Bố Mẹ có thể thay con còn nhỏ điều hành công ty TNHH?
Đăng lúc: Thứ hai - 07/05/2018 07:16 - Người đăng bài viết: Vũ Văn Toàn
Bố Mẹ có thể thay con còn nhỏ điều hành công ty TNHH? Ông K. là chủ doanh nghiệp (công ty TNHH 1 thành viên, tên là A ). Ông K. có duy nhất một con trai 10 tuổi với một phụ nữ ( hôn nhân không hợp pháp nên không được công nhận là vợ chồng). Ông K. chết để lại di chúc giao toàn bộ di sản của ông cho con trai. Như vậy người con này là người thừa kế, nhưng vì là người chưa thành niên nên mọi giao dịch phải thông qua người giám hộ ( là người mẹ). Để điều hành công ty A, cậu con trai 10 tuổi không thể ký hợp đồng và các văn bản liên quan đến hoạt động của công ty và pháp luật cũng chưa có văn bản nào cho phép người giám hộ ký. Xin luật sư tư vấn: trong trường hợp này cần giải quyết ra sao để công ty hoạt động ?
Tình huống bạn hỏi khá phức tạp và có vẻ giống như một bài tập dành cho sinh viên luật. Tuy vậy, những tình huống như thế này cũng hoàn toàn có thể xảy ra trong cuộc sống.
Theo tôi nghĩ, để tránh rơi vào “ma trận” pháp lý, chúng ta cần phải tách từng nội dung pháp luật một cách độc lập - thì sẽ đơn giản hơn trong việc đánh giá, giải quyết.
Ngoài ra và trước hết, cũng phải giả sử rằng, những thông tin bạn nêu là đúng sự thật và không có tranh chấp. Tức là ông K. thực sự chỉ có duy nhất một cậu con trai đó, cha mẹ, anh em ông K. không ai kiện tụng, tranh chấp di sản, bản di chúc của ông K. hợp pháp, đã được thực hiện …. Và cho dù như vậy, cũng phải giả sử thêm là về mặt thủ tục, đã làm xong các công việc cơ bản như : kê khai di sản thừa kế, chứng minh quyền đại diện hợp pháp của người phụ nữ mẹ đứa trẻ … - thực tế khá nhiêu khê, tốn kém thời gian.
Kế đó, cần nói rõ lại là trong trường hợp này, mẹ của đứa bé là “người đại diện theo pháp luật” của đứa bé, chứ không phải là “người giám hộ” như bạn nêu. ( Đề nghị bạn xem thêm về vấn đề này trong Bộ luật dân sự).
Sau khi đã thống nhất như vậy, thì câu hỏi của bạn chỉ còn lại đơn giản là : Làm thế nào để công ty A có thể hoạt động bình thường ?
Chúng ta đều biết rằng một công ty hoạt động bình thường trước hết phải là một công ty hoạt động và tồn tại đúng pháp luật. Ở đây, ông K đã qua đời nên vị trí người chủ công ty bị khuyết. Nếu bổ sung tên đứa bé (con ông K.) vào vị trí “chủ sở hữu công ty” thì công ty mới có đủ điều kiện để tồn tại. Và khi đã tồn tại rồi thì chắc chắn sẽ có “cửa” để công ty có thể hoạt động.
Nhận định của bạn “chưa có văn bản nào cho phép người giám hộ ký” (mà thực ra ở đây là “người đại diện theo pháp luật) thực ra không đúng.
Nói về nguyên tắc, điều gì pháp luật không cấm tức là chúng ta có quyền hoặc chí ít là “có thể” làm được – mà không đến nỗi bị xem là sai phạm hay phạm tội.
Thực tế, luật không hề cấm người đại diện theo pháp luật của người chưa thành niên ký thay trong các giao dịch hành chính, dân sự. Tại điều 20 Bộ luật dân sự qui định : « Người từ đủ sáu tuổi đến chưa đủ mười tám tuổi khi xác lập, thực hiện giao dịch dân sự phải được người đại diện theo pháp luật đồng ý, trừ giao dịch nhằm phục vụ nhu cầu sinh hoạt hàng ngày phù hợp với lứa tuổi hoặc pháp luật có quy định khác”.
Như vậy, chính từ “đồng ý” đã nói lên rằng quyền quyết định thuộc về người đại diện theo pháp luật - ở đây là người mẹ. Điều này đồng nghĩa với việc người mẹ có quyền ‘đại diện” (theo pháp luật) cho đứa con – để ký kết các hợp đồng, văn bản ... của công ty A.
Sở dĩ như vậy là vì theo qui định tại Luật doanh nghiệp, người có thẩm quyền ký vào các hợp đồng, giấy tờ … của doanh nghiệp là “người đại diện theo pháp luật của doanh nghiệp”. Do đó, nếu ông K. là chủ, đồng thời là người đại diện theo pháp luật đã chết - thì người chủ công ty (lúc này là đứa bé con ông K.) hiển nhiên có quyền ký giấy hoặc “thuê” người khác ký (tức là thuê người khác làm người đại diện theo pháp luật của công ty A). Nhưng vì đứa bé còn nhỏ, chưa có đủ năng lực hành vi dân sự nên quyền ký này được luật qui định “chuyển giao” và thuộc quyền của người mẹ.
Vấn đề quan trọng hơn cần đặt ra là : công ty A có nhất thiết phải tiếp tục tồn tại hay không – trong lúc chờ con ông K trưởng thành - để có thể quản lý, điều hành công ty ? Việc tiếp tục tồn tại của công ty A có thực sự là cần thiết và vì quyền lợi của con ông K. hay không ?
Theo đó, nếu là tôi thì tôi sẽ tư vấn theo hướng nên giải thể hoặc bán lại công ty A.
Mặt khác, nếu người mẹ cứ phải “cố” cho công ty A tiếp tục hoạt động thì cũng không hợp lý và cũng không phải là ý chí thật sự của người chủ công ty. Vì người chủ thật là ông K. thì đã chết rồi, con đứa con thì vẫn còn quá nhỏ. Hay nói đúng hơn, đó là ý chí của người mẹ đứa bé. Mà như vậy thì ý chí này dù hợp pháp thì cũng không hẳn là khách quan.
Trên đây chỉ là ý kiến cá nhân và trao đổi rất tổng quát theo kiểu mạn đàm với nhau. Thân mến.
Theo tôi nghĩ, để tránh rơi vào “ma trận” pháp lý, chúng ta cần phải tách từng nội dung pháp luật một cách độc lập - thì sẽ đơn giản hơn trong việc đánh giá, giải quyết.
Ngoài ra và trước hết, cũng phải giả sử rằng, những thông tin bạn nêu là đúng sự thật và không có tranh chấp. Tức là ông K. thực sự chỉ có duy nhất một cậu con trai đó, cha mẹ, anh em ông K. không ai kiện tụng, tranh chấp di sản, bản di chúc của ông K. hợp pháp, đã được thực hiện …. Và cho dù như vậy, cũng phải giả sử thêm là về mặt thủ tục, đã làm xong các công việc cơ bản như : kê khai di sản thừa kế, chứng minh quyền đại diện hợp pháp của người phụ nữ mẹ đứa trẻ … - thực tế khá nhiêu khê, tốn kém thời gian.
Kế đó, cần nói rõ lại là trong trường hợp này, mẹ của đứa bé là “người đại diện theo pháp luật” của đứa bé, chứ không phải là “người giám hộ” như bạn nêu. ( Đề nghị bạn xem thêm về vấn đề này trong Bộ luật dân sự).
Sau khi đã thống nhất như vậy, thì câu hỏi của bạn chỉ còn lại đơn giản là : Làm thế nào để công ty A có thể hoạt động bình thường ?
Chúng ta đều biết rằng một công ty hoạt động bình thường trước hết phải là một công ty hoạt động và tồn tại đúng pháp luật. Ở đây, ông K đã qua đời nên vị trí người chủ công ty bị khuyết. Nếu bổ sung tên đứa bé (con ông K.) vào vị trí “chủ sở hữu công ty” thì công ty mới có đủ điều kiện để tồn tại. Và khi đã tồn tại rồi thì chắc chắn sẽ có “cửa” để công ty có thể hoạt động.
Nhận định của bạn “chưa có văn bản nào cho phép người giám hộ ký” (mà thực ra ở đây là “người đại diện theo pháp luật) thực ra không đúng.
Nói về nguyên tắc, điều gì pháp luật không cấm tức là chúng ta có quyền hoặc chí ít là “có thể” làm được – mà không đến nỗi bị xem là sai phạm hay phạm tội.
Thực tế, luật không hề cấm người đại diện theo pháp luật của người chưa thành niên ký thay trong các giao dịch hành chính, dân sự. Tại điều 20 Bộ luật dân sự qui định : « Người từ đủ sáu tuổi đến chưa đủ mười tám tuổi khi xác lập, thực hiện giao dịch dân sự phải được người đại diện theo pháp luật đồng ý, trừ giao dịch nhằm phục vụ nhu cầu sinh hoạt hàng ngày phù hợp với lứa tuổi hoặc pháp luật có quy định khác”.
Như vậy, chính từ “đồng ý” đã nói lên rằng quyền quyết định thuộc về người đại diện theo pháp luật - ở đây là người mẹ. Điều này đồng nghĩa với việc người mẹ có quyền ‘đại diện” (theo pháp luật) cho đứa con – để ký kết các hợp đồng, văn bản ... của công ty A.
Sở dĩ như vậy là vì theo qui định tại Luật doanh nghiệp, người có thẩm quyền ký vào các hợp đồng, giấy tờ … của doanh nghiệp là “người đại diện theo pháp luật của doanh nghiệp”. Do đó, nếu ông K. là chủ, đồng thời là người đại diện theo pháp luật đã chết - thì người chủ công ty (lúc này là đứa bé con ông K.) hiển nhiên có quyền ký giấy hoặc “thuê” người khác ký (tức là thuê người khác làm người đại diện theo pháp luật của công ty A). Nhưng vì đứa bé còn nhỏ, chưa có đủ năng lực hành vi dân sự nên quyền ký này được luật qui định “chuyển giao” và thuộc quyền của người mẹ.
Vấn đề quan trọng hơn cần đặt ra là : công ty A có nhất thiết phải tiếp tục tồn tại hay không – trong lúc chờ con ông K trưởng thành - để có thể quản lý, điều hành công ty ? Việc tiếp tục tồn tại của công ty A có thực sự là cần thiết và vì quyền lợi của con ông K. hay không ?
Theo đó, nếu là tôi thì tôi sẽ tư vấn theo hướng nên giải thể hoặc bán lại công ty A.
Mặt khác, nếu người mẹ cứ phải “cố” cho công ty A tiếp tục hoạt động thì cũng không hợp lý và cũng không phải là ý chí thật sự của người chủ công ty. Vì người chủ thật là ông K. thì đã chết rồi, con đứa con thì vẫn còn quá nhỏ. Hay nói đúng hơn, đó là ý chí của người mẹ đứa bé. Mà như vậy thì ý chí này dù hợp pháp thì cũng không hẳn là khách quan.
Trên đây chỉ là ý kiến cá nhân và trao đổi rất tổng quát theo kiểu mạn đàm với nhau. Thân mến.
HÃY GỌI 1900 6280
ĐỂ NGHE LUẬT SƯ TƯ VẤN
Nội dung tư vấn trên website chỉ mang tính tham khảo, cần Luật sư tư vấn chi tiết quý khách vui lòng gọi 1900 6280
Những tin mới hơn
- Công ty yêu cầu nhân viên đóng tiền ký quỹ khi sử dụng máy tính bảng (07/05/2018)
- Tăng giá tiền cho thuê nhà lên bao nhiêu mỗi năm là hợp lý? (07/05/2018)
- Lấy hàng bán không trả tiền có được trừ nợ bằng cổ phần hay xử lý thế nào? (07/05/2018)
- Cổ phiếu quỹ trong công ty cổ phần và khi nào công ty có cổ phiếu quỹ? (07/05/2018)
- Công ty phải làm gì khi sản phẩm của mình bị bêu xấu trên mạng xã hội? (07/05/2018)
- Tính sai tiền lương gây thiệt hại cho công ty phải chịu trách nhiệm gì? (07/05/2018)
- Có được cho người lao động trong công ty vay tiền trả trước lương không? (07/05/2018)
- Sự khác nhau giữa Phân công công việc và Ủy quyền trong công ty (07/05/2018)
- Không đăng thông báo thành lập công ty có bị xử lý gì không? (07/05/2018)
- Cử người có trách nhiệm giữ con dấu công ty là những ai? (07/05/2018)
Những tin cũ hơn
- Thành viên góp vốn bất đồng vắng mặt khi phân chia lợi nhuận (07/05/2018)
- Cổ đông sáng lập rút vốn khỏi công ty sau 1 năm thành lập bằng cách nào? (07/05/2018)
- Có được chuyển nhượng cổ phần khi mới thành lập công ty 1 tháng (07/05/2018)
- Bán toàn bộ Công ty cổ phần mới thành lập cho một cá nhân được không? (07/05/2018)
- Sáp nhập công ty TNHH vào Công ty cổ phần được thực hiện thế nào? (07/05/2018)
- Sáp nhập hay hợp nhất doanh nghiệp tư nhân với công ty TNHH thành một doanh nghiệp (07/05/2018)
- Chủ tịch Hội đồng quản trị tham gia quản lý điều thì ký loại hợp đồng nào? (07/05/2018)
- Thành viên có được chuyển nhượng vốn trong công ty hợp danh? (07/05/2018)
- Cổ đông không góp vốn đòi giải thể công ty được giải quyết thế nào? (07/05/2018)
- Giám đốc là người đại diện theo pháp luật rút khỏi công ty cổ phần? (07/05/2018)
Để nghe Luật sư tư vấn
19006280Trước hết Công ty Luật Bách Dương xin gửi tới quý khách hàng lời chào trân trọng nhất!Với khẩu hiệu "An toàn pháp lý - Nền tảng thành công!" Trong quá trình hoạt động chúng tôi đã nhận được nhiều sự tin tưởng từ các quý khách hàng trên phạm vi cả nước. Tuy nhiên một số thông tin chi tiết và các loại hình dịch vụ pháp lý được Công ty chúng tôi cung cấp thì không phải khách hàng nào cũng biết đến,...
Chi tiết
Bộ luật tố tụng hình sự quy định trình tự, thủ tục khởi tố, điều tra, truy tố, xét xử và thi hành án hình sự; chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và mối quan hệ giữa các cơ quan tiến hành tố tụng; nhiệm vụ, quyền hạn và trách nhiệm của...
Mẫu Văn Bản
-
Đơn thay đổi ý kiến không đồng ý với kết quả hòa giải của tòa án
-
Mẫu Đơn khởi kiện Đòi tiền đặt cọc thuê nhà
-
Đơn xin ly hôn thuận tình có yếu tố nước ngoài
-
Đơn kiện đòi tiền nợ theo hợp đồng
-
Đơn kiện đòi tài sản và quyền kinh doanh theo giấy phép
-
Đơn kiện đòi tài sản đã cho mượn.
-
Đơn kiện đòi quyền sử dụng đất
-
Đơn kiện đòi nợ theo xác nhận công nợ