Bị đòi bồi thường khi công ty không ký hợp đồng lao động và cho nghỉ việc
Đăng lúc: Thứ ba - 15/05/2018 14:36 - Người đăng bài viết: Vũ Văn Toàn
Bị đòi bồi thường khi công ty không ký hợp đồng lao động và cho nghỉ việc. Tôi mới vào làm nhân sự được khoảng 1 năm nhưng lại gặp vấn đề lớn này, kính nhờ Luật Sư giúp. Ở công ty tôi có nhân viên A sau khi làm việc một thời gian thì tôi có đề nghị ký hợp đồng lao động (HĐLĐ), nhưng nhân viên này từ chối không chịu ký hợp đồng. Tháng 3/2017 vừa rồi do làm việc không tốt nên BGĐ quyết định cho anh A nghỉ việc. Tôi cũng đã thanh toán các ngày công và ngày phép cho nhân viên A này rồi. Sau đó, vợ của anh A này lên đưa đơn yêu cầu công ty phải bồi thường 2 tháng tiền lương và 20% tiền công ty không đóng BHXH cho anh A vì công ty đã cho anh A nghỉ việc, và đã không đóng BHXH cho anh A (anh A làm ở công ty tôi được 11 tháng). Do anh A không chịu ký HĐLĐ thì làm sao báo cáo bên BHXH mà đóng tiền, và anh ta chưa làm đủ 12 tháng sao lại đòi trợ cấp thôi việc? BGĐ tôi không đồng ý và chị vợ anh A đã nói sẽ làm đơn kiện, vậy tôi phải làm gì ah? Mong Luật Sư giúp tôi giải quyết vấn đề này. Chân thành cảm ơn.
Theo qui định của pháp luật lao động, sau khi kết thúc thời gian thử việc (tối đa 2 tháng), Công ty (Người sử dụng lao động) phải chính thức ký hợp đồng lao động với Người lao động. Đây là vấn đề mang tính nguyên tắc và bắt buộc. Ở đây, dù bạn nói công ty “có đề nghị ký” nhưng anh nhân viên “từ chối”, nhưng không có bằng chứng gì, trong khi thực tế anh nhân viên này vẫn làm việc tại công ty, hàng tháng công ty vẫn trả tiền lương – thì xem như giữa hai bên đã có một bản Hợp đồng lao động chứ còn gì nữa, phải không bạn?
Nếu đã đồng ý như vậy, thì cứ theo qui định của pháp luật mà thực hiện thôi. Tôi có vài ý trao đổi như dưới đây:
Trước hết, việc công ty “cho anh A nghỉ việc”: theo tôi đánh giá có dấu hiệu là hành vi đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động từ phía Người sử dụng lao động, với lý do là NLĐ "làm việc không tốt".
Về nguyên tắc, đúng là NSDLĐ có quyền đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động trong trường hợp NLĐ làm việc không tốt. Hay cụ thể hơn là thường xuyên không hoàn thành công việc theo hợp đồng. Nhưng phải có bằng chứng chứng minh và thực hiện đúng theo quy định của pháp luật về trình tự, thủ tục chứ không thể tuỳ tiện.
Cụ thể, tại Điều 38 BLLĐ (2012) quy định NSDLĐ có quyền đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động trong những trường hợp "Người lao động thường xuyên không hoàn thành công việc theo hợp đồng lao động".
Cụ thể hoá quy định trên, tại Điều 12 Nghị định 05/2015/NĐ-CP (hướng dẫn thi hành một số điều của BLLĐ) quy định như sau:
"Quyền đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động của người sử dụng lao động tại các Điểm a và c Khoản 1 Điều 38 của Bộ luật Lao động được quy định như sau:
1. Người sử dụng lao động phải quy định cụ thể tiêu chí đánh giá mức độ hoàn thành công việc trong quy chế của doanh nghiệp, làm cơ sở đánh giá người lao động thường xuyên không hoàn thành công việc theo hợp đồng lao động. Quy chế đánh giá mức độ hoàn thành nhiệm vụ do người sử dụng lao động ban hành sau khi có ý kiến của tổ chức đại diện tập thể lao động tại cơ sở".
Theo đó, nếu công ty bạn muốn cho anh A nghỉ việc vì lý do làm việc không tốt (không hoàn thành công việc), thì trước đó công ty phải xây dựng và ban hành "quy chế đánh giá mức độ hoàn thành công việc". Sau đó, dựa trên quy chế này để đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động.
Trong khi đó, theo lời bạn thì công ty không có quy chế, cũng không thấy nhắc đến việc ít nhất cũng phải có sự nhắc nhở, khiển trách anh A - thể hiện anh A làm việc không tốt, mà "tự nhiên" cho nghỉ việc là không đúng quy định, ít nhất về mặt thủ tục pháp lý. (Mặc dù về bản chất, sự thật, có thể là anh A làm việc không tốt thật sự).
Nói khác đi, tôi cho rằng công ty bạn có dấu hiệu đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động với anh A trái pháp luật. Và do vậy, việc phía anh A có ý định kiện công ty không phải là không có cơ sở.
Theo quy định tại Điều 42 BLLĐ (2012), trường hợp NSLLĐ đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động trái pháp luật (được Toà án giải quyết và ra bản án) thì công ty sẽ phải:
1. Phải nhận người lao động trở lại làm việc theo hợp đồng lao động đã giao kết và phải trả tiền lương, bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế trong những ngày người lao động không được làm việc cộng với ít nhất 02 tháng tiền lương theo hợp đồng lao động.
2. Trường hợp người lao động không muốn tiếp tục làm việc, thì ngoài khoản tiền bồi thường quy định tại khoản 1 Điều này người sử dụng lao động phải trả trợ cấp thôi việc theo quy định tại Điều 48 của Bộ luật này.
(Ghi chú: Xem điều luật bên dưới).
Chưa hết, về khoản Bảo hiểm xã hội, lẽ ra công ty phải ký hợp đồng lao động chính thức bằng văn bản, đăng ký và đóng BHXH cho anh A theo qui định của pháp luật. Nhưng do công ty đã không/chưa thực hiện (đây là hành vi sai sót, vi phạm hành chính), nên nay công ty có thể thỏa thuận miệng với anh A, theo hướng trả tiền trực tiếp về khoản này cho anh A. Đây là cách giải quyết có phần "linh hoạt" nhưng nhìn chung vẫn bảo đảm quyền lợi cho Người lao động và có thể chấp nhận được
Nói tóm lại, công ty bạn xem như đã sai, nên phải sửa sai, thanh toán cho anh A những khoản tiền chế độ theo luật định. Việc này sẽ tránh xảy ra tranh chấp, kiện tụng sẽ tốn kém hơn và cũng không vui vẻ gì. Tôi nghĩ đây chắc chắn sẽ là bài học kinh nghiệm tốt để bạn và chính Ban giám đốc công ty làm tốt và đúng luật hơn trong tương lai. Đó cũng chính là cách tốt nhất để bảo đảm quyền và lợi ích hợp pháp, uy tín cho chính doanh nghiệp. Thân mến.
Nếu đã đồng ý như vậy, thì cứ theo qui định của pháp luật mà thực hiện thôi. Tôi có vài ý trao đổi như dưới đây:
Trước hết, việc công ty “cho anh A nghỉ việc”: theo tôi đánh giá có dấu hiệu là hành vi đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động từ phía Người sử dụng lao động, với lý do là NLĐ "làm việc không tốt".
Về nguyên tắc, đúng là NSDLĐ có quyền đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động trong trường hợp NLĐ làm việc không tốt. Hay cụ thể hơn là thường xuyên không hoàn thành công việc theo hợp đồng. Nhưng phải có bằng chứng chứng minh và thực hiện đúng theo quy định của pháp luật về trình tự, thủ tục chứ không thể tuỳ tiện.
Cụ thể, tại Điều 38 BLLĐ (2012) quy định NSDLĐ có quyền đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động trong những trường hợp "Người lao động thường xuyên không hoàn thành công việc theo hợp đồng lao động".
Cụ thể hoá quy định trên, tại Điều 12 Nghị định 05/2015/NĐ-CP (hướng dẫn thi hành một số điều của BLLĐ) quy định như sau:
"Quyền đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động của người sử dụng lao động tại các Điểm a và c Khoản 1 Điều 38 của Bộ luật Lao động được quy định như sau:
1. Người sử dụng lao động phải quy định cụ thể tiêu chí đánh giá mức độ hoàn thành công việc trong quy chế của doanh nghiệp, làm cơ sở đánh giá người lao động thường xuyên không hoàn thành công việc theo hợp đồng lao động. Quy chế đánh giá mức độ hoàn thành nhiệm vụ do người sử dụng lao động ban hành sau khi có ý kiến của tổ chức đại diện tập thể lao động tại cơ sở".
Theo đó, nếu công ty bạn muốn cho anh A nghỉ việc vì lý do làm việc không tốt (không hoàn thành công việc), thì trước đó công ty phải xây dựng và ban hành "quy chế đánh giá mức độ hoàn thành công việc". Sau đó, dựa trên quy chế này để đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động.
Trong khi đó, theo lời bạn thì công ty không có quy chế, cũng không thấy nhắc đến việc ít nhất cũng phải có sự nhắc nhở, khiển trách anh A - thể hiện anh A làm việc không tốt, mà "tự nhiên" cho nghỉ việc là không đúng quy định, ít nhất về mặt thủ tục pháp lý. (Mặc dù về bản chất, sự thật, có thể là anh A làm việc không tốt thật sự).
Nói khác đi, tôi cho rằng công ty bạn có dấu hiệu đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động với anh A trái pháp luật. Và do vậy, việc phía anh A có ý định kiện công ty không phải là không có cơ sở.
Theo quy định tại Điều 42 BLLĐ (2012), trường hợp NSLLĐ đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động trái pháp luật (được Toà án giải quyết và ra bản án) thì công ty sẽ phải:
1. Phải nhận người lao động trở lại làm việc theo hợp đồng lao động đã giao kết và phải trả tiền lương, bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế trong những ngày người lao động không được làm việc cộng với ít nhất 02 tháng tiền lương theo hợp đồng lao động.
2. Trường hợp người lao động không muốn tiếp tục làm việc, thì ngoài khoản tiền bồi thường quy định tại khoản 1 Điều này người sử dụng lao động phải trả trợ cấp thôi việc theo quy định tại Điều 48 của Bộ luật này.
(Ghi chú: Xem điều luật bên dưới).
Chưa hết, về khoản Bảo hiểm xã hội, lẽ ra công ty phải ký hợp đồng lao động chính thức bằng văn bản, đăng ký và đóng BHXH cho anh A theo qui định của pháp luật. Nhưng do công ty đã không/chưa thực hiện (đây là hành vi sai sót, vi phạm hành chính), nên nay công ty có thể thỏa thuận miệng với anh A, theo hướng trả tiền trực tiếp về khoản này cho anh A. Đây là cách giải quyết có phần "linh hoạt" nhưng nhìn chung vẫn bảo đảm quyền lợi cho Người lao động và có thể chấp nhận được
Nói tóm lại, công ty bạn xem như đã sai, nên phải sửa sai, thanh toán cho anh A những khoản tiền chế độ theo luật định. Việc này sẽ tránh xảy ra tranh chấp, kiện tụng sẽ tốn kém hơn và cũng không vui vẻ gì. Tôi nghĩ đây chắc chắn sẽ là bài học kinh nghiệm tốt để bạn và chính Ban giám đốc công ty làm tốt và đúng luật hơn trong tương lai. Đó cũng chính là cách tốt nhất để bảo đảm quyền và lợi ích hợp pháp, uy tín cho chính doanh nghiệp. Thân mến.
HÃY GỌI 1900 6280
ĐỂ NGHE LUẬT SƯ TƯ VẤN
Nội dung tư vấn trên website chỉ mang tính tham khảo, cần Luật sư tư vấn chi tiết quý khách vui lòng gọi 1900 6280
Những tin mới hơn
- Làm đơn nghỉ việc nhưng không cho nghỉ vì lý do không đúng luật thì phải làm gì? (15/05/2018)
- Người khác có thể xin thôi việc cho người lao động trong công ty được không? (15/05/2018)
- Thời gian báo khi muốn nghỉ việc là ngày làm việc hay tính cả ngày nghỉ? (15/05/2018)
- Báo trước 3 ngày khi nghỉ việc hợp đồng lao động không xác định thời hạn đúng hay sai? (15/05/2018)
- Đã bồi thường cam kết đào tạo khi nghỉ việc nhưng bị ngăn chặn làm việc nơi khác (15/05/2018)
- Lấy lại tiền ký quỹ khi thời gian thử việc đã kết thúc mà muốn xin thôi việc (15/05/2018)
- Bồi thường phí đào tạo khi nghỉ việc do hợp đồng lao động hết hạn có đúng không? (15/05/2018)
- Có nên kiện công ty khi đã nộp đơn xin nghỉ việc nhưng bị sa thải (15/05/2018)
- Công ty chấm dứt hợp đồng lao động do thay đổi cơ cấu nên giải quyết thế nào? (15/05/2018)
- Xin thôi việc thì bị công ty đòi bồi thường thì mới giải quyết đơn (15/05/2018)
Những tin cũ hơn
- Tự ý nghỉ để chờ ý kiến theo thời hạn khi đã làm đơn xin nghỉ việc có được không? (15/05/2018)
- Hợp đồng lao động hết hạn gần 3 tháng chưa được ký hợp đồng thì làm thế nào? (15/05/2018)
- Ký hợp đồng dịch vụ hay lao động với nhân viên bảo vệ sắp đến tuổi hưu? (15/05/2018)
- Bị công ty cho nghỉ việc có phải là đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động? (15/05/2018)
- Bị công ty chấm dứt hợp đồng lao động cho nghỉ việc vì lý do không phù hợp? (15/05/2018)
- Không đồng ý hợp đồng lao động mới vì thời hạn chỉ có 12 tháng có đúng không? (15/05/2018)
- Nghỉ việc vì bị chuyển làm việc không đúng trong hợp đồng lao động thì phải làm sao? (15/05/2018)
- Bị điều chuyển từ Trưởng phòng xuống phó phòng nên làm thế nào? (15/05/2018)
- Hợp đồng lao động hết hạn đối với lao động nữ đang có thai có được chấm dứt hay ký tiếp? (15/05/2018)
- Ký hợp đồng lao động một năm liên tiếp khi nghỉ việc có quyền lợi gì? (15/05/2018)
Trước hết Công ty Luật Bách Dương xin gửi tới quý khách hàng lời chào trân trọng nhất!Với khẩu hiệu "An toàn pháp lý - Nền tảng thành công!" Trong quá trình hoạt động chúng tôi đã nhận được nhiều sự tin tưởng từ các quý khách hàng trên phạm vi cả nước. Tuy nhiên một số thông tin chi tiết và các loại hình dịch vụ pháp lý được Công ty chúng tôi cung cấp thì không phải khách hàng nào cũng biết đến,...
Chi tiết
Bộ luật tố tụng hình sự quy định trình tự, thủ tục khởi tố, điều tra, truy tố, xét xử và thi hành án hình sự; chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và mối quan hệ giữa các cơ quan tiến hành tố tụng; nhiệm vụ, quyền hạn và trách nhiệm của...
Mẫu Văn Bản
-
Đơn thay đổi ý kiến không đồng ý với kết quả hòa giải của tòa án
-
Mẫu Đơn khởi kiện Đòi tiền đặt cọc thuê nhà
-
Đơn xin ly hôn thuận tình có yếu tố nước ngoài
-
Đơn kiện đòi tiền nợ theo hợp đồng
-
Đơn kiện đòi tài sản và quyền kinh doanh theo giấy phép
-
Đơn kiện đòi tài sản đã cho mượn.
-
Đơn kiện đòi quyền sử dụng đất
-
Đơn kiện đòi nợ theo xác nhận công nợ
-
Đơn kiện đòi lại di sản thừa kế
-
Đơn đề nghị công nhận quyền sử dụng đất và tài sản gắn liền với đất