Có được cho người lao động trong công ty vay tiền trả trước lương không?
Đăng lúc: Thứ hai - 07/05/2018 18:24 - Người đăng bài viết: Vũ Văn Toàn
Có được cho người lao động trong công ty vay tiền trả trước lương không? Công ty chúng tôi là Cty TNHH Nhà nước liên doanh với nước ngoài, vậy nếu BGĐ quyết định cho CBCNV vay trước lương với hình thức như thế này thì theo các luật sư có hợp pháp không? Căn cứ vào điều luật nào? 1.Cho CBCNV vay trước 6 tháng lương, theo lãi suất gửi tiết kiệm 12 tháng tại NH, mỗi tháng sẽ trừ hết lương của CBCNV. 2. Cho vay mà không tính lãi, mỗi tháng sẽ trừ hết lương của CBCNV. Nếu trường hợp người lao động chưa trả hết nợ mà nghỉ việc không báo trước thì Công ty phải xử lý khoản nợ đó thế nào? Những người ký cho vay có trách nhiệm thế nào trong việc duyệt cho vay mà không thu hồi được nợ trước pháp luật? Theo điều luật số mấy? Lưu ý Công ty chúng tôi không phải là Công Ty Tài chính. Chân thành cám ơn.
Trước hết, cho dù công ty có nguồn gốc từ liên doanh, thì cán bộ, nhân viên trong công ty của chị về nguyên tắc đều là “người lao động”, không phải là cán bộ công chức Nhà nước.
Theo tôi, việc công ty có điều kiện về tài chính, cho cán bộ, nhân viên vay tiền, với mức vay khoảng 6 tháng lương, là điều đáng ghi nhận. Vì đây có thể xem là việc hỗ trợ, giúp sức cho người lao động, nhất là những người có hoàn cảnh khó khăn. Điều nay về nguyên tắc không có gì sai trái. Giao dịch vay mượn tiền (có thể xem là quan hệ vay mượn tài sản) giữa cá nhân với cá nhân, tổ chức với cá nhân …vv - được qui định tại Bộ luật dân sự.
(Tuy nhiên, tôi cũng nghĩ rằng số tiền cho vay phải thuộc một Quĩ nào đó, chẳng hạn là Quĩ phúc lợi, được công ty thành lập hợp pháp, mục đích và tiêu chí sử dụng rõ ràng, chặt chẽ và nên có sự trao đổi, thông qua với Ban chấp hành công đoàn).
Cần có sự phân biệt rạch ròi giữa quan hệ vay mượn tiền và quan hệ tiền lương. Đây là hai việc có bản chất hoàn toàn khác nhau, không nên lẫn lộn và “cấn trừ” với nhau – vì có thể sai luật, nếu “cấn trừ” không đúng. Vì theo qui định tại Bộ luật lao động, công ty không được “cấn trừ” các khoản tạm ứng hay nợ của người lao động quá 30% lương hàng tháng. Do vậy, nếu công ty có ý định cấn trừ tới 100% lương là sai luật. Chưa kể nếu như vậy thì người lao động sẽ lấy gì mà sống, mà làm việc ? Hay nói cách khác, không nên nói rõ là “trừ” hết vào tiền lương, mà nên thỏa thuận cho người lao động trả trong 9 tháng, 12 tháng chẳng hạn. Còn việc trả như thế nào là do sự tự giác, tự chủ của người lao động.
Người lao động có thể lĩnh lương xong, sau đó tự mình trích ra bao nhiêu đó để tự mình “trả góp” khoản vay. Không nên “trả” theo kiểu kế toán tiền lương tự động chuyển tiền lương thành tiền trả nợ.
Vấn đề cho vay có lãi cũng cần phải xem xét kỹ lưỡng. Vì nếu lãi suất thật thấp - ở mức hỗ trợ, để có nguồn kinh phí để quản lý, duy trì Quĩ thì không đáng nói. Nhưng nếu lãi suất ở mức cao, được xem là khoản “lợi nhuận kinh doanh” thì không ổn. Chưa kể nếu vậy thì cần phải khai báo doanh thu, mà về bản chất thì lại trở thành hoạt động theo kiểu tín dụng đen, trái pháp luật và mất đi ý nghĩa “hỗ trợ” người lao động.
Về hình thức, việc cho vay tiền phải thể hiện bằng văn bản rõ ràng. Chẳng hạn là Hợp đồng vay tiền. Trong hợp đồng cần ghi rõ thời hạn vay, số tiền, lãi suất, cách trả, cách giải quyết tranh chấp nếu không trả đúng hạn …vv. Trong Hợp đồng vay tiền có thể ghi “nếu không trả nợ đúng hạn thì công ty có quyền trừ vào tiền lương, mỗi tháng 30% cho đến khi trả hết nợ”.
Nếu đã có hợp đồng vay mượn rõ ràng, thì sau này lỡ người lao động nghỉ việc, không trả nợ … - công ty có quyền căn cứ vào hợp đồng kiện ra Tòa án, thu hồi nợ.
Người “ký cho vay” - theo tôi nghĩ người này nên là giám đốc (người đại diện theo pháp luật của công ty), vì không còn ai khác thích hợp hơn. Về trách nhiệm của người này, theo tôi nghĩ đây không phải là hành vi đơn phương, mà là chủ trương, đường lối của công ty, được Công đoàn ủng hộ - nên vị này cũng không có trách nhiệm cá nhân ( mà nếu có thì chắc cũng chẳng ai dám ký, vì không khéo lại “rước họa vào thân”). Nếu có rủi ro, thất thoát thì cũng xem như là thiệt hại chung của công ty, cùng khắc phục.
Lưu ý trên đây cũng chỉ là những ý kiến trao đổi về mặt nguyên tắc. Nếu Công ty chị thực sự sẽ triển khai, theo tôi nên nhờ luật sư hỗ trợ thêm, nhất là về văn bản (hợp đồng), để chặt chẽ, đúng luật. Thân mến.
Theo tôi, việc công ty có điều kiện về tài chính, cho cán bộ, nhân viên vay tiền, với mức vay khoảng 6 tháng lương, là điều đáng ghi nhận. Vì đây có thể xem là việc hỗ trợ, giúp sức cho người lao động, nhất là những người có hoàn cảnh khó khăn. Điều nay về nguyên tắc không có gì sai trái. Giao dịch vay mượn tiền (có thể xem là quan hệ vay mượn tài sản) giữa cá nhân với cá nhân, tổ chức với cá nhân …vv - được qui định tại Bộ luật dân sự.
(Tuy nhiên, tôi cũng nghĩ rằng số tiền cho vay phải thuộc một Quĩ nào đó, chẳng hạn là Quĩ phúc lợi, được công ty thành lập hợp pháp, mục đích và tiêu chí sử dụng rõ ràng, chặt chẽ và nên có sự trao đổi, thông qua với Ban chấp hành công đoàn).
Cần có sự phân biệt rạch ròi giữa quan hệ vay mượn tiền và quan hệ tiền lương. Đây là hai việc có bản chất hoàn toàn khác nhau, không nên lẫn lộn và “cấn trừ” với nhau – vì có thể sai luật, nếu “cấn trừ” không đúng. Vì theo qui định tại Bộ luật lao động, công ty không được “cấn trừ” các khoản tạm ứng hay nợ của người lao động quá 30% lương hàng tháng. Do vậy, nếu công ty có ý định cấn trừ tới 100% lương là sai luật. Chưa kể nếu như vậy thì người lao động sẽ lấy gì mà sống, mà làm việc ? Hay nói cách khác, không nên nói rõ là “trừ” hết vào tiền lương, mà nên thỏa thuận cho người lao động trả trong 9 tháng, 12 tháng chẳng hạn. Còn việc trả như thế nào là do sự tự giác, tự chủ của người lao động.
Người lao động có thể lĩnh lương xong, sau đó tự mình trích ra bao nhiêu đó để tự mình “trả góp” khoản vay. Không nên “trả” theo kiểu kế toán tiền lương tự động chuyển tiền lương thành tiền trả nợ.
Vấn đề cho vay có lãi cũng cần phải xem xét kỹ lưỡng. Vì nếu lãi suất thật thấp - ở mức hỗ trợ, để có nguồn kinh phí để quản lý, duy trì Quĩ thì không đáng nói. Nhưng nếu lãi suất ở mức cao, được xem là khoản “lợi nhuận kinh doanh” thì không ổn. Chưa kể nếu vậy thì cần phải khai báo doanh thu, mà về bản chất thì lại trở thành hoạt động theo kiểu tín dụng đen, trái pháp luật và mất đi ý nghĩa “hỗ trợ” người lao động.
Về hình thức, việc cho vay tiền phải thể hiện bằng văn bản rõ ràng. Chẳng hạn là Hợp đồng vay tiền. Trong hợp đồng cần ghi rõ thời hạn vay, số tiền, lãi suất, cách trả, cách giải quyết tranh chấp nếu không trả đúng hạn …vv. Trong Hợp đồng vay tiền có thể ghi “nếu không trả nợ đúng hạn thì công ty có quyền trừ vào tiền lương, mỗi tháng 30% cho đến khi trả hết nợ”.
Nếu đã có hợp đồng vay mượn rõ ràng, thì sau này lỡ người lao động nghỉ việc, không trả nợ … - công ty có quyền căn cứ vào hợp đồng kiện ra Tòa án, thu hồi nợ.
Người “ký cho vay” - theo tôi nghĩ người này nên là giám đốc (người đại diện theo pháp luật của công ty), vì không còn ai khác thích hợp hơn. Về trách nhiệm của người này, theo tôi nghĩ đây không phải là hành vi đơn phương, mà là chủ trương, đường lối của công ty, được Công đoàn ủng hộ - nên vị này cũng không có trách nhiệm cá nhân ( mà nếu có thì chắc cũng chẳng ai dám ký, vì không khéo lại “rước họa vào thân”). Nếu có rủi ro, thất thoát thì cũng xem như là thiệt hại chung của công ty, cùng khắc phục.
Lưu ý trên đây cũng chỉ là những ý kiến trao đổi về mặt nguyên tắc. Nếu Công ty chị thực sự sẽ triển khai, theo tôi nên nhờ luật sư hỗ trợ thêm, nhất là về văn bản (hợp đồng), để chặt chẽ, đúng luật. Thân mến.
HÃY GỌI 1900 6280
ĐỂ NGHE LUẬT SƯ TƯ VẤN
Nội dung tư vấn trên website chỉ mang tính tham khảo, cần Luật sư tư vấn chi tiết quý khách vui lòng gọi 1900 6280
Những tin mới hơn
- Cổ phiếu quỹ trong công ty cổ phần và khi nào công ty có cổ phiếu quỹ? (07/05/2018)
- Doanh nghiệp thuê xe ô tô của cá nhân có đưa vào chi phí hạch toán? (07/05/2018)
- Mở quán internet không được vì giấy xác nhận của địa phương (08/05/2018)
- Nghành nghề lắp ráp xe máy nên thành lập mô hình doanh nghiệp nào? (08/05/2018)
- Lấy hàng bán không trả tiền có được trừ nợ bằng cổ phần hay xử lý thế nào? (07/05/2018)
- Công ty yêu cầu nhân viên đóng tiền ký quỹ khi sử dụng máy tính bảng (07/05/2018)
- Không đăng thông báo thành lập công ty có bị xử lý gì không? (07/05/2018)
- Tính sai tiền lương gây thiệt hại cho công ty phải chịu trách nhiệm gì? (07/05/2018)
- Công ty phải làm gì khi sản phẩm của mình bị bêu xấu trên mạng xã hội? (07/05/2018)
- Sự khác nhau giữa Phân công công việc và Ủy quyền trong công ty (07/05/2018)
Những tin cũ hơn
- Cử người có trách nhiệm giữ con dấu công ty là những ai? (07/05/2018)
- Bố Mẹ có thể thay con còn nhỏ điều hành công ty TNHH? (07/05/2018)
- Thành viên góp vốn bất đồng vắng mặt khi phân chia lợi nhuận (07/05/2018)
- Cổ đông sáng lập rút vốn khỏi công ty sau 1 năm thành lập bằng cách nào? (07/05/2018)
- Có được chuyển nhượng cổ phần khi mới thành lập công ty 1 tháng (07/05/2018)
- Bán toàn bộ Công ty cổ phần mới thành lập cho một cá nhân được không? (07/05/2018)
- Sáp nhập công ty TNHH vào Công ty cổ phần được thực hiện thế nào? (07/05/2018)
- Sáp nhập hay hợp nhất doanh nghiệp tư nhân với công ty TNHH thành một doanh nghiệp (07/05/2018)
- Chủ tịch Hội đồng quản trị tham gia quản lý điều thì ký loại hợp đồng nào? (07/05/2018)
- Thành viên có được chuyển nhượng vốn trong công ty hợp danh? (07/05/2018)
Trước hết Công ty Luật Bách Dương xin gửi tới quý khách hàng lời chào trân trọng nhất!Với khẩu hiệu "An toàn pháp lý - Nền tảng thành công!" Trong quá trình hoạt động chúng tôi đã nhận được nhiều sự tin tưởng từ các quý khách hàng trên phạm vi cả nước. Tuy nhiên một số thông tin chi tiết và các loại hình dịch vụ pháp lý được Công ty chúng tôi cung cấp thì không phải khách hàng nào cũng biết đến,...
Chi tiết
Các Tòa án nhân dân đã tích cực phối hợp với Cơ quan thi hành án dân sự, Viện kiểm sát nhân dân cùng cấp rà soát và giải quyết kiến nghị của cơ quan thi hành án đối với các bản án, quyết định nêu trên. Số lượng các bản án, quyết...
Mẫu Văn Bản
-
Đơn thay đổi ý kiến không đồng ý với kết quả hòa giải của tòa án
-
Mẫu Đơn khởi kiện Đòi tiền đặt cọc thuê nhà
-
Đơn xin ly hôn thuận tình có yếu tố nước ngoài
-
Đơn kiện đòi tiền nợ theo hợp đồng
-
Đơn kiện đòi tài sản và quyền kinh doanh theo giấy phép
-
Đơn kiện đòi tài sản đã cho mượn.
-
Đơn kiện đòi quyền sử dụng đất
-
Đơn kiện đòi nợ theo xác nhận công nợ