Cổ đông sáng lập rút vốn khỏi công ty sau 1 năm thành lập bằng cách nào?
Đăng lúc: Thứ hai - 07/05/2018 18:05 - Người đăng bài viết: Vũ Văn Toàn
Cổ đông sáng lập rút vốn khỏi công ty sau 1 năm thành lập bằng cách nào? Tôi xin hỏi: Năm 2010, tôi có tham gia góp vốn lập công ty cổ phần với hai người khác. Trong công ty tôi sở hữu 51% vốn, một người góp vốn 20%, một người góp vốn là 29%. Nay người góp vốn 29% ngừng góp vốn và yêu cầu rút vốn, công ty tôi phải giải quyết thế nào? Tôi và cổ đông kia không muốn mua lại (cổ phần) , vì công ty hoạt động chưa hiệu quả. Xin chân thành cám ơn
Theo thông tin của anh, có thể hiểu cả ba người góp vốn ban đầu đều là “cổ đông sáng lập” của công ty.
Theo qui định tại Luật doanh nghiệp, về nguyên tắc cổ đông có quyền tự do chuyển nhượng cổ phần của mình cho người khác, trừ trường hợp là “cổ phần ưu đãi biểu quyết” và qui định tại khoản 5 Điều 84 Luật doanh nghiệp.
Cụ thể, khoản 5 Điều 84 qui định “ Trong thời hạn ba năm, kể từ ngày công ty được cấp Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh, cổ đông sáng lập có quyền tự do chuyển nhượng cổ phần phổ thông của mình cho cổ đông sáng lập khác, nhưng chỉ được chuyển nhượng cổ phần phổ thông của mình cho người không phải là cổ đông sáng lập nếu được sự chấp thuận của Đại hội đồng cổ đông. Sau thời hạn ba năm, kể từ ngày công ty được cấp Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh, các hạn chế đối với cổ phần phổ thông của cổ đông sáng lập đều được bãi bỏ”.
Đối chiếu với qui định trên, mặc dù anh không nói rõ là cổ phần của từng cổ đông (người góp vốn) bao nhiêu là cổ phần phổ thông, bao nhiêu là cổ phần ưu đãi (điều này được ghi rõ trong Điều lệ công ty) thì cũng có thể thấy là trong bối cảnh công ty mới thành lập được khoảng 1 năm, người (cổ đông) góp vốn 29% (tạm gọi là ông A) chưa thể rút vốn ra khỏi công ty nếu hai cổ đông còn lại (trong đó có anh) không đồng ý mua lại. Nếu ông A chủ động tìm được người bên ngoài công ty mua lại cổ phần của mình thì cũng chưa chắc bán hết được (nếu ông A có cổ phần thuộc các trường hợp hạn chế chuyển nhượng như nói ở trên).
Nói tóm lại, việc góp vốn vào kinh doanh là một “cuộc chơi” mà người góp vốn phải dự liệu trước và chấp nhận rủi ro, khả năng bị lỗ và không phải cứ thích thì rút vốn được.
Về phần mình, trước mắt công ty nên có văn bản nói rõ quan điểm không thể hồi vốn cho ông A vì các cổ đông còn lại không ai nhận chuyển nhượng. Đó là chưa kể nếu ông A rút ra khỏi công ty thì sẽ không còn đủ điều kiện (số cổ đông) để tồn tại như là công ty cổ phần nữa mà phải chuyển sang thành công ty trách nhiệm hữu hạn. Một số ý trao đổi cùng anh. Thân mến.
Theo qui định tại Luật doanh nghiệp, về nguyên tắc cổ đông có quyền tự do chuyển nhượng cổ phần của mình cho người khác, trừ trường hợp là “cổ phần ưu đãi biểu quyết” và qui định tại khoản 5 Điều 84 Luật doanh nghiệp.
Cụ thể, khoản 5 Điều 84 qui định “ Trong thời hạn ba năm, kể từ ngày công ty được cấp Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh, cổ đông sáng lập có quyền tự do chuyển nhượng cổ phần phổ thông của mình cho cổ đông sáng lập khác, nhưng chỉ được chuyển nhượng cổ phần phổ thông của mình cho người không phải là cổ đông sáng lập nếu được sự chấp thuận của Đại hội đồng cổ đông. Sau thời hạn ba năm, kể từ ngày công ty được cấp Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh, các hạn chế đối với cổ phần phổ thông của cổ đông sáng lập đều được bãi bỏ”.
Đối chiếu với qui định trên, mặc dù anh không nói rõ là cổ phần của từng cổ đông (người góp vốn) bao nhiêu là cổ phần phổ thông, bao nhiêu là cổ phần ưu đãi (điều này được ghi rõ trong Điều lệ công ty) thì cũng có thể thấy là trong bối cảnh công ty mới thành lập được khoảng 1 năm, người (cổ đông) góp vốn 29% (tạm gọi là ông A) chưa thể rút vốn ra khỏi công ty nếu hai cổ đông còn lại (trong đó có anh) không đồng ý mua lại. Nếu ông A chủ động tìm được người bên ngoài công ty mua lại cổ phần của mình thì cũng chưa chắc bán hết được (nếu ông A có cổ phần thuộc các trường hợp hạn chế chuyển nhượng như nói ở trên).
Nói tóm lại, việc góp vốn vào kinh doanh là một “cuộc chơi” mà người góp vốn phải dự liệu trước và chấp nhận rủi ro, khả năng bị lỗ và không phải cứ thích thì rút vốn được.
Về phần mình, trước mắt công ty nên có văn bản nói rõ quan điểm không thể hồi vốn cho ông A vì các cổ đông còn lại không ai nhận chuyển nhượng. Đó là chưa kể nếu ông A rút ra khỏi công ty thì sẽ không còn đủ điều kiện (số cổ đông) để tồn tại như là công ty cổ phần nữa mà phải chuyển sang thành công ty trách nhiệm hữu hạn. Một số ý trao đổi cùng anh. Thân mến.
HÃY GỌI 1900 6280
ĐỂ NGHE LUẬT SƯ TƯ VẤN
Nội dung tư vấn trên website chỉ mang tính tham khảo, cần Luật sư tư vấn chi tiết quý khách vui lòng gọi 1900 6280
Những tin mới hơn
- Tính sai tiền lương gây thiệt hại cho công ty phải chịu trách nhiệm gì? (07/05/2018)
- Công ty phải làm gì khi sản phẩm của mình bị bêu xấu trên mạng xã hội? (07/05/2018)
- Công ty yêu cầu nhân viên đóng tiền ký quỹ khi sử dụng máy tính bảng (07/05/2018)
- Lấy hàng bán không trả tiền có được trừ nợ bằng cổ phần hay xử lý thế nào? (07/05/2018)
- Không đăng thông báo thành lập công ty có bị xử lý gì không? (07/05/2018)
- Sự khác nhau giữa Phân công công việc và Ủy quyền trong công ty (07/05/2018)
- Bố Mẹ có thể thay con còn nhỏ điều hành công ty TNHH? (07/05/2018)
- Cử người có trách nhiệm giữ con dấu công ty là những ai? (07/05/2018)
- Có được cho người lao động trong công ty vay tiền trả trước lương không? (07/05/2018)
- Thành viên góp vốn bất đồng vắng mặt khi phân chia lợi nhuận (07/05/2018)
Những tin cũ hơn
- Có được chuyển nhượng cổ phần khi mới thành lập công ty 1 tháng (07/05/2018)
- Bán toàn bộ Công ty cổ phần mới thành lập cho một cá nhân được không? (07/05/2018)
- Sáp nhập công ty TNHH vào Công ty cổ phần được thực hiện thế nào? (07/05/2018)
- Sáp nhập hay hợp nhất doanh nghiệp tư nhân với công ty TNHH thành một doanh nghiệp (07/05/2018)
- Chủ tịch Hội đồng quản trị tham gia quản lý điều thì ký loại hợp đồng nào? (07/05/2018)
- Thành viên có được chuyển nhượng vốn trong công ty hợp danh? (07/05/2018)
- Cổ đông không góp vốn đòi giải thể công ty được giải quyết thế nào? (07/05/2018)
- Giám đốc là người đại diện theo pháp luật rút khỏi công ty cổ phần? (07/05/2018)
- Công ty đòi lại tiền đặt cọc thuê nhà làm trụ sở bằng cách nào? (07/05/2018)
- Tại sao Doanh nghiệp tư nhân được thành lập có tư cách pháp nhân? (07/05/2018)
Trước hết Công ty Luật Bách Dương xin gửi tới quý khách hàng lời chào trân trọng nhất!Với khẩu hiệu "An toàn pháp lý - Nền tảng thành công!" Trong quá trình hoạt động chúng tôi đã nhận được nhiều sự tin tưởng từ các quý khách hàng trên phạm vi cả nước. Tuy nhiên một số thông tin chi tiết và các loại hình dịch vụ pháp lý được Công ty chúng tôi cung cấp thì không phải khách hàng nào cũng biết đến,...
Chi tiết
Việc đăng ký thành lập doanh nghiệp sẽ có sự thay đổi trong thành phần hồ sơ và nội dung của các mẫu đơn, tờ khai trong thời gian tới. Cụ thể:
- Về thành phần hồ sơ:
Bãi bỏ thành phần hồ sơ “Bản sao thẻ CCCD, giấy CMND,...
- Về thành phần hồ sơ:
Bãi bỏ thành phần hồ sơ “Bản sao thẻ CCCD, giấy CMND,...
Mẫu Văn Bản
-
Đơn thay đổi ý kiến không đồng ý với kết quả hòa giải của tòa án
-
Mẫu Đơn khởi kiện Đòi tiền đặt cọc thuê nhà
-
Đơn xin ly hôn thuận tình có yếu tố nước ngoài
-
Đơn kiện đòi tiền nợ theo hợp đồng
-
Đơn kiện đòi tài sản và quyền kinh doanh theo giấy phép
-
Đơn kiện đòi tài sản đã cho mượn.
-
Đơn kiện đòi quyền sử dụng đất
-
Đơn kiện đòi nợ theo xác nhận công nợ