hội nhập...
Mẫu Văn Bản
-
Đơn thay đổi ý kiến không đồng ý với kết quả hòa giải của tòa án
-
Mẫu Đơn khởi kiện Đòi tiền đặt cọc thuê nhà
-
Đơn xin ly hôn thuận tình có yếu tố nước ngoài
-
Đơn kiện đòi tiền nợ theo hợp đồng
-
Đơn kiện đòi tài sản và quyền kinh doanh theo giấy phép
-
Đơn kiện đòi tài sản đã cho mượn.
-
Đơn kiện đòi quyền sử dụng đất
-
Đơn kiện đòi nợ theo xác nhận công nợ
-
Đơn kiện đòi lại di sản thừa kế
-
Đơn đề nghị công nhận quyền sử dụng đất và tài sản gắn liền với đất