Bắt viết đơn xin nghỉ việc khi vừa ký hợp đồng xong thì giải quyết thế nào?
Đăng lúc: Thứ ba - 15/05/2018 01:22 - Người đăng bài viết: Vũ Văn Toàn
Bắt viết đơn xin nghỉ việc khi vừa ký hợp đồng xong thì giải quyết thế nào? Chồng em mới vô công ty và thử việc 1 tháng, sau khi hết thời gian thử việc chồng em ký với công ty 1 bản hợp đồng lao động thời hạn 1 năm. Nhưng sau đó công ty kêu lên, bắt chồng em phải viết đơn xin nghỉ việc. Chồng em có xin qua bộ phận khác, nhưng quản lý Hàn Quốc bên chồng em làm lại không đồng ý và không nói lý do đuổi chồng em. Vậy cho em hỏi trong trường hợp này em nên giải quyết như thế nào? Em xin chân thành cảm ơn.
Từ những thông tin của bạn, giả sử là đúng sự thật, tôi có ý kiến trao đổi như sau:
- Hợp đồng lao động đã ký giữa hai bên (chồng bạn và công ty) có thời hạn 1 năm là cơ sở pháp lý ràng buộc và chứng minh giữa hai bên có một quan hệ hợp đồng trong lao động và sử dụng lao động. Theo đó, đã làm phát sinh quyền và trách nhiệm của mỗi bên, theo quy định tại Bộ luật lao động.
- Việc công ty yêu cầu chồng bạn viết đơn xin nghỉ việc có dấu hiệu "ép buộc" trái luật, hay có thể xem là hành vi có dấu hiệu "đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động trái pháp luật".
- Theo quy định tại Bộ luật lao động 2012, phía Người sử dụng lao động (công ty) có quyền đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động, nhưng chỉ trong những điều kiện cụ thể, do pháp luật quy định. Cụ thể quy định tại Điều 38 Bộ luật lao động 2012, đó là khi:
a) Người lao động thường xuyên không hoàn thành công việc theo hợp đồng lao động;
b) Người lao động bị ốm đau, tai nạn đã điều trị 12 tháng liên tục đối với người làm theo hợp đồng lao động không xác định thời hạn, đã điều trị 06 tháng liên tục, đối với người lao động làm theo hợp đồng lao động xác định thời hạn và quá nửa thời hạn hợp đồng lao động đối với người làm theo hợp đồng lao động theo mùa vụ hoặc theo một công việc nhất định có thời hạn dưới 12 tháng mà khả năng lao động chưa hồi phục.
c) Do thiên tai, hỏa hoạn hoặc những lý do bất khả kháng khác theo quy định của pháp luật, mà người sử dụng lao động đã tìm mọi biện pháp khắc phục nhưng vẫn buộc phải thu hẹp sản xuất, giảm chỗ làm việc;
d) Người lao động không có mặt tại nơi làm việc sau thời hạn quy định tại Điều 33 của Bộ luật này.
Ngoài ra, khi đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động, người sử dụng lao động phải báo cho người lao động biết trước ít nhất 30 ngày đối với hợp đồng lao động xác định thời hạn.
Như vậy, nếu không thuộc các trường hợp trên, mà công ty ép chồng bạn phải nghỉ việc, thì có thể xem là hành vi đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động trái pháp luật.
Về hướng giải quyết:
- Theo tôi trước mắt chồng bạn không nên viết đơn xin nghỉ việc, đồng thời yêu cầu phía công ty phải trả lời rõ (bằng văn bản) lý do vì sao bắt chồng bạn phải xin nghỉ việc hoặc ép phải nghỉ việc?
- Xét về mặt pháp luật, do chồng bạn vẫn đang là "người lao động" tại công ty, đang có hợp đồng lao động hợp pháp, có hiệu lực, nên vẫn phải đi làm bình thường, tuân thủ các quy định về kỷ luật lao động, hành chính ...vv. Không nên tự ý nghỉ việc không lý do (vì có thể bị công ty lấy cớ vi phạm kỷ luật, tự ý nghỉ việc để sa thải).
Nếu cuối cùng công ty vẫn ép chồng bạn phải nghỉ việc (chẳng hạn như không cho vào làm việc), thì chồng bạn có thể khiếu nại lên cơ quan quản lý lao động tại địa phương (Liên đoàn lao động quận/huyện). Sau đó nếu hai bên không hòa giải được, thì chồng bạn có thể khởi kiện ra tòa án, yêu cầu công ty phải nhận lại chồng bạn vào làm việc theo hợp đồng đã ký hoặc phải bồi thường thiệt hại (theo thỏa thuận hoặc theo quy định của pháp luật).
- Hợp đồng lao động đã ký giữa hai bên (chồng bạn và công ty) có thời hạn 1 năm là cơ sở pháp lý ràng buộc và chứng minh giữa hai bên có một quan hệ hợp đồng trong lao động và sử dụng lao động. Theo đó, đã làm phát sinh quyền và trách nhiệm của mỗi bên, theo quy định tại Bộ luật lao động.
- Việc công ty yêu cầu chồng bạn viết đơn xin nghỉ việc có dấu hiệu "ép buộc" trái luật, hay có thể xem là hành vi có dấu hiệu "đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động trái pháp luật".
- Theo quy định tại Bộ luật lao động 2012, phía Người sử dụng lao động (công ty) có quyền đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động, nhưng chỉ trong những điều kiện cụ thể, do pháp luật quy định. Cụ thể quy định tại Điều 38 Bộ luật lao động 2012, đó là khi:
a) Người lao động thường xuyên không hoàn thành công việc theo hợp đồng lao động;
b) Người lao động bị ốm đau, tai nạn đã điều trị 12 tháng liên tục đối với người làm theo hợp đồng lao động không xác định thời hạn, đã điều trị 06 tháng liên tục, đối với người lao động làm theo hợp đồng lao động xác định thời hạn và quá nửa thời hạn hợp đồng lao động đối với người làm theo hợp đồng lao động theo mùa vụ hoặc theo một công việc nhất định có thời hạn dưới 12 tháng mà khả năng lao động chưa hồi phục.
c) Do thiên tai, hỏa hoạn hoặc những lý do bất khả kháng khác theo quy định của pháp luật, mà người sử dụng lao động đã tìm mọi biện pháp khắc phục nhưng vẫn buộc phải thu hẹp sản xuất, giảm chỗ làm việc;
d) Người lao động không có mặt tại nơi làm việc sau thời hạn quy định tại Điều 33 của Bộ luật này.
Ngoài ra, khi đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động, người sử dụng lao động phải báo cho người lao động biết trước ít nhất 30 ngày đối với hợp đồng lao động xác định thời hạn.
Như vậy, nếu không thuộc các trường hợp trên, mà công ty ép chồng bạn phải nghỉ việc, thì có thể xem là hành vi đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động trái pháp luật.
Về hướng giải quyết:
- Theo tôi trước mắt chồng bạn không nên viết đơn xin nghỉ việc, đồng thời yêu cầu phía công ty phải trả lời rõ (bằng văn bản) lý do vì sao bắt chồng bạn phải xin nghỉ việc hoặc ép phải nghỉ việc?
- Xét về mặt pháp luật, do chồng bạn vẫn đang là "người lao động" tại công ty, đang có hợp đồng lao động hợp pháp, có hiệu lực, nên vẫn phải đi làm bình thường, tuân thủ các quy định về kỷ luật lao động, hành chính ...vv. Không nên tự ý nghỉ việc không lý do (vì có thể bị công ty lấy cớ vi phạm kỷ luật, tự ý nghỉ việc để sa thải).
Nếu cuối cùng công ty vẫn ép chồng bạn phải nghỉ việc (chẳng hạn như không cho vào làm việc), thì chồng bạn có thể khiếu nại lên cơ quan quản lý lao động tại địa phương (Liên đoàn lao động quận/huyện). Sau đó nếu hai bên không hòa giải được, thì chồng bạn có thể khởi kiện ra tòa án, yêu cầu công ty phải nhận lại chồng bạn vào làm việc theo hợp đồng đã ký hoặc phải bồi thường thiệt hại (theo thỏa thuận hoặc theo quy định của pháp luật).
HÃY GỌI 1900 6280
ĐỂ NGHE LUẬT SƯ TƯ VẤN
Nội dung tư vấn trên website chỉ mang tính tham khảo, cần Luật sư tư vấn chi tiết quý khách vui lòng gọi 1900 6280
Những tin mới hơn
- Không đồng ý hợp đồng lao động mới vì thời hạn chỉ có 12 tháng có đúng không? (15/05/2018)
- Bị công ty chấm dứt hợp đồng lao động cho nghỉ việc vì lý do không phù hợp? (15/05/2018)
- Bị công ty cho nghỉ việc có phải là đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động? (15/05/2018)
- Ký hợp đồng dịch vụ hay lao động với nhân viên bảo vệ sắp đến tuổi hưu? (15/05/2018)
- Nghỉ việc vì bị chuyển làm việc không đúng trong hợp đồng lao động thì phải làm sao? (15/05/2018)
- Bị điều chuyển từ Trưởng phòng xuống phó phòng nên làm thế nào? (15/05/2018)
- Đòi bồi thường khi công ty không ký hợp đồng lao động cho nghỉ việc? (15/05/2018)
- Ký hợp đồng lao động một năm liên tiếp khi nghỉ việc có quyền lợi gì? (15/05/2018)
- Hợp đồng lao động hết hạn đối với lao động nữ đang có thai có được chấm dứt hay ký tiếp? (15/05/2018)
- Đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động xong lại tiếp tục tái ký tiếp được không? (15/05/2018)
Những tin cũ hơn
- Chấm dứt hợp đồng lao động do tuyển dụng xong mà không có việc làm (15/05/2018)
- Hợp đồng lao động cho nhân viên tạp vụ và nấu ăn được thực hiện thế nào? (15/05/2018)
- Chuyển vị trí làm việc sang bộ phận khác có phải ký hợp đồng lao động mới? (14/05/2018)
- Cán bộ công đoàn cơ sở hết hạn hợp đồng lao động không gia hạn nữa có được không? (14/05/2018)
- Có được hưởng chế độ hưu trí khi là lao động nữ dưới 50 tuổi đóng BHXH 20 năm? (14/05/2018)
- Chưa ký hợp đồng lao động nhưng nghỉ sinh con được hưởng quyền lợi gì không? (14/05/2018)
- Doanh nghiệp bãi bỏ mức lương tối thiểu do Chính phủ qui định được không? (14/05/2018)
- Nghỉ định kỳ trong tháng như thế nào khi có ngày lễ và nghỉ thai sản? (13/05/2018)
- Thời giờ nghỉ ngơi trong giờ làm khi mang thai được quy định thế nào? (13/05/2018)
- Đòi bồi thường thiệt hại dân sự trong vụ án hình sự ở giai đoạn thi hành án (13/05/2018)
Trước hết Công ty Luật Bách Dương xin gửi tới quý khách hàng lời chào trân trọng nhất!Với khẩu hiệu "An toàn pháp lý - Nền tảng thành công!" Trong quá trình hoạt động chúng tôi đã nhận được nhiều sự tin tưởng từ các quý khách hàng trên phạm vi cả nước. Tuy nhiên một số thông tin chi tiết và các loại hình dịch vụ pháp lý được Công ty chúng tôi cung cấp thì không phải khách hàng nào cũng biết đến,...
Chi tiết
Tha tù trước thời hạn có Điều kiện là biện pháp được Tòa án áp dụng đối với người đang chấp hành án phạt tù khi có đủ các Điều kiện theo quy định của Bộ luật Hình sự, xét thấy không cần buộc họ phải tiếp tục chấp hành án phạt tù...
Mẫu Văn Bản
-
Đơn thay đổi ý kiến không đồng ý với kết quả hòa giải của tòa án
-
Mẫu Đơn khởi kiện Đòi tiền đặt cọc thuê nhà
-
Đơn xin ly hôn thuận tình có yếu tố nước ngoài
-
Đơn kiện đòi tiền nợ theo hợp đồng
-
Đơn kiện đòi tài sản và quyền kinh doanh theo giấy phép
-
Đơn kiện đòi tài sản đã cho mượn.
-
Đơn kiện đòi quyền sử dụng đất
-
Đơn kiện đòi nợ theo xác nhận công nợ
-
Đơn kiện đòi lại di sản thừa kế
-
Đơn đề nghị công nhận quyền sử dụng đất và tài sản gắn liền với đất